Sunday, April 30, 2017

Bài học. Chủ Nhật ngày 30-4-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  TT Tuệ Siêu

Chương 5
 XXI. Phẩm Kimbila

(II) (202) Nghe Pháp

1. - Này các Tỷ-kheo, nghe pháp có năm lợi ích này. Thế nào là năm?

2. Ðược nghe điều chưa nghe, làm cho trong sạch điều được nghe, đoạn trừ nghi, làm cho tri kiến chánh trực, làm cho tâm tịnh tín.

Này các Tỷ-kheo, nghe pháp có năm lợi ích này.


II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp
Thảo luận 1. Sự phân vân về một điều khó hiểu trong bản dịch của điển co gọi là nghi hoặc? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 2. Thường xuyên thính pháp có được xem là một "sự thực hành lời Phật dạy"? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Cụm từ "sutaṃ pariyodāpeti" có nên dịch là "làm sáng tỏ điều đã nghe "làm cho trong sạch điều được nghe"? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. TT Giác Đẳng tóm tắt bài học


 III. Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Điều nào sau đây phù hợp với kinh điển: 
A. Nghe pháp là một phước hạnh /
 B. Nghe pháp đúng lời là một điềm lành tối thượng  /
C. Nhiều người nhờ nghe pháp mà đắc đạo /
D Cả ba câu trên

TT Pháp Đăng cho đáp án Câu Số 1: D  .

Trắc nghiệm 2. Nếu người Phật tử thường hoan hỷ nghe pháp thì sự kiện nào sau đây sẽ xẩy ra? 
A. Chư tăng sẽ hoan hỷ thuyết pháp nhiều hơn /
 B. Phật pháp sẽ được hiểu rõ hơn giữa hai giới xuất gia và tại gia / 
C. Sẽ bớt đi những tập tục mê tín của dân gian / 
D. Cả ba điều trên

TT Pháp Tân cho đáp án câu 2 là D

Trắc nghiệm 3. Những điều nào sau đây giúp người Phật tử thính pháp có lợi lạc hơn? 
A. Khéo đặt câu hỏi / 
B. Thường thăm viếng các vị uyên thâm Phật Pháp /
 C. Có chủ tâm chọn lựa những kinh sách giá trị để đọc / 
D. Cả ba điều trên

TT Tuệ Quyền cho đáp án câu 3 là D

Trắc nghiệm 4. Người Phật tử quý trọng Phật Pháp sẽ tránh điều nào sau đây? 
A. Không dùng Phật ngôn để nói chuyện hài hước / 
B. Không chỉ trích các vị pháp sư vì nói không như ý mình thích /
 C. Không biếu tặng những kinh sách mà mình thấy sai lạc / 
D. Cả ba điều trên


TT Pháp Tín cho đáp án câu 4 là D

Saturday, April 29, 2017

Bài học. Thứ Bảy ngày 29-4-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  TT Pháp Tân

Chương 5
 XXI. Phẩm Kimbila

(I) (201) Kimbila

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Kimbila, tại Veluvana. Rồi Tôn giả Kimbila đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Kimbila bạch Thế Tôn:

2. - Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, sau khi Như Lai nhập diệt, Chánh pháp không được an trú lâu ngày?

- Ở đây, này Kimbila, khi Như Lai nhập diệt, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống không tôn trọng, không vâng lời bậc Ðạo sư; sống không tôn trọng, không vâng lời Pháp; sống không tôn trọng, không vâng lời chúng Tăng; sống không tôn trọng, không vâng lời học pháp; sống không tôn trọng, không vâng lời lẫn nhau. Do nhân này, do duyên này, này Kimbila, khi Như Lai nhập diệt, diệu pháp không được an trú lâu ngày.

3. Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, sau khi Như Lai nhập diệt, Chánh pháp được an trú lâu ngày?

