Friday, March 17, 2017

Bài học. Thứ Sáu ngày 17-3-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín


Chương Năm Pháp
XV. Phẩm Tikandaki

(II) (142) Làm Sai Lạc

1. - Có năm hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là năm?

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm điều vi phạm, nhưng không hối hận, không như thật biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy - chính ở đây - các pháp ác bất thiện ấy khởi lên được đoạn diệt, không có dư tàn. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm điều vi phạm, nhưng không hối hận, không như thật biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; chính ở đây, các pháp ác bất thiện ấy khởi lên được đoạn diệt, không có dư tàn. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không làm điều vi phạm, có hối hận, không như thật biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; chính ở đây, các pháp ác bất thiện ấy khởi lên được đoạn diệt, không có dư tàn. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không làm điều vi phạm, không có hối hận, không như thật biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; chính ở đây, các pháp ác bất thiện ấy khởi lên được đoạn diệt, không có dư tàn. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không làm điều vi phạm, không có hối hận, và như thật biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; chính ở đây, các pháp ác bất thiện ấy khởi lên được đoạn diệt, không có dư tàn.

3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm điều vi phạm, nhưng không hối hận, không như thật biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy - chính ở đây - các pháp ác bất thiện ấy khởi lên được đoạn diệt, không có dư tàn. Hạng người này cần phải được nói như sau: "Các lậu hoặc được sanh do làm điều vi phạm đã có mặt nơi Tôn giả. Các lậu hoặc được sanh do hối hận được tăng trưởng. Lành thay, nếu Tôn giả sau khi đoạn tận các lậu hoặc được sanh do làm điều vi phạm, sau khi loại bỏ các lậu hoặc được sanh do hối hận, hãy tu tập tâm và tuệ! Như vậy, Tôn giả sẽ trở thành đồng đẳng với hạng người thứ năm ấy".

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm điều vi phạm, nhưng không hối hận, không như thật biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy - chính ở đây - các pháp ác bất thiện ấy khởi lên được đoạn diệt, không có dư tàn. Người này cần phải được nói như sau: "Các lậu hoặc được sanh do làm điều vi phạm đã có mặt nơi Tôn giả. Các lậu hoặc được sanh do hối hận không có tăng trưởng. Lành thay, nếu Tôn giả sau khi đoạn tận các lậu hoặc được sanh do làm điều vi phạm, hãy tu tập tâm và tuệ! Như vậy, Tôn giả sẽ trở thành đồng đẳng với hạng người thứ năm ấy".

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm điều vi phạm, nhưng không hối hận, không như thật biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy - chính ở đây - các pháp ác bất thiện ấy khởi lên được đoạn diệt, không có dư tàn. Người này cần phải được nói như sau: "Các lậu hoặc được sanh do làm điều vi phạm không có mặt nơi Tôn giả. Các lậu hoặc được sanh do hối hận có tăng trưởng. Lành thay, nếu Tôn giả sau khi loại bỏ các lậu hoặc được sanh do hối hận, hãy tu tập tâm giải thoát, tuệ giải thoát! Như vậy, Tôn giả sẽ trở thành đồng đẳng với hạng người thứ năm ấy".

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm điều vi phạm, nhưng không hối hận, không như thật biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy - chính ở đây - các pháp ác bất thiện ấy khởi lên được đoạn diệt, không có dư tàn. Người này cần phải được nói như sau: "Các lậu hoặc được sanh do làm điều vi phạm không có mặt nơi Tôn giả. Các lậu hoặc được sanh do hối hận không có tăng trưởng. Lành thay, Tôn giả hãy tu tập tâm và tuệ! Như vậy, Tôn giả sẽ trở thành đồng đẳng với hạng người thứ năm ấy".

Như vậy, này các Tỷ-kheo, bốn hạng người này, với hạng người thứ năm được giáo giới như vậy, được khuyên dạy như vậy, dần dần đạt đến sự đoạn diệt các lậu hoặc.



 II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng Điều Hành
Thảo luận 1. Tại sao sự hối hận theo Phật học là một thứ phiền não? Có sự hối hận nào tốt cho sự tu tập? - TT Tuệ Siêu
 Thảo luận 2. Hiểu biết tâm giải thoát và tuệ giải thoát có liên quan gì tới sự vi phạm học giới và sự hối hận? - TT Tuệ Siêu
 Thảo luận 3. Kinh điển Hán Tạng có câu: "Tội tùng tâm khởi tương tâm sám/ Tâm nhược diệt thời tội diệc vong/ Tội vong tâm diệt lưỡng câu không/ Thị tắc danh vi chân sám hối." có mang ý nghĩa giống với Phật ngôn trong bài kinh hôm nay? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 4. Hối hận và mặc cảm tội lỗi có gì khác biệt?- TT Pháp Đăng
 Thảo luận 5. Sự vi phạm học giới và sự tạo bất thiện nghiệp có giống nhau theo nhân quả? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 6 . TT Giác Đẳng tóm tắt bài học


 III. Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment