Friday, March 31, 2017

Bài học. Thứ Sáu ngày 31-3-2017

Kinh Tăng Chi B 

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín


Chương Năm Pháp
XVI. Phẩm Diệu Pháp

(IX) (159) Tôn Guả Udàyi

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Kosambì, tại khu vườn Ghosita. Lúc bấy giờ, Tôn giả Udàyi có hội chúng cư sĩ đông đảo đoanh vây đang ngồi thuyết pháp. Tôn giả Ananda thấy Tôn giả Udàyi có hội chúng đông đảo đoanh vây đang ngồi thuyết pháp, sau khi thấy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, Tôn giả Udàyi có hội chúng cư sĩ đông đảo đoanh vây đang ngồi thuyết pháp.

- Này Ananda, thật không dễ gì để thuyết pháp cho các người khác. Ðể thuyết pháp cho các người khác, này Ananda, sau khi nội tâm an trú được năm pháp, mới nên thuyết pháp cho các người khác. Thế nào là năm?

2. "Ta sẽ thuyết pháp tuần tự", thuyết pháp cho người khác cần phải suy nghĩ như vậy. "Ta sẽ thuyết với mắt nhìn vào pháp môn", thuyết pháp cho người khác cần phải suy nghĩ như vậy. "Ta sẽ thuyết vì lòng từ mẫn", thuyết pháp cho người khác cần phải suy nghĩ như vậy. "Ta sẽ thuyết pháp, không phải vì tài vật", thuyết pháp cho người khác cần phải suy nghĩ như vậy. "Ta sẽ thuyết pháp, không làm thương tổn cho mình và cho người". Thuyết pháp cho người khác cần phải suy nghĩ như vậy.

- Này Ananda, thật không dễ gì để thuyết pháp cho các người khác. Ðể thuyết pháp cho các người khác, này Ananda, sau nội tâm an trú được năm pháp, mới nên thuyết pháp cho các người khác.



 II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng Điều Hành
 


 III. Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Câu nào sau đây gần với ý nghĩa "Thuyết pháp tuần tự" ?
 A. Thuyết pháp với ngôn ngữ văn hoa /
 B. Thuyết pháp "có đầu có đuôi" /
 C. Thuyết pháp đi thẳng vào những điểm cao siêu / 
D. Thuyết pháp không ngại "trung ngôn nghịch nhĩ"

TT Pháp Tân cho đáp án câu 1 là B

Trắc nghiệm 2. Câu nào sau đây gần với ý nghĩa "Ta sẽ thuyết có luận điểm rõ ràng" mang ý nghĩa nào sau đây?
 A. Lời trình bày hợp với nhân quả / 
B. Lời trình bày hợp với lý luận /
 C. Lời trình bày làm sáng những điểm chính /
 D. Cả ba câu trên

TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu Số 2 : .D . 

Trắc nghiệm 3.  Câu nào sau đây gần với ý nghĩa "thuyết vì lòng từ mẫn"?
 A. Thuyết pháp vì sự lợi ích cho người nghe /
 B. Thuyết pháp để trình bày điều mình nghĩ là hay /
 C. Thuyết pháp theo xu thế thời thượng /
 D. Thuyết pháp khẳng định lập trường

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án Câu Số 3: A .

Trắc nghiệm 4. Câu nào sau đây gần với ý nghĩa "thuyết pháp không vì tài vật"? 
A. Vị pháp sư cứ nói những gì mình thích, người nghe vui hay không không thành vấn đề 
/ B. Thuyết pháp không vì mục đích nhận được cúng dường /
 C. Thuyết pháp không khuyến khích bố thí /
 D. Thuyết pháp không mang mục đich gì

TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu Số 4: B

 Trắc nghiệm 5. Điều nào sau đây nằm trong ý nghĩa " thuyết pháp không tổn thương mình và người"? 
A. Không nói những điều gây phản cảm đối với văn hoá, xã hội /
 B. Không nói những gì chỉ với ý đã kích /
 C. Không nói những gì khiến người nghe lầm tưởng rồi chấp trì tà kiến như mê tín.. /
 D. cả ba câu trên dều đúng


TT Pháp Tân cho đáp án Câu Số 5: D

Thursday, March 30, 2017

Bài học. Thứ Năm ngày 30-3-2017

Kinh Tăng Chi B 

Giảng Sư: TT Tuệ Quyền

Chương Năm Pháp
XVI. Phẩm Diệu Pháp

VIII (158) Sợ Hãi

1. - Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo rơi vào trong sợ hãi. Thế nào là năm?

