Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
Chương Bốn Pháp
XXII. Phẩm Ô Uế
(VII) (217) Cách Thức Nói (1)
(Như kinh 213, các pháp được đề cập là không thấy nói thấy, không nghe nói nghe, không cảm giác nói có cảm giác, không thức tri nói có thức tri; không thấy nói không thấy, không nghe nói không nghe, không cảm giác nói không có cảm giác, không thức tri nói không có thức tri)
1.- Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là bốn?
Thành tựu với các pháp không thấy nói thấy, không nghe nói nghe, không cảm giác nói có cảm giác, không thức tri nói có thức tri.
Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.
2. Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời. Thế nào là bốn?
Thành tựu với từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo)
Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời.
II. Thảo Luận: Chư Tăng điều hợp.
Thảo luận 1. Bài học hom nay nói về pháp chân thật. Câu hỏi là một người tu sĩ nên nói thật như thế nào để không làm hại người khác như trường hợp thấy một người làm lỗi khi được hỏi nếu nói thật thì có hại cho người đó? ĐĐ Pháp TínThảo luận 2. Có trường hợp nào do sân mà người ta phạm vào nói dối không? - TT Pháp Tân
Thảo luận 3. Trong kinh có câu "có cảm giác nói không có cảm giác". Xin giải thích? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 4. Thí dụ một người nói "tôi nghe người đó nói như vậy nhưng không chắc". Đó là câu nói nước đôi nửa thật nửa giả thì câu nói này có coi là nói dối và có bị rơi vào địa ngục hay không? - TT Pháp Tân
III. Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment