Monday, October 31, 2016

Bài học. Thứ Hai ngày 31-10-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  TT Giác Đẳng

Chương Một Pháp
XIV. Phẩm Người Tối Thắng

1-13 Nữ Ðệ Tử Tỷ Kheo Ni

1. Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni đã lâu ngày của Ta, tối thắng là Màhàpàjapati Gotamì.

2. Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni của Ta đại trí tuệ, tối thắng là Khemà.

3. Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni  của Ta đầy đủ thần thông, tối thắng là Uppalavannà.

4. Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni  của Ta trì Luật, tối thắng là Patàcàrà.

5. Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni  của Ta thuyết pháp, tối thắng là Dhammadinnà.

6. Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni  của Ta tu Thiền, tối thắng là Nandà.

7. Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni  của Ta tinh cần tinh tấn, tối thắng là Sonà.

8. Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni  của Ta thiên nhãn, tối thắng là Sakulà.

9. Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni  của Ta có thắng trí mau lẹ, tối thắng là Bhaddà Kundalakesà.

10. Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni  của Ta. nhớ đến các thời quá khứ, tối thắng là Bhaddà Kapilànì.

11.Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni  của Ta đã chứng đạt đại thắng trí, tối thắng là Bhaddà Kaccana.

12. Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni  của Ta mang thô y, tối thắng là Kisàgotami.

13. Trong các vị nữ đệ tử Tỷ-kheo-ni của Ta, đầy đủ tin thắng giải, này các Tỷ-kheo, tối thắng là Sigalàmàtà.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận 1. Túc mạng minh có liên hệ gì đối với sự giác ngộ giải thoát? TT Giác Đẳng

Thảo luận 2. Có chăng những người sống trọn đạo vợ chồng không vì ái dục? TT Giác Đẳng

Thảo luận 3. Câu chuyện Ngài Maha Kassapa khi còn là thanh niên đã tạc một pho tượng mà về sau người nhà lại tìm được một thiếu nữ có ngoại hình như vậy; điều đó do đâu? ĐĐ Nguyên Thông 

Thảo luận 4. Người ta nói "lấy độc trị độc" thì người Phật tử có thể nói "lấy nghiệp trị nghiệp", "lấy ái trị ái" chăng? ĐĐ Nguyên Thông 

(V) (255) Lợi Ích Cho Gia Ðình 1.- Phàm những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, đạt đến sự lớn mạnh trong các tài sản, không được tồn tại lâu dài; tất cả đều do bốn sự kiện ấy hay là một trong những sự kiện này. Thế nào là bốn? Không tìm những gì đã mất; không sửa lại cái gì đã già yếu; ăn và uống quá độ; đặt ác giới nữ nhân, nam nhân trong địa vị tối thắng. Phàm những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, đạt đến sự lớn mạnh trong các tài sản, không được tồn tại lâu dài; tất cả đều do bốn sự kiện ấy hay là một trong những sự kiện này. Phàm những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, đạt đến sự lớn mạnh trong các tài sản, được tồn tại lâu dài; tất cả đều do bốn sự kiện ấy hay là một trong những sự kiện này. Thế nào là bốn? 2. Tìm những gì đã mất; sửa lại cái gì đã già yếu; ăn và uống không quá độ; đặt nữ nhân, nam nhân có giới trong địa vị tối thắng. Phàm những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, đạt đến sự lớn mạnh trong các tài sản, được tồn tại lâu dài; tất cả đều do bốn sự kiện ấy hay là một trong những. ĐĐ Nguyên Thông giảng


 III. Trắc Nghim
Trắc nghiệm 1. Điều nào sau đây là những dữ kiện lịch sử khi nói về cuộc đời thánh ni Bhadda Kapilànì? 
A. Thời điểm thành lập giáo đoàn tỳ kheo ni 
/ B. Sử liệu cuộc đời ngài Ma Ha Ca Diếp 
/ C. Một số điều luật liên quan tới giới luật tỳ kheo ni 
/ D. Cả ba câu trên đều đúng

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án Câu Số 1: D .

