Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
Chương Năm Pháp
(XIV. Phẩm Vua
(III) (133) Chuyển Luân Vương (3)
1. - Này các Tỷ-kheo, ai là vua Chuyển Luân đúng pháp pháp vương, vị ấy chuyển vận bánh xe không phải không thuộc của vua.
Khi nghe nói vậy, một vị Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, ai là vua cho vua Chuyển Luân đúng pháp pháp vương?
- Chính là pháp, này Tỷ-kheo.
Thế Tôn nói vậy.
2. - Ở đây, này Tỷ-kheo, vua Chuyển Luân đúng pháp pháp vương, y cứ pháp, tôn kính pháp, kính trọng pháp, tôn trọng pháp, lấy pháp làm tràng phan, lấy pháp làm ngọn cờ, lấy pháp làm tăng thượng. Vị này sắp đặt một sự phòng hộ, bảo vệ, chế ngự đúng pháp cho dân chúng trong nước.
3. Lại nữa, này Tỷ-kheo, vua Chuyển Luân đúng pháp pháp vương, y cứ pháp, tôn kính pháp, kính trọng pháp, tôn trọng pháp, lấy pháp làm tràng phan, lấy pháp làm ngọn cờ, lấy pháp làm tăng thượng. Vị này sắp đặt một sự phòng hộ, bảo vệ, chế ngự đúng pháp cho các Sát-đế-lỵ, tùy hành, cho quân đội, cho các Bà-la-môn gia chủ, cho dân chúng thị trấn và quốc độ, cho các Sa-môn, Bà-la-môn, cho các loài thú và loài chim.
Như vậy, này Tỷ-kheo, vua Chuyển Luân đúng pháp pháp vương ấy, y cứ pháp, tôn kính pháp, kính trọng pháp, tôn trọng pháp, lấy pháp làm tràng phan, lấy pháp làm ngọn cờ, lấy pháp làm tăng thượng, sau khi sắp đặt một sự phòng hộ, bảo vệ, chế ngự đúng pháp cho dân chúng trong nước. Sau khi sắp đặt một sự phòng hộ bảo vệ, chế ngự đúng pháp cho các Sát-đế-lỵ, tùy tùng, cho quân đội, cho các Bà-la-môn gia chủ, cho dân chúng thị trấn và quốc độ, cho các Sa-môn, Bà-la-môn, cho các loài thú và loài chim, vị ấy chuyển vận bánh xe với pháp; bánh xe ấy, không một bàn tay ai có thể chuyển ngược lại dầu là con của người thù địch.
Cũng vậy, này Tỷ-kheo, Như Lai, bậc A-la-hán Chánh Ðẳng Giác đúng pháp pháp vương, y cứ pháp, tôn kính pháp, kính trọng pháp, tôn trọng pháp, lấy pháp làm tràng phan, lấy pháp làm ngọn cờ, lấy pháp làm tăng thượng, sắp đặt một sự phòng hộ, bảo vệ, chế ngự đúng pháp giữa các hàng Tỷ kheo: 1. Thân nghiệp như vậy cần phải thực hành, thân nghiệp như vậy không nên thực hành; 2. khẩu nghiệp như vậy cần phải thực hành, khẩu nghiệp như vậy không nên thực hành; 3. ý nghiệp như vậy cần phải thực hành, ý nghiệp như vậy không nên thực hành; 4. sự nuôi mạng sống như vậy cần phải thực hành, mạng sống như vậy không nên thực hành; làng, thị trấn như vậy cần phải đi đến; 5. làng, thị trấn như vậy không nên đi đến.
4. Lại nữa, này Tỷ-kheo, Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đúng pháp pháp vương, y cứ pháp, tôn kính pháp, kính trọng pháp, tôn trọng pháp, lấy pháp làm tràng phan, lấy pháp làm ngọn cờ, lấy pháp làm tăng thượng, sắp đặt một sự phòng hộ, bảo vệ, chế ngự đúng pháp giữa các Tỷ-kheo, giữa các Tỷ-kheo-ni, giữa các nam cư sĩ, giữa các nữ cư sĩ: 1.Thân nghiệp như vậy cần phải thực hành, thân nghiệp như vậy không nên thực hành; 2. khẩu nghiệp như vậy cần phải thực hành, khẩu nghiệp như vậy không nên thực hành; 3. ý nghiệp như vậy cần phải thực hành, ý nghiệp như vậy không nên thực hành; 4. nuôi mạng sống như vậy cần phải thực hành, mạng sống như vậy không nên thực hành; làng, thị trấn như vậy cần phải đi đến; 5. làng, thị trấn như vậy không nên đi đến.