- Ở đây, này Kimbila, khi Như Lai nhập diệt, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống tôn trọng và vâng lời bậc Ðạo sư; sống tôn trọng và vâng lời Pháp; sống tôn trọng và vâng lời chúng Tăng; sống tôn trọng và vâng lời học pháp; sống tôn trọng và vâng lời lẫn nhau. Ðây là nhân, đây là duyên, này Kimbila, khi Như Lai nhập diệt, diệu pháp được tồn tại lâu dài.


II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp
Thảo luận 1. Chữ "học pháp - sikkapada" có đồng nghĩa với giới luật? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 2. Phải chăng cách nói "đây là thời mạt pháp không ai làm gì được" thì cái nhìn đó không chính xác theo Tam tạng? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Một cá nhân tinh tấn hành lời Phật dạy có đủ để Phật Pháp hưng thịnh?- TT Tuệ Quyền
Thảo luận 4. Như thế nào là sự tôn kính Pháp theo ý nghĩa chân xác? - TT Tuệ Siêu


 III. Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Điều nào sau đây được Đức Phật dạy trong bài kinh hôm nay? 
A. Sau khi Đức Thế Tôn viên tịch giáo pháp sẽ bị suy vong /
B. Sau khi Đức Thế Tôn viên tịch giáo pháp sẽ hưng thịnh / 
C.  Sau khi Đức Thế Tôn viên tịch giáo pháp sẽ hưng thịnh nếu có 5 hiện tượng hoặc sẽ suy vong với 5 hiện tượng /
 D. Thịnh suy của giáo pháp là do duyên nghiệp không ai làm gi khác hơn được

TT Pháp Tân cho đáp án Câu Số 1: C

Trắc nghiệm 2. Những sự kiện nào sau đây là biểu hiện của "sống không tôn trọng, không vâng lời lẫn nhau"?
 A. Các vị xuất gia không kính lễ nhau theo hạ lạp /
 B. Những người Phật tử thường dùng lời lẽ nặng nề chỉ trích nhau /
 C. Cả hai giới xuất gia và tại gia xem nhẹ việc thờ phượng Đức Phật /
 D. Cả ba điều trên


TT Pháp Đăng cho đáp án Câu Số 2: D .

Friday, April 28, 2017

Bài học. Thứ Sáu ngày 28-4-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  TT Pháp Tín

Chương 5
 XX. Phẩm Bà-La-Môn

(X) (200) Xuất Ly

1. - Này các Tỷ-kheo, có năm giới đưa đến xuất ly này. Thế nào là năm?

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tác ý về dục tâm không phấn chấn trong các dục, không tịnh tín, không an trú, không quyết định. Nhưng khi tác ý đến viễn ly, tâm liền phấn chấn trong viễn ly, được tịnh tín, được an trú, được quyết định. Tâm ấy của vị ấy là khéo làm, khéo tụ tập, khéo tăng trưởng, khéo giải thoát, khéo không liên hệ đến dục. Và do duyên với dục, khởi lên các lậu hoặc não hại, nhiệt não, vị ấy giải thoát khỏi chúng, không cảm giác thọ ấy. Ðây gọi là xuất ly khỏi cái dục.

3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tác ý về sân, tâm không phấn chấn trong sân, không tịnh tín, không an trú, không quyết định. Nhưng khi tác ý đến vô sân, tâm liền phấn chấn trong vô sân, được tịnh tín, được an trú, được quyết định. Tâm ấy của vị ấy là khéo làm, khéo tụ tập, khéo tăng trưởng, khéo giải thoát, khéo không liên hệ đến sân. Và do duyên với sân, khởi lên các lậu hoặc não hại, nhiệt não, vị ấy giải thoát khỏi chúng, không cảm giác thọ ấy. Ðây gọi là xuất ly khỏi sân.

