Thursday, November 17, 2016

Bài học. Thứ Năm ngày 17-11-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Chương Năm Pháp
II. Phẩm Sức Mạnh

(II) (12) Nóc Nhọn

1. - Này các Tỷ-kheo, có năm sức mạnh này của bậc hữu học. Thế nào là năm?

2. Tín lực, tàm lực, quý lực, tinh tấn lực, tuệ lực. Này các Tỷ-kheo, có năm sức mạnh này của bậc Hữu học. Trong năm sức mạnh của bậc Hữu học này, này các Tỷ-kheo, cái này là tối thượng, cái này là tổng nhiếp, cái này là tổng thâu tóm, tức là tuệ lực.

3. Ví như, này các Tỷ-kheo, với ngôi nhà có nóc nhọn, cái này là tối thượng, cái này là tổng nhiếp, cái này là tổng thâu tóm, tức là cái nóc. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, trong năm sức mạnh này của bậc hữu học, cái này là tối thượng, cái này là tổng nhiếp, cái này là tổng thâu tóm, tức là tuệ lực. Do vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải học tập như sau:

4. "Tôi sẽ thành tựu tín lực, được gọi là hữu học lực. Tôi sẽ thành tựu lực, được gọi là hữu học lực. Tôi sẽ thành tựu quý lực... tinh tấn lực... tuệ lực, được gọi là hữu học lực." Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận 1. Người thành tựu niềm tin ở Tam Bảo phải chăng cần hiều rõ ân đức của Tam Bảo (Itipi so ..., Swàkkhato ...; Supatipanno...) TT Tuệ Siêu 
Thảo luận 1b. Tăng có hai là Savaka sangho (thánh đệ tử) và Bhikkhu sangha (tỳ kheo Tăng). Phải chăng Savaka sangha bao gồm tất cả bậc thánh không phân nam, nữ, xuất gia, tại gia, chư thiên, nhân loại? TT Tuệ Siêu 
Thảo luận 1c. Phải chăng Bhikkhu Sangha (tỳ kheo Tăng) ở đây chỉ cho cả hai tỳ kheo và tỳ kheo ni? TT Tuệ Siêu 
Thảo luận 1d. Phải chăng trên một phương diện nào đó thì theo tam tạng Pali thì tăng bảo và pháp bảo thường trụ nhưng không thể nói Phật bảo là thường trụ? TT Tuệ Siêu
 Thảo luận 2. Chữ hiri thường được dịch là "tàm" có giống với ý nghĩa của chữ "lương tâm" chăng? - TT Pháp Tân
Thảo luận 3. Chữ octappa thượng được dịch là 'quý hay uý" có thể hiểu là "nghiêm cẩn" chăng? TT Tuệ Quyền
Thảo luận 4. Tấn lực thường hiểu theo bốn chánh cần khác biệt gì với "trạch pháp giác chi"? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 5. Trí tuệ pháp sanh từ pháp hành khác gì với pháp học? - ĐĐ Nguyên Thông



 III. Trắc Nghim

No comments:

Post a Comment