Trắc nghiệm 2. Trường hợp nào sau đây được tìm thấy trong kinh điển? 
A. Vợ chồng có thể cùng tạo cộng nghiệp thiện
 / B. Vợ chồng có thể cùng nhau trợ duyên vun bồi ba la mật hạnh
 / C. Vợ chồng có thể cùng trợ duyên giác ngộ giải thoát
 / D. Cả ba câu trên đều đúng

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án Câu Số 2 : D

Trắc nghiệm 3. Câu chuyện sau đây đề cập đến tương duyên vợ chồng cũng là tương duyên tu tập? 
A. Thái tử Sĩ Đạt Ta và Công chúng Da Du Đà la 
/ B. Tôn giả Mahà Kassapa và thánh ni Bhaddà Kapilànì 
/ C. Nàkulamàtà và Nàkulapità 
/ D. Cả ba câu trên đều đúng


ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án Câu Số 3 : D 


Sunday, October 30, 2016

Bài học. Chủ Nhật ngày 30-10-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Chương Bốn Pháp
XXVI. Phẩm Thắng Trí

(III) (253) Nhiếp Pháp

- Này các Tỷ-kheo, có bốn nhiếp này. Thế nào là bốn?

- Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.

Này các Tỷ-kheo, có bốn nhiếp pháp này.


II. Thảo Luận:   TTGiác Đẳng điều hợp.



 III. Trắc Nghim

Saturday, October 29, 2016

Bài học. Thứ Bảy ngày 29-10-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Pháp Tân

Chương Bốn Pháp
XXVI. Phẩm Thắng Trí

(II) (252) Tầm Cầu

- Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp phi Thánh cầu này. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình bị già, tầm cầu cái bị già; tự mình bị bệnh, tầm cầu cái bị bệnh; tự mình bị chết, tầm cầu cái bị chết; tự mình bị uế nhiễm, tầm cầu cái bị uế nhiễm.

Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp phi Thánh cầu này.

2. Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp Thánh cầu này. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình bị già, sau khi biết sự nguy hại của bị già, tầm cầu cái không bị già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị bệnh, sau khi biết sự nguy hại của bị bệnh, tầm cầu cái không bệnh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị chết, sau khi biết sự nguy hại của bị chết, tầm cầu cái không chết, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình uế nhiễm, sau khi biết sự nguy hại của uế nhiễm, tầm cầu cái không bị uế nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn.

Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp Thánh cầu này.


II. Thảo Luận:   TTGiác Đẳng điều hợp.



 III. Trắc Nghim

Thursday, October 27, 2016

Bài học. Thứ Sáu ngày 28-10-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín

Chương Bốn Pháp
XXVI. Phẩm Thắng Trí

(I) (251) Thắng Trí

- Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp này. Thế nào là bốn?

Này các Tỷ-kheo, có những pháp cần phải liễu tri với thắng trí; này các Tỷ-kheo, có những pháp cần phải đoạn tận với thắng trí; này các Tỷ-kheo, có những pháp cần phải tu tập với thắng trí; này các Tỷ-kheo, có những pháp cần phải chứng ngộ với thắng trí.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là những pháp cần phải liễu tri với thắng trí?

Năm thủ uẩn, này các Tỷ-kheo, những pháp này được gọi là những pháp cần phải liễu tri với thắng trí.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là những pháp cần phải đoạn tận với thắng trí?

Vô minh và hữu ái, này các Tỷ-kheo, những pháp này được gọi là những pháp cần phải đoạn tận với thắng trí.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là những pháp cần phải tu tập với thắng trí?

Chỉ và quán, này các Tỷ-kheo, những pháp này được gọi là những pháp cần phải tu tập với thắng trí.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là những pháp cần phải chứng ngộ với thắng trí?

Minh và giải thoát, này các Tỷ-kheo, những pháp này được gọi là những pháp cần phải chứng ngộ với thắng trí.

Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp này.


II. Thảo Luận:   TTGiác Đẳng điều hợp.



 III. Trắc Nghim

Bài học. Thứ Năm ngày 27-10-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Chương Bốn Pháp
XXV. Phẩm Sợ Hãi Phạm Tội

(IX) (249) Cách Thức Nói (3)

- Này các Tỷ-kheo, có bốn ngôn thuyết phi Thánh này. Thế nào là bốn?

- Thấy nói không thấy, nghe nói không nghe, cảm giác nói không cảm giác, tưởng tri nói không tưởng tri.

Này các Tỷ-kheo, có bốn ngôn thuyết phi Thánh này.

(X) (250) Cách Thức Nói (4)

- Này các Tỷ-kheo, có bốn ngôn thuyết bậc Thánh này. Thế nào là bốn?

- Thấy nói thấy, nghe nói nghe, cảm giác nói cảm giác, thức tri nói thức tri.

Này các Tỷ-kheo, có bốn ngôn thuyết bậc Thánh này.