4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tác ý về hại, tâm không phấn chấn trong hại, không tịnh tín, không an trú, không quyết định. Nhưng khi tác ý đến vô hại, tâm liền phấn chấn trong vô hại, được tịnh tín, được an trú, được quyết định. Tâm ấy của vị ấy là khéo làm, khéo tụ tập, khéo tăng trưởng, khéo giải thoát, khéo không liên hệ đến hại. Và do duyên với hại, khởi lên các lậu hoặc não hại, nhiệt não, vị ấy giải thoát khỏi chúng, không cảm giác thọ ấy. Ðây gọi là xuất ly ra khỏi hại.

5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tác ý về sắc, tâm không phấn chấn trong sắc, không tịnh tín, không an trú, không quyết định. Nhưng khi tác ý đến vô sắc, tâm liền phấn chấn trong vô sắc, được tịnh tín, được an trú, được quyết định. Tâm ấy của vị ấy là khéo làm, khéo tụ tập, khéo tăng trưởng, khéo giải thoát, khéo không liên hệ đến sắc. Và do duyên với sắc, khởi lên các lậu hoặc não hại, nhiệt não, vị ấy giải thoát khỏi chúng, không cảm giác thọ ấy. Ðây gọi là xuất ly ra khỏi sắc.

6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tác ý về có thân, tâm không phấn chấn trong có thân, không tịnh tín, không an trú, không quyết định. Nhưng khi tác ý đến đoạn diệt có thân, tâm liền phấn chấn trong đoạn diệt có thân, được tịnh tín, được an trú, được quyết định. Tâm ấy của vị ấy là khéo làm, khéo tụ tập, khéo tăng trưởng, khéo giải thoát, khéo không liên hệ đến có thân. Và do duyên với có thân, khởi lên các lậu hoặc não hại, nhiệt não, vị ấy giải thoát khỏi chúng, không cảm giác thọ ấy. Ðây gọi là xuất ly khỏi có thân.

Ðối với vị ấy, dục hỷ không có tùy miên, sân hỷ không có tùy miên, hại hỷ không có tùy miên, sắc hỷ không có tùy miên, hữu thân hỷ không có tùy miên. Vị ấy không có tùy miên đối với dục hỷ, không có tùy miên đối với sân hỷ, không có tùy miên đối với hại hỷ, không có tùy miên đối với sắc hỷ, không có tùy miên đối với hữu thân hỷ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo được giải thoát khỏi tùy miên, đã chặt đứt khát ái, giải tỏa kiết sử, do chánh pháp nhiếp phục kiêu mạn, đoạn tận khổ đau.

Này các Tỷ-kheo, có năm giới đưa đến xuất ly này.


II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp
Thảo luận 1: Chữ sắc trong chi pháp thứ tư của bài kinh được hiểu như thế nào ? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 2: Xin cho vài thí dụ về cách "quán chiếu sự tương phản để vượt thoát" trong đời sống hằng ngày? TT Pháp Tân
Thảo luận 3. Tại sao rất khó để chúng sanh vượt khỏi sắc và an trú trong vô sắc? - TT Tuệ Quyền
 Thảo luận 4. Tại sao có nhiều thứ phiền não nhưng ba trạng thái dục, sân, hại được liệt vào “tà tư duy?”- TT Pháp Đăng


 III. Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Dùng sự tương phản để vượt thoát như " an trú trong bất hại , rồi nhìn lại hại tư duy để khắc chế hiềm hận " có hiểu qua thí dụ nào sau đây?
 A. vị ấy nhìn thấy cả hai mặt của vấn đề bớt cố chấp/
B.thấy rõ bản chất hệ lụy để hướng cầu giải thoát /
C. sự so sánh chân thực là chất xúc tác cho tuệ giác /
D. cả ba điều trên.