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có lòng tin, giữ ác giới, nghe ít, biếng nhác và ác tuệ.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo rơi vào trong sợ hãi.

3. Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có sợ hãi. Thế nào là năm?

4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có lòng tin, có giới, có nghe nhiều, tinh cần tinh tấn, có trí tuệ.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có sợ hãi.



 II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng Điều Hành
Thảo luận 1. Có những kẻ bạo ác như Adolf Hitler, Saddam Hussein .. luôn luôn có những lo sợ về an toàn hay địa vị cá nhân. Nỗi lo sợ đó có giống với điều được đề cập trong bài kinh nầy không? - TT Pháp Tân
Thảo luận 2. Phải chăng sự tự tin hay thanh thản trong cuộc sống theo Phật Pháp đến thiện pháp của bản thân hơn là "sự bảo đảm" nào đó như lá số tử vi tốt, có người bảo hộ tốt ..? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 3. Phải chăng kinh nghiệm thực tế cho thấy những người tu tập thiện pháp dần dà có được sự tự tin lớn mạnh theo thời gian? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 4. Phải chăng huân tu thiện pháp là phương thức "trị liệu tâm lý" tốt nhất cho người muốn ổn định nội tâm? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 5. TT Giác Đẳng tóm tắt phần thảo luận


 III. Trắc Nghiệm

Wednesday, March 29, 2017

Bài học. Thứ Tư ngày 29-3-2017

Kinh Tăng Chi B 

Giảng Sư: TT Pháp Đăng


Chương Năm Pháp
XVI. Phẩm Diệu Pháp

(VII) (157) Ác Thuyết

1. - Lời nói của năm hạng người, này các Tỷ-kheo, là ác thuyết, khi có sự đối chứng giữa người và người. Thế nào là năm?

2. Nói về tín với người không tin, này các Tỷ-kheo, là ác thuyết; nói về giới với người ác giới là ác thuyết; nói về nghe nhiều với người nghe ít là ác thuyết; nói về bố thí với người xan tham là ác thuyết; nói về trí tuệ với người ác tuệ là ác thuyết. Và này các Tỷ-kheo, tại sao nói về tín với người không tin là ác thuyết?

3. Người không tin, này các Tỷ-kheo, khi được nói về lòng tin liền tức tối, phẫn nộ, hiềm khích, mất bình tĩnh, biểu lộ phẫn nộ, sân hận, phiền muộn. Vì sao? Vì rằng vị ấy không thấy tự mình có đầy đủ lòng tin, do nhân duyên ấy, không có hỷ và hân hoan. Do vậy, nói về tín với người không có lòng tin là ác thuyết. Và này các Tỷ-kheo, tại sao nói về giới với người ác giới là ác thuyết?

4. Người ác giới, này các Tỷ-kheo, khi được nói về giới liền tức tối, phẫn nộ...Vì sao? Vì rằng vị ấy không thấy tự mình có đầy đủ giới, do nhân duyên ấy, không có hỷ và hân hoan. Do vậy, nói về giới với người ác giới là ác thuyết. Và này các Tỷ-kheo, tại sao nói về nghe nhiều với người nghe ít là ác thuyết?

5. Người nghe ít, này các Tỷ-kheo, khi được nói đến nghe nhiều liền tức tối, phẫn nộ...Vì sao? Vì rằng vị ấy không thấy tự mình có đầy đủ nghe nhiều, do nhân duyên ấy, không có hỷ và hân hoan. Do vậy, nói về nghe nhiều với người nghe ít là ác thuyết. Và này các Tỷ-kheo, tại sao nói về bố thí với người xan tham là ác thuyết?

6. Người xan tham, này các Tỷ-kheo, khi được nói về bố thí liền tức tối, phẫn nộ...Vì sao? Vì rằng vị ấy không thấy tự mình có đầy đủ bố thí, do nhân duyên ấy, không có hỷ và hân hoan. Do vậy, nói về bố thí với người xan tham là ác thuyết. Và này các Tỷ-kheo, tại sao nói về tuệ với người ác tuệ là ác thuyết?

7. Người ác tuệ, này các Tỷ-kheo, khi được nói đến trí tuệ liền tức tối, phẫn nộ...Vì sao? Vì rằng vị ấy không thấy tự mình có đầy đủ trí tuệ, do nhân duyên ấy, không có hỷ và hân hoan. Do vậy, nói về trí tuệ với người ác tuệ là ác thuyết.

Lời nói của năm hạng người này là ác thuyết, khi có sự đối chứng giữa người và người.

