Sunday, November 6, 2016

Bài học. Chủ Nhật ngày 6-11-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Chương Bốn Pháp
XXVI. Phẩm Thắng Trí

(X) (260) Hành Ðộng

1. - Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu si, không thông minh, không là bậc Chân nhân, tự mình xử sự như kẻ bị mất gốc, không sinh lực, có tội, bị người trí quở trách, tạo nhiều vô phước. Thế nào là bốn?

Với thân nghiệp có tội, với khẩu nghiệp có tội, với ý nghiệp có tội, với tri kiến có tội.

Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu si, không thông minh, không là bậc Chân nhân, tự mình xử sự như kẻ bị mất gốc, không sinh lực, có tội, bị người trí quở trách, tạo nhiều vô phước.

2. Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, bậc Hiền trí, thông minh, là bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như người mất gốc, có sinh lực, không có tội, không bị người trí quở trách, và tạo nhiều phước đức. Thế nào là bốn?

Với thân nghiệp không có tội, với ngữ nghiệp không có tội, với ý nghiệp không có tội, với tri kiến không có tội.

Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, bậc Hiền trí, thông minh, là bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như người mất gốc, có sinh lực, không có tội, không bị người trí quở trách, tạo nhiều phước đức.


II. Thảo Luận:   TTGiác Đẳng điều hợp.
Thảo luận 1. Từ ngữ mất gốc (khata) ở đây nên hiểu thế nào? TT Pháp Tân 
Thảo luận 2. Chữ upahata (ở đây dịch là không có sinh lực) có thể được dịch là tự mình tổn hại, tổn đức? TT Pháp Đăng
 Thảo luận 3. "Bị người thiện trí quở trách (sānuvajjo viññūnaṃ) điều nầy có ý nghĩa thế nào với người Phật tử? ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 4. Tại sao đã có từ "có tội, đáng khiển trách (sàvajjo) lại còn có thêm điều  "Bị người thiện trí quở trách (sānuvajjo viññūnaṃ)"? ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 5: "Tích tập nhiều điều phi công đức (bahuñca apuññaṃ pasavati)" được nhận thức ra sao trong đời sống hằng ngày? TT Pháp Tân 




 III. Trắc Nghim

No comments:

Post a Comment