TT Pháp Đăng cho đáp án Câu Số 1: D

 Trắc nghiệm 2. Với ý nghĩa của bài kinh hôm nay thì điều nào sau đây là sự áp dụng lợi lạc? 
A. Thỉnh thoảng cho mình những ngày sống an tịnh rồi nhìn lại sự giao động của đời sống đa đoan / B. Sau một khóa tu tinh tấn quán chiếu nếp sống buông thả để thấy khác biệt /
C. sau khi bố thí tự hỏi tâm xả tài có gì hơn tâm bỏn sẻn / 
D. cả ba câu trên


TT Pháp Tân cho đáp án Câu Số 2: D

Thursday, April 27, 2017

Bài học. Thứ Năm ngày 27-4-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  TT Tuệ Siêu

Chương 5
 XX. Phẩm Bà-La-Môn

(IX) (199) Gia Ðình

1. - Khi nào, này các Tỷ-kheo, các người xuất gia giữ giới đi đến với gia đình, tại đấy các người do năm trường hợp, được nhiều công đức. Thế nào là năm?

2. Khi nào, này các Tỷ-kheo, các người xuất gia giữ giới đi đến với gia đình, các người sau khi thấy họ tâm được tịnh tín. Này các Tỷ-kheo, như vậy là đưa đến cõi Trời, và gia đình ấy trong lúc ấy đã bước được trên con đường ấy.

3. Khi nào, này các Tỷ-kheo, các người xuất gia giữ giới đi đến với gia đình, các người đứng dậy, đảnh lễ họ, mời họ ngồi. Này các Tỷ-kheo, như vậy đưa đến được sanh vào các gia đình cao sang, và gia đình ấy trong lúc ấy đã bước được trên con đường ấy.

4. Khi nào, này các Tỷ-kheo, các người xuất gia giữ giới đi đến với gia đình, các người từ bỏ cấu uế của xan tham. Này các Tỷ-kheo, như vậy đưa đến đại uy lực, và gia đình ấy trong lúc ấy, đã bước được trên con đường ấy.

5. Khi nào, này các Tỷ-kheo, các người xuất gia giữ giới đi đến với gia đình, các người tùy theo khả năng, tùy theo năng lực, san sẻ vật bố thí. Này các Tỷ-kheo, như vậy đưa đến tài sản lớn, và gia đình ấy trong lúc ấy đã bước được trên con đường ấy.

6. Khi nào, này các Tỷ-kheo, các người xuất gia giữ giới đi đến với gia đình, các người hỏi những câu hỏi, đặt những câu hỏi, nghe pháp. Này các Tỷ-kheo, như vậy đưa đến đại trí tuệ, và gia đình ấy trong lúc ấy đã bước được trên con đường ấy.

Khi nào, này các Tỷ-kheo, các người xuất gia giữ giới đi đến với gia đình, tại đấy các người do năm trường hợp này được nhiều công đức.


II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp
Thảo luận 1. Niềm tin trong sạch (tịnh tín) - cittāni pasādenti -  khác biệt gì với niềm tin bình thường? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 2. Phải chăng tịnh tín chính là nhân sanh thiên giới? - TT Pháp Tân
Thảo luận 3. Những phúc quả của trần gian như cao sang, quyền quý, phú túc do nghiệp lành đã tạo vậy còn sự phấn đấu để thành đạt thì sao? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. "Học hỏi pháp là nhân sanh trí tuệ", pháp ở đây là tất cả môn học hay chỉ có Phật Pháp? TT Pháp Đăng


 III. Trắc Nghiệm
Thảo luận 1. Bậc sa môn giới đức đến thăm viếng gia đình nào tạo nên những duyên lành: (1) Khởi sanh niềm tin trong sạch là nhân lành sanh thiên giới (2) Khởi sanh lòng cung kính chào đón - là nhân lành sanh vào gia đình cao sang  (3) từ bỏ cấu uế của xan tham  là phước duyên đưa đến quả phúc quyền quý (4) được cúng dường theo khả năng là nhân lành tạo thành quả phú túc (5) Được học hỏi giáo pháp là nhân lành tạo nên đại trí tuệ. Điều nào sau đây được xem là đúng với ý nghĩa của bài kinh?
 A. Sự thăm viếng của các bậc giới đức là duyên lành cho người gia chủ tạo nhiều phước hạnh / 
B. Hạnh lành khác biệt tạo nên quả phúc khác biệt /
 C. Thiện nghiệp cần có thiện duyên /
 D. Cả ba câu trên


