Tuesday, October 4, 2016

Bài học. Thứ Ba ngày 4-10-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Quyền

Chương Bốn Pháp
XXI. Phẩm Bậc Chân Nhân
(II) (202) Người Có Lòng Tin

1.- Và này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Thầy về người không Chân nhân và người không Chân nhân hơn cả người không Chân nhân; về bậc Chân nhân và bậc Chân nhân còn hơn cả bậc Chân nhân. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế tôn nói như sau:

2.- Này các Tỷ-kheo, thế nào là người không Chân nhân?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người không có lòng tin, không có xấu hổ, không có sợ hãi, nghe ít, biếng nhác, thất niệm, liệt tuệ.

Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là người không Chân nhân.

3. Này các Tỷ-kheo, thế nào là người không Chân nhân còn hơn cả người không Chân nhân?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình không tin và khích lệ người khác không tin; tự mình không xấu hổ và khích lệ người khác không xấu hổ; tự mình không sợ hãi và khích lệ người khác không sợ hãi; tự mình nghe ít và khích lệ người khác nghe ít; tự mình biếng nhác và khích lệ người khác biếng khác; tự mình thất niệm và khích lệ người khác thất niệm; tự mình liệt tuệ và khích lệ người khác liệt tuệ.

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là gọi là người không Chân nhân còn hơn cả người không Chân nhân.

4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc Chân nhân?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người có lòng tin, có xấu hổ, có sợ hãi, nghe nhiều, siêng năng tinh cần, có niệm, có trí tuệ.

Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là bậc Chân nhân.

5. Này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc Chân nhân còn hơn cả bậc Chân nhân?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình đầy đủ lòng tin, còn khích lệ người khác có đầy đủ lòng tin; tự mình có xấu hổ và khích lệ người khác có xấu hổ; tự mình có sợ hãi và khích lệ người khác có sợ hãi; tự mình nghe nhiều và khích lệ người khác nghe nhiều; tự mình siêng năng tinh cần và khích lệ người khác siêng năng tinh cần; tự mình chánh niệm và khích lệ người khác chánh niệm; tự mình có trí tuệ và khích lệ người khác có trí tuệ.

Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là gọi là bậc Chân nhân còn hơn cả bậc Chân nhân.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận  1. Người tu tập có nên bận tâm với với nghĩ "ta là ai"? TT Tuệ Siêu 
Thảo luận 1b. Như vậy một người tu tập có nên bận tâm với ý nghĩ: mình là chân nhân hay phi chân nhân? TT Tuệ Siêu 
Thảo luận 2. Một người biết một việc làm là tà  vẫn khuyến khích người khác làm có khác biệt gì với người không biết đó là tà vạy nên khuyến khích người khác làm? TT Pháp Tân 
Thảo luận  3. Một người biết giá trị của chánh pháp nhưng muốn  "giữ riêng" không chia sẻ với người khác (bỏn xẻn pháp) thì có tạo nghiệp bất thiện chăng? TT Tuệ Siêu 
_Thảo luận 4. Làm thế nào để tác động ý muốn hướng thiện và hướng thượng? TT Tuệ Quyền 



 III. Trắc Nghim
Trắc nghiệm 1. Cách nhìn vào bản thân nào sau đây thích hợp với hành giả tu tập? 
A. So với người khác mình tốt hơn
 / B. Y cứ vào lời Phật dạy thì bản thân còn tạo nhiều nghiệp bất thiện 
/ C. Mình tốt hơn ngày hôm qua 
/ D. Nhân vô thập toàn. Làm người ai cũng giống nhau

TT Pháp Đăng cho đáp án Câu Số 1 : B .

_Trắc nghiệm  2. Điều nào dưới đây được tìm thấy trong Tam Tạng Pali?
A. Chấp chặt tà kiến khiến chúng sanh sanh vào địa ngục 
/ B. Chia sẻ tri kiến chân chánh là nghiệp lành nhân sanh làm người có nhiều trí tuệ /C. Vui theo ác nghiệp, khuyến khích người khác làm ác thì tệ hơn cả người làm ác / D. Cả ba câu trên đều đúng

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án Câu Số 2: . D .

Trắc nghiệm 3. Câu nào sau đây có thể gọi là đúng theo lời Phật dạy? 
A. Những gì chấp trì khiến thiện pháp tăng trưởng, ác pháp giảm thiểu là điều nên tiếp tục 
/ B. Những gì khiến mình hoan hỷ thì nên làm; trái lại, những gì khíên mình không hoan hỷ thì đừng làm 
/ C. Những gì được đa số đồng tình thì nên làm; ngược lại, cái gì đa số chỉ trích thì đừng làm 
/ D. Ba câu trên đều đúng


TT Giác Đẳng cho đáp án Câu Số 3: A 



No comments:

Post a Comment