Tuesday, November 8, 2016

Bài học. Thứ Ba ngày 8-11-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Quyền

Chương Bốn Pháp
XXVI. Phẩm Thắng Trí

(I) (261) Chấp Nhận (1)

1.- Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là với bốn pháp?

Tự mình sát sanh, khích lệ người khác sát sanh, chấp nhận sát sanh và tán thán sát sanh.

Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.

2.- Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời. Thế nào là với bốn pháp?

Tự mình từ bỏ sát sanh, khích lệ người khác từ bỏ sát sanh, chấp nhận từ bỏ sát sanh và tán thán từ bỏ sát sanh.

Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời.

(II) (262) Chấp Nhận (2)

(Như trên, pháp ở đây là "lấy của không cho và từ bỏ lấy của không cho").

(III) (263) Chấp Nhận (3)

(Như trên, pháp ở đây là "tà hạnh trong các dục và từ bỏ tà hạnh trong các dục").

(IV) (264) Chấp Nhận (4)

(Như trên, pháp ở đây là "nói láo và từ bỏ nói láo").

(V) (265) Chấp Nhận (5)

(Như trên, pháp ở đây là "tự mình nói hai lưỡi và từ bỏ nói hai lưỡi").

(VI) (266) Chấp Nhận (6)

(Như trên, pháp ở đây là "tự mình nói lời thô ác và từ bỏ nói lời thô ác").

(VII) (267) Chấp Nhận (7)

(Như trên, pháp ở đây là "tự mình nói lời phù phiếm và từ bỏ nói lời phù phiếm").

(VIII) (268) Chấp Nhận (8)

(Như trên, pháp ở đây là "tự mình tham dục và tự mình không tham dục").

(IX) (269) Chấp Nhận (9)

(Như trên, pháp ở đây là "tự mình có tâm sân hận và tự mình không có tâm sân hận").

(X) (270) Chấp Nhận (10)

1.- Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là với bốn pháp?

Tự mình có tà kiến, khích lệ người khác có tà kiến, chấp nhận tà kiến và tán thán tà kiến.

Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.

2.- Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời. Thế nào là với bốn pháp?

Tự mình có chánh kiến, khích lệ người khác có chánh tri kiến, chấp nhận chánh tri kiến và tán thán chánh tri kiến.

Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời.

II. Thảo Luận:   TTGiác Đẳng điều hợp.

Thảo luận 1. Chữ "nghiệp đạo - kammapatha" ở đây có ý nghĩa thế nào? TT Pháp Tân 
Thảo luận 2. Chấp nhận (samanuñña) ác hạnh ở trong bài kinh nầy là thái độ từ tà kiến? từ sự nhẫn tâm? từ sự tham cầu? TT Tuệ Quyền
Thảo luận 3. Chữ xúi dục (samādapeti) (trong bản dịch dùng chữ khích lệ) khác biệt với khen ngợi (vaṇṇaṃ bhāsati) thế nào?
Thảo luận 4. Chữ niraya (dịch là địa ngục) và chữ sagga (dịch là cõi trời) trong bài kinh nầy có đồng nghĩa với "cảnh giới khổ đau" và "cảnh giới an lạc" chăng?


 III. Trắc Nghim
Trắc nghiệm 1. Nội dung bài học hôm nay bao gồm điều nào dưới đây? 
A. Hành động có chủ tâm
/ B. Hành động tạo quả /
 C. Quả lớn nhất của ác nghiệp là dẫn vào địa ngục 
/ D. Cả ba điều trên 

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án Câu Số 1 :  D


No comments:

Post a Comment