Như vậy, này Tỷ-kheo, Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đúng pháp pháp vương, y cứ pháp, tôn kính pháp, kính trọng pháp, tôn trọng pháp, lấy pháp làm tràng phan, lấy pháp làm ngọn cờ, lấy pháp làm tăng thượng, sắp đặt một sự phòng hộ, bảo vệ, chế ngự đúng pháp giữa các Tỷ-kheo, sau khi sắp đặt một sự phòng hộ, bảo vệ, chế ngự đúng pháp giữa các Tỷ-kheo ni, sau khi sắp đặt một sự bảo vệ, phòng hộ đúng pháp giữa các nam cư sĩ, sau khi sắp đặt một sự bảo vệ, phòng hộ đúng pháp giữa các nữ cư sĩ, Như Lai làm cho chuyển vận Vô thượng pháp luân với pháp, bánh xe ấy không một Sa-môn hay Bà-la-môn, Thiên Ma hay Phạm thiên, hay bất cứ ai ở đời có thể chuyển ngược lại.
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng Điều Hành
Thảo luận 1. Pháp (dhamma) ở trong bài kinh nầy mang ý nghĩa gì? TT Tuệ Siêu
Thảo luận 2. Người ta thường nói là người tu "không nên tạo nghiệp" phải chăng nên nói là "đối với người tu tập có những nghiệp nên tạo và có những nghiệp không nên tạo"? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 3. Tại sao một trong những đặc điểm của một vị chuyển luân vương là bảo vệ chim muông và thú vật? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. Ngày nay có nhiều chùa chiền treo cờ phướng điều nầy có thể hiểu là ", y cứ pháp, tôn kính pháp, kính trọng pháp, tôn trọng pháp, lấy pháp làm tràng phang, lấy pháp làm ngọn cờ, lấy pháp làm tăng thượng"? - TT Pháp Tân
Thảo luận 1. Pháp (dhamma) ở trong bài kinh nầy mang ý nghĩa gì? TT Tuệ Siêu
Thảo luận 2. Người ta thường nói là người tu "không nên tạo nghiệp" phải chăng nên nói là "đối với người tu tập có những nghiệp nên tạo và có những nghiệp không nên tạo"? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 3. Tại sao một trong những đặc điểm của một vị chuyển luân vương là bảo vệ chim muông và thú vật? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. Ngày nay có nhiều chùa chiền treo cờ phướng điều nầy có thể hiểu là ", y cứ pháp, tôn kính pháp, kính trọng pháp, tôn trọng pháp, lấy pháp làm tràng phang, lấy pháp làm ngọn cờ, lấy pháp làm tăng thượng"? - TT Pháp Tân
III. Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Pháp do Phật dạy mang đặc điểm nào sau đây?
A. Là lẽ thật /
B. Là nguyên tắc y cứ trên lẽ thật /
C. Là điều mang lại lợi lạc do áp dụng nguyên tắc y cứ trên lẽ thật /
D. Cả ba điều trên
TT Pháp Tân cho đáp án Câu Số 1: D.
Trắc nghiệm 2. Quan niệm nào sau đây được xem là ứng hợp với Phật Pháp?
A. Nói điều gì thì cũng có người khen kẻ chê vậy thì cứ nói chứ đừng đắn đo gì /
B. Đa ngôn đa quá. Tịnh khẩu là tốt nhất (giữ im lặng hoàn toàn) /
C. Thiện ngôn thì nên nói, ác ngữ thì đừng /
D. Cứ nói y như kinh sách là "an toàn" nhất
TT Pháp Đăng cho đáp án câu 2 la D
Trắc nghiệm 3. Tại sao chánh pháp do Đức Phật giảng dạy "có công năng bảo vệ người thực hành"?
A. Vì người sống theo thiện pháp là người sống vô tội /
B. Vì người sống theo thiện pháp sẽ có phước bảo vệ /
C. Vì người sống theo thiện pháp sẽ lớn mạnh không bị suy giảm /
D. Cả ba điều trên
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án câu 3 là D
No comments:
Post a Comment