Sunday, October 16, 2016

Bài học. Chủ Nhật ngày 16-10-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Chương Bốn Pháp
XXIV. Phẩm Nghiệp

(V) (235) Thánh Ðạo

- Này các Tỷ-kheo, có bốn nghiệp này được Ta chứng ngộ với thắng trí và tuyên thuyết. Thế nào là bốn?

Này các Tỷ-kheo, có nghiệp đen quả đen ... (như kinh 232)có nghiệp trắng quả trắng; có nghiệp đen trắng, quả đen trắng, có nghiệp không đen không trắng, quả không đen không trắng, nghiệp đưa đến đoạn diệt.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp không đen trắng, quả không đen trắng, nghiệp đưa đến đoạn diệt.

Ðây là chánh tri kiến ... chánh định.

Này các Tỷ-kheo, đây là nghiệp không đen trắng, quả không đen trắng, nghiệp đưa đến nghiệp đoạn diệt.

(VI) (236) Giác Chi

1.- Có bốn nghiệp này ... (như kinh 232.1)  Có bốn nghiệp này, này các Tỷ-kheo, đã được Ta chứng ngộ với thắng trí và thuyết giảng. Thế nào là bốn?

Này các Tỷ-kheo, có nghiệp đen quả đen; này các , có nghiệp trắng quả trắng; có nghiệp đen trắng, quả đen trắng, có nghiệp không đen không trắng, quả không đen không trắng, nghiệp đưa đến đoạn diệt.

2. Này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp đen quả đen? (như kinh 232.2)

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm thân hành có tổn hại, làm khẩu hành có tổn hại, làm ý hành có tổn hại. Người ấy, do làm thân hành có tổn hại, do làm khẩu hành có tổn hại, do làm ý hành có tổn hại, sanh ra ở thế giới có tổn hại. Do người ấy sanh ra ở thế giới có tổn hại, các cảm xúc có tổn hại được cảm xúc. Người ấy được cảm xúc với những cảm xúc có tổn hại, nên cảm thọ những cảm thọ có tổn hại, thuần nhất khổ, như những chúng sanh trong địa ngục. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là nghiệp đen quả đen.

3. Này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp trắng quả trắng? (như kinh 232.3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm thân hành không có tổn hại, làm khẩu hành không có tổn hại, làm ý hành không có tổn hại. Người ấy, do làm thân hành không có tổn hại, do làm khẩu hành không có tổn hại, do làm ý hành không có tổn hại, sanh ra ở thế giới không có tổn hại. Do người ấy sanh ra ở thế giới không có tổn hại, các cảm xúc không có tổn hại được cảm xúc. Người ấy được cảm xúc với những cảm xúc không có tổn hại, nên cảm thọ những cảm thọ không có tổn hại, thuần nhất lạc, như chư Thiên ở Biến Tịnh Thiên. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là nghiệp trắng quả trắng.

4. Này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp đen trắng quả đen trắng? (như kinh 232.4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm thân hành có tổn hại và không tổn hại, làm khẩu hành có tổn hại và không tổn hại, làm ý hành có tổn hại và không tổn hại. Người ấy, do làm thân hành có tổn hại và không tổn hại, do làm khẩu hành có tổn hại và không tổn hại, do làm ý hành có tổn hại và không tổn hại, sanh ra ở thế giới có tổn hại và không tổn hại. Do người ấy sanh ra ở thế giới có tổn hại và không tổn hại, các cảm xúc có tổn hại và không tổn hại được cảm xúc. Người ấy được cảm xúc với những cảm xúc có tổn hại và không tổn hại, nên cảm thọ những cảm thọ có tổn hại và không tổn hại, xen lẫn, pha trộn lạc và khổ. Ví như một số người và chư Thiên, một số chúng sanh ở các đọa xứ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là nghiệp đen trắng quả đen trắng.

5. Này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp không đen trắng, quả không đen trắng, nghiệp đưa đến nghiệp đoạn diệt?

Niệm giác chi, trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, hỷ giác chi, khinh an giác chi, định giác chi, xả giác chi.

Này các Tỷ-kheo, đây là nghiệp không đen trắng, quả không đen trắng, nghiệp đưa đến nghiệp đoạn diệt.

Này các Tỷ-kheo, có bốn loại nghiệp này, đã được Ta chứng ngộ với thắng trí và tuyên thuyết.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận 1. Khi định nghĩa nghiệp đen và nghiệp trắng, Đức Phật dùng mệnh đề " có tổn hại và không tổn hại" điều nầy mang ý nghĩa thế nào? TT Tuệ Siêu 
Thảo luận 2. Chữ nghiệp được trong Phật pháp chỉ đặt trọng tâm vào chủ tâm tạo tác hay bao gồm trọn vẹn sự việc đã làm? TT Tuệ Siêu 
Thảo luận 3. Mệnh đề "có tổn hại hay không tổn hại " trong bài kinh nầy có phải nói về tổn hại hay không tổn hại đối với tha nhân và bản thân? (có những nghiệp tạo nên bởi phiền não nhưng không có ý gây hại cho chúng sanh khác) TT Tuệ Siêu 
Thảo luận 4. Hành động của các vị A La Hán "không tạo nghiệp" hay là "nghiệp không trắng không đen kết quả không đen không trắng"?TT Tuệ Siêu 
Thảo luận 5. Có chuyện kể "Ngài Xá Lợi Phất hồi hướng phước cho người mẹ trong quá khứ" nếu hiểu chính xác thì như thế nào?TT Tuệ Siêu 



 III. Trắc Nghim

No comments:

Post a Comment