II. Thảo Luận:   TTGiác Đẳng điều hợp.

Thảo luận 1. Trong bốn cách để cảm nhận sự thật: mục kích, nghe lại, cảm nhận và hiểu biết thì điều nào tương đối đưa chúng ta đến gần sự thật nhất? - TT Pháp Tân
Thảo luận 2. Tại sao một người cố tình nói sai sự thật thì làm hỏng sự tu tập bản thân? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 3. Khi mình giận ai khiến có lời nói quá đáng có xem là nói dối chăng? - TT Pháp Tân
Thảo luận 4. Nói dối do thói quen có tạo quả nặng như cố tình nói dối? - ĐĐ Pháp Tín



 III. Trắc Nghim
Trắc nghiệm 1. Một người tôn trọng sự thật nếu thấy điều gì đó - điều gây nhiều tranh luận - thì sẽ nói điều nào sau đây:
 A. Tôi chứng kiến tận mắt thì không thể sai được 
/ B. Tôi đã thấy như vậy chỉ biết nói lại những gì mình thấy 
/ C. Tôi có thấy nhưng bây giờ được biết là có vấn đề nên không biết sao 
/ D. Sự việc   xẩy ra thế nào khó ai biết được vì không đơn giản

TT Tuệ Quyn cho đáán câu 1 là D
TT Giác Đẳng cho đáp án câu 1 là B

Trắc nghiệm 2.  Câu nào sau đây được xem là phù hợp với Phật Pháp? 
A. Người muốn giác ngộ sự thật cần có khả năng nhìn nhận sự thật 
/ B. Chân thật là một trong mười Ba la mật hạnh
 / C. Chánh ngữ là một trong tám chi phần của bát thánh đạo

 / D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Pháp Tân cho đáp án câu 2 là D



Wednesday, October 26, 2016

Bài học. Thứ Tư ngày 26-10-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Chương Bốn Pháp
XXV. Phẩm Sợ Hãi Phạm Tội

(VI) (246) Trí Tuệ Tăng Trưởng

1.- Bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến trí tuệ tăng trưởng. Thế nào là bốn?

Thân cận bậc Chân nhân, nghe diệu pháp, như lý tác ý, thực hành pháp tùy pháp.

Bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến trí tuệ tăng trưởng.

2. Bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, giúp ích nhiều cho vị sanh ra làm người. Thế nào là bốn?

Thân cận bậc Chân nhân, nghe diệu pháp, như lý tác ý, thực hành pháp tùy pháp.

Bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, giúp ích nhiều cho vị sanh ra làm người.


II. Thảo Luận:   TTGiác Đẳng điều hợp.
Thảo luận  1. Phải chăng ngay cả một người có đức độ cũng nên "đem lòng cung kính một ai đó" ? TT Tuệ Quyền 

Thảo luận 2. Kiến thức quảng bác khác biệt gì với "nghe diệu pháp"? TT Pháp Tân 

Thảo luận 3. Người "khéo tác ý" có phải là người suy nghĩ nhiều? TT Pháp Đăng

Thảo luận 4. Với người Phật tử nếu trong giai đoạn nào đó không thực hành bất cứ điều nào theo Phật Pháp thì có thể gọi là cuộc sống rỗng không? - TT Giác Đẳng




 III. Trắc Nghim
Trắc nghiệm 1. Lòng quý kính các bậc thiện trí có lợi ích nào sau đây?
 A. Luôn tự khẳng định trong cuộc sống có giá trị tinh thần đáng quý
 / B. Không kiêu mạn chủ quan
 / C. Có chuẩn mực của đạo lý để noi theo
 / D. Cả ba câu trên đều đúng

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án Câu Số : D .

Trắc nghiệm 2. Người Phật tử cung kính pháp thể hiện điều nào sau đây? 
A. Hỏi pháp với tâm cung kính
 / B. Thường tham vấn Phật pháp khi có những nghi nan 
/ C. Hoan hỷ khi nghe được ý nghĩa thâm sâu của Phật Pháp
 / D. Cả ba câu trên

TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu Số 2: .D

Trắc nghiệm 3. Từ vựng nào sau đây không có cùng ý nghĩa với như lý tác ý? 
A. Chánh tư niệm
/ B. Chánh tư duy 
/ C. Khéo tác ý 
/ D. Nhận thức một cách tích cực

TTGiác Đẳng cho đáp án câu 3 là B

Trắc nghiệm 4. Người nào sau đây có thể gọi là người hành pháp và tuỳ pháp
A. Lúc thành công hay thất bại cũng không xa Phật Pháp 
/ B. Lúc khoẻ mạnh hay ốm đau cũng đều tu tập được 
/ C. Lúc hanh thông hay  nhiều trắc trở cũng giữ chánh kiến

 / D. Cả ba hạng người trên


ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án Câu Số4 : D .