8. Lời nói của năm hạng người này là thiện thuyết, khi có sự đối chứng giữa người và người. Thế nào là năm?

9. Thuyết về tín cho người có lòng tin, này các Tỷ-kheo, là thiện thuyết; thuyết về giới cho người giữ giới là thiện thuyết; thuyết về nghe nhiều cho người nghe nhiều là thiện thuyết; thuyết về bố thí cho người bố thí là thiện thuyết; thuyết về trí tuệ cho người trí tuệ là thiện thuyết. Và này các Tỷ-kheo, tại sao thuyết về lòng tin cho người có lòng tin là thiện thuyết?

10. Người có lòng tin, này các Tỷ-kheo, khi được nói đến lòng tin thì không tức tối, không phẫn nộ, không hiềm khích, không mất bình tĩnh, không biểu lộ phẫn nộ, sân hận, phiền muộn. Vì sao? Vì rằng vị ấy thấy tự mình có đầy đủ lòng tin, do nhân duyên ấy, có hỷ và hân hoan. Do vậy, nói về tín với người có lòng tin là thiện thuyết. Và này các Tỷ-kheo, tại sao nói về giới cho người giữ giới là thiện thuyết?

11. Người giữ giới, này các Tỷ-kheo, khi được nói đến về giới thì không tức tối, không phẫn nộ, không hiềm khích, không mất bình tĩnh, không biểu lộ phẫn nộ, không sân hận, không phiền muộn. Vì sao? Vì rằng vị ấy thấy tự mình có đầy đủ giới, do nhân duyên ấy, có hỷ và hân hoan. Do vậy, nói về giới với người có giữ giới là thiện thuyết. Và này các Tỷ-kheo, tại sao nói về nghe nhiều cho người nghe nhiều là thiện thuyết?

12. Người nghe nhiều, này các Tỷ-kheo, khi được nói đến nghe nhiều thì không tức tối, không phẫn nộ, không hiềm khích...không phiền muộn. Vì sao? Vì rằng vị ấy thấy tự mình có nghe nhiều, do nhân duyên ấy, có hỷ và hân hoan. Do vậy, nói về nghe nhiều với người có nghe nhiều là thiện thuyết. Và này các Tỷ-kheo, tại sao nói về bố thí cho người bố thí là thiện thuyết?

13. Người bố thí, này các Tỷ-kheo, khi được nói đến bố thí thì không tức tối, không phẫn nộ, không hiềm khích...không phiền muộn. Vì sao? Vì rằng vị ấy thấy tự mình có bố thí, do nhân duyên ấy, có hỷ và hân hoan. Do vậy, nói về bố thí với người có bố thí là thiện thuyết. Và này các Tỷ-kheo, tại sao nói về trí tuệ cho người có trí tuệ là thiện thuyết?

14. Người trí tuệ, này các Tỷ-kheo, khi được nói đến trí tuệ thì không tức tối...không phiền muộn. Vì sao? Vì rằng vị ấy thấy tự mình có trí tuệ, do nhân duyên ấy, có hỷ và hân hoan. Do vậy, nói về trí tuệ với người có trí tuệ là thiện thuyết.

Lời thuyết của năm hạng người này, này các Tỷ-kheo, là thiện thuyết khi có sự đối chứng giữa người và người.



 II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng Điều Hành
Thảo luận 1. Thuyết pháp cho hội chúng và thuyết pháp cho cá nhân có những khác biệt quan trọng nào? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 2. Thuyết pháp cho người "tu phước" và thuyết pháp cho người "tu huệ" khác biệt thế nào? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 3. Giới tính khác biệt của người nghe có cần được lưu tâm khi thuyết pháp? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 4. Nên theo khuynh hướng tu tập "đều tay" ( Năm pháp tín, giới, đa văn, thí, tuệ pháp nào cũng chuộng hoặc ít hoặc nhiều) hay nên tập trung vào một pháp chuyên biệt? - TT Pháp Tân
Thảo luận 5. TT Giác Đẳng tóm tắt phần thảo luận


 III. Trắc Nghiệm

Tuesday, March 28, 2017

Bài học. Thứ Ba ngày 28-3-2017

Kinh Tăng Chi B 

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu


Chương Năm Pháp
XVI. Phẩm Diệu Pháp

(VI) (156) Diệu Pháp Hỗn Loạn (3)

1. - Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp hỗn loạn và biến mất. Thế nào là năm?

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo học thuộc lòng kinh điển bị nắm giữ sai lạc, với những văn cú đặt sai lầm. Này các Tỷ-kheo, với văn cú đặt sai lầm, ý nghĩa bị hướng dẫn sai lạc. Ðây là pháp thứ nhất, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp hỗn loạn và biến mất.