TT Pháp Tân cho đáp án Câu Số 1: D

Wednesday, April 26, 2017

Bài học. Thứ Tư ngày 26-4-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  TT Pháp Đăng

Chương 5
 XX. Phẩm Bà-La-Môn

(VIII) (198) Lời Nói

1. - Thành tựu năm chi phần, này các Tỷ-kheo, các lời là thiện thuyết, không phải ác thuyết, không có phạm tội và không bị những người có trí chỉ trích. Thế nào là năm?

2. Nói đúng thời, nói đúng sự thật, nói lời nhu hòa, nói lời liên hệ đến lợi ích, nói với lời từ tâm.

Thành tựu năm chi phần, này các Tỷ-kheo, các lời là thiện thuyết, không phải ác thuyết, không có phạm tội và không bị những người có trí chỉ trích.


II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp
Thảo lun 1: Lời nói như hoa khác biệt gì với lời nói với tâm từ?- TT Tuệ Siêu
Thảo luận 2 Lời nói nhu hoà và lời nói tâm từ. Trường hợp nào lời nói với tâm từ mà không có nhu hoà, trường hợp nào nói lời nhu hòa mà không có tâm từ? - TT Pháp Tân
 Thảo lun 3. Phải chăng "Lời thật mất lòng" không hẳn là nên nói?- ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 4: Thế nào là hợp thời? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 5: Nói đúng thời có liên quan đến thời gian, địa điểm, thời lượng và đề tài không? - TT Pháp Tân
Thảo luận 6: Trong những buổi thuyết pháp thường có lời thỉnh Pháp Sư thì gọi là thuyết pháp đúng thời. Có trường hợp nào không có lời thỉnh thuyết pháp mà vẫn được coi là thuyết pháp đúng thời? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 7: TT Giác Đẳng tóm tắt phần thảo luận

 III. Trắc Nghiệm

Tuesday, April 25, 2017

Bà học. Thứ Ba ngày 25-4-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  TT Giác Đẳng

Chương 5
 XX. Phẩm Bà-La-Môn

(VII) (197) Mưa

1. - Có năm chướng ngại cho mưa này, các người đoán tướng không biết được, ở đây, mắt của những người đoán tướng không thể kham nhẫn. Thế nào là năm?

2. Trên hư không, này các Tỷ-kheo, hỏa giới phẫn nộ, do vậy các mây đã khởi lên bị tán loạn. Này các Tỷ-kheo, đây là chướng ngại thứ nhất cho mưa, các người đoán tướng không biết được, ở đây mắt của những người đoán tướng không thể kham nhẫn.

3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, trên hư không, phong giới phẫn nộ, do vậy các mây đã khởi lên bị tán loạn. Này các Tỷ-kheo, đây là chướng ngại thứ hai cho mưa, các người đoán tướng không biết được, mắt của những người đoán tướng không thể kham nhẫn.

4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Ràhu, vua các loài A-tu-la dùng tay thây lấy nước rồi đổ xuống biển lớn. Này các Tỷ-kheo, đây là chướng ngại thứ ba cho mưa, các người đoán tướng không biết được, mắt của những người đoán tướng không thể kham nhẫn.

5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, chư Thiên của các loại mây đem mưa trở thành biếng nhác. Ðây là chướng ngại thứ tư cho mưa, các người đoán tướng không biết được, mắt của những người đoán tướng không thể kham nhẫn.

6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, khi loài Người trở thành phi pháp, này các Tỷ-kheo, đây là chướng ngại thứ năm cho mưa, các người đoán tướng không biết được, mắt của những người đoán tướng không thể kham nhẫn.