3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo là những người khó nói, đầy đủ những tánh khiến họ trở thành khó nói, khó kham nhẫn, không cung kính đón nhận khi được giảng dạy. Ðây là pháp thứ hai, này các Tỷ-kheo, khiến diệu pháp hỗn loạn và biến mất.

4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, đối với các Tỷ-kheo nghe nhiều, Thánh giáo được trao truyền, là bậc trì Pháp, trì Luật, trì Toát yếu, các vị ấy không cẩn trọng để cho các người khác nói pháp. Do duyên này của họ, Khế kinh như bị đứt gốc, không còn là chỗ nương tựa. Ðây là pháp thứ ba, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp hỗn loạn và biến mất.

5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo trưởng lão là những vị sống đầy đủ, biếng nhác, dẫn đầu trong thối đọa, từ bỏ gánh nặng viễn ly, không có hăng hái tinh tấn để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Và quần chúng về sau sẽ đi theo tri kiến của họ. Họ cũng sẽ trở thành những người sống đầy đủ, biếng nhác, dẫn đầu trong thối đọa, từ bỏ gánh nặng viễn ly, sẽ không hăng hái tinh tấn để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Ðây là pháp thứ tư, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp hỗn loạn và biến mất.

6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, chúng Tăng bị chia rẽ. Khi chúng Tăng bị chia rẽ, này các Tỷ-kheo, có sự mắng nhiếc lẫn nhau, có sự đấu khẩu lẫn nhau, có sự thanh trừng lẫn nhau, có sự tẩn xuất lẫn nhau. Ai không có tịnh tín không tìm được tịnh tín, và những ai có tịnh tín có thể đổi khác. Ðây là pháp thứ năm, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp hỗn loạn và biến mất.

Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp hỗn loạn và biến mất.

7. Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp an trú, không hỗn loạn, không biến mất. Thế nào là năm?

8. Ở đây, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo học thuộc lòng kinh điển được nắm giữ tốt đẹp, với những văn cú được phối trí chơn chánh và ý nghĩa được hướng dẫn chơn chánh. Ðây là pháp thứ nhất, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp an trú, không hỗn loạn, không biết mất.

9. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo là những người dễ nói, dễ kham nhẫn, cung kính đón nhận khi được giảng dạy. Ðây là pháp thứ hai, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp an trú, không hỗn loạn, không biến mất.

10. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, đối với các Tỷ-kheo nghe nhiều Thánh giáo được trao truyền, là bậc trì Pháp, trì Luật, trì Toát yếu, các vị ấy cẩn trọng để cho các người khác nói pháp. Do duyên này của họ, kinh điển không bị đứt gốc, là chỗ nương tựa. Ðây là pháp thứ ba, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp an trú, không hỗn loạn, không biến mất.

11. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo trưởng lão không sống đầy đủ, không biếng nhác, từ bỏ gánh nặng đọa lạc, dẫn đầu trong đời sống viễn ly, hăng hái tinh tấn để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Và quần chúng về sau sẽ đi theo tri kiến của họ. Họ cũng sẽ trở thành những người không sống đầy đủ, không biếng nhác, từ bỏ gánh nặng đọa lạc, dẫn đầu trong đời sống viễn ly, hăng hái tinh tấn để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Ðây là pháp thứ tư, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp được an trú, không hỗn loạn, không biến mất.

12. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, chúng Tăng hòa hợp, hoan hỷ, không tranh luận, cùng một giáo lý, sống an ổn. Khi chúng Tăng hòa hợp, này các Tỷ-kheo, không có sự mắng nhiếc lẫn nhau, không có sự đấu khẩu lẫn nhau, không có sự thanh trừng lẫn nhau, không có sự tẩn xuất lẫn nhau. Ai không có tịnh tín tìm được tịnh tín, và những ai có tịnh tín không có đổi khác. Ðây là pháp thứ năm, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp được an trú, không hỗn loạn, không biến mất.

Năm pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp an trú, không hỗn loạn, không biến mất.




 II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng Điều Hành
Thảo luận 1. Việc sử dụng cổ ngữ Pali làm chuẩn mực cho Tam Tạng kinh điển có những lợi ích cụ thể nào và có những khó khăn nào? - TT Tuệ Siêu
 Thảo luận 2. Một người học Phật Pháp trong bước tiên khởi với thái độ cung kính có gì khác biệt với người không có lòng cung kính? - TT Pháp Tân
Thảo luận 3. Tại sao Vi Diệu Pháp thời Đức Phật thường được đề cập đến với những "màtika - tiêu đề"? TT Pháp Đăng
Thảo luận 4. Phải chăng khi người Phật tử thường bàn những điều quá cao siêu thì có khuynh hướng "nặng triết lý" hơn là thực hành? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 5. Làm thế nào để chấp nhận khác biệt mà không chia rẽ? - TT Pháp Tân


 III. Trắc Nghiệm

Monday, March 27, 2017

Bài học. Thứ Hai ngày 27-3-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  TT Giác Đẳng

Chương Một Pháp
XIV. Phẩm Người Tối Thắng

 1-10 Nữ Cư Sĩ

1. -Trong các vị đệ tử nữ cư sĩ của Ta, này các Tỷ-kheo, người đi đến quy y đầu tiên là Sujàtà Senàndìhità.

2. Trong các vị đệ tử nữ cư sĩ ... bố thí, tối thắng là Visàkhà Migàramàtà.

3. Trong các vị đệ tử nữ cư sĩ ... nghe nhiều, tối thắng là Khujjuttar.

4. Trong các vị đệ tử nữ cư sĩ ... trú từ tâm, tối thắng là Sàmàvati.

5. Trong các vị đệ tử nữ cư sĩ ... tu Thiền, tối thắng là Uttarà Nandamàtà.

6. Trong các vị đệ tử nữ cư sĩ ... bố thí các món ăn thượng vị, tối thắng là Suppavàsà Koliyadhita.

7. Trong các vị đệ tử nữ cư sĩ ... săn sóc người bệnh, tối thắng là nữ cư sĩ Suppiyà.

8. Trong các vị đệ tử nữ cư sĩ ... có lòng tịnh tín bất động, tối thắng là Kàtiyànì.

9. Trong các vị đệ tử nữ cư sĩ ... nói chuyện một cách thân mật, tối thắng là nữ gia chủ Nakulamàtà.

10. Trong các vị nữ cư sĩ đệ tử của Ta, này các Tỷ-kheo, có lòng tịnh tín đối với lời nghe đồn tối thắng là Kàlì, nữ cư sĩ ở Kulagharikà.


II. Thảo Luận:TT Giác Đẳng điều hợp   



 III. Trắc Nghim
Trắc nghiệm 1. Điều nào sau đây có ghi trong Tam Tạng?
 A. Đức Phật đã từng đích thân tắm và chăm sóc cho một tỳ kheo bị bệnh hoại tử /
 B. Bố thí cho người bệnh là một trong những "bố thí đúng thời"/
 C. Trong giới luật của chư tăng do Đức Phật ban hành có nhiều biệt lệ đối với tỳ kheo bệnh /
 D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Tuệ Siêu cho đáp án  Câu  1 : D 

Trắc nghiệm 2. Với một người hiểu đạo có thể chăm sóc cho người bệnh bằng điều nào sau đây?
 A. Thuốc trị bệnh /
 B. Lòng từ mẫn / 
C. Pháp thí / 
D. Cả ba thứ vừa kể

TT Tuệ Siêu cho đáp án câu 2 là D

Trắc nghiệm 3. Đối với vấn đề gìn giữ sức khoẻ Đức Phật đã dạy cho chư vị tỳ kheo điều nào sau đây?
 A. Ăn uống tiết độ, lao tác tay chân nhẹ nhàng, quân bình bốn oai nghi / 
B. Dưỡng thân với theo trung đạo không lợi dưỡng cũng không quá xem thường sức khoẻ /
 C. Biết khéo vận dụng sức mạnh nội tâm an lạc / 
D. Cả ba điều trên

TT Tuệ Siêu cho đáp án câu 3 là D

 Trắc nghiệm 4. Những điều nào sau đây được ghi nhận là được dạy bởi chính Đức Phật? 
A. Giữ răng sạch có lợi cho sức khoẻ /
 B. Ăn cháo buổi sáng sớm có lợi cho sức khoẻ /
 C. Đi kinh hành có lợi cho sức khoẻ /
 D. Cả ba điều trên

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án Câu Số 4: D  .

Trắc nghiệm 5. Điều nào sau đây được ghi nhận là có xẩy ra theo Tam Tạng kinh điển? 
A. Chư tỳ kheo sống khoẻ mạnh nhờ "sống trong hiện tại" /
 B. Có những bậc thánh đã hoàn toàn giải thoát khi bị bệnh nghe tụng đọc "thất giác chi" liền hoan hỷ khỏi bệnh / 
C. Có những người bị thương tích, sanh khó ... nhờ "gội nhuần" ân lành Tam Bảo đã hoàn toàn bình phục /
 D. Cả ba điều trên


TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu Số 5: D