Này các Tỷ-kheo, có năm chướng ngại cho mưa này, các người đoán tướng không biết được, ở đây mắt của những người đoán tướng không thể kham nhẫn.


II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp
Thảo luận 1. Ý nghĩa về sự cộng nghiệp có liên hệ thế nào với khuynh hướng tạo tác chung của chúng sanh? - TT Pháp Tân
Thảo luận 2. Nếu khuynh hướng tạo tác ác nghiệp  chung làm xáo trộn thời tiêt thì sự vun bồi thiện nghiệp của cá nhân có thay đổi được gì? - TT Pháp Tân
Thảo luận 3. TT Giác Đẳng tóm tắt bài học


 III. Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Theo lời Phật dạy trong bài kinh hôm nay  thì hiện tượng xáo trộn thời tiết không nằm trong điều nào sau đây? 
A. Đột biến của nhiệt độ và áp suất /
 B. Chi phối của phi nhân /
 C. Sự cầu nguyện cúng tế của chúng sanh /
 D. Hành vi tạo tác của con người

TT Giác Đẳng cho đáp án Câu Số1 : C 


Monday, April 24, 2017

Bài học. Thứ Hai ngày 24-4-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  TT Giác Đẳng

Chương 5
 XX. Phẩm Bà-La-Môn

(VI) (196) Mộng

1. - Trước khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được giác ngộ, này các Tỷ-kheo, khi chưa chánh đẳng giác, còn là Bồ-tát, có năm mộng lớn hiện ra. Thế nào là năm?

2. Này các Tỷ-kheo, trước khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được giác ngộ, khi chưa chánh đẳng giác, còn là Bồ-tát mộng thấy đất lớn này là giường lớn, Tuyết sơn, vua các loài núi là các gối, tay trái đặt nằm trên biển phía Ðông, tay mặt nằm trên biển phía Tây, hai chân nằm trên biển phía Nam. Trước khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được giác ngộ, khi chưa chánh đẳng giác, còn là Bồ-tát, mộng lớn thứ nhất này được hiện ra.

3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, trước khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được giác ngộ, khi chưa chánh đẳng giác, còn là Bồ-tát mộng thấy từ nơi lỗ rún, cỏ tiriya mọc ra, mọc cho đến khi chạm đến trời rồi mới dừng lại. Trước khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được giác ngộ, khi chưa chánh đẳng giác, còn là Bồ-tát, mộng lớn thứ hai này được hiện ra.

4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, trước khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được giác ngộ, khi chưa chánh đẳng giác, còn là Bồ-tát mộng thấy các con sâu trắng, đầu đen, bò ra từ chân cho đến đầu gối và che đậy chúng. Trước khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được giác ngộ, khi chưa chánh đẳng giác, còn là Bồ-tát, mộng lớn thứ ba này được hiện ra.

5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, trước khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được giác ngộ, khi chưa chánh đẳng giác, còn là Bồ-tát mộng thấy bốn con chim màu sắc khác nhau, từ bốn phương bay đến, rơi xuống chân Ngài và trở thành trắng toát. Trước khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được giác ngộ, khi chưa chánh đẳng giác, còn là Bồ-tát, mộng lớn thứ tư này được hiện ra.

6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, trước khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được giác ngộ, khi chưa chánh đẳng giác, còn là Bồ-tát mộng thấy Ngài đi kinh hành qua lại trên hòn núi đầy phân, nhưng không bị nhớp vì phân. Trước khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được giác ngộ, khi chưa chánh đẳng giác, còn là Bồ-tát, mộng lớn thứ năm này được hiện ra.

7. Này các Tỷ-kheo, trước khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được giác ngộ, khi chưa chánh đẳng giác, còn là Bồ-tát mộng thấy quả đất lớn này làm giường nằm lớn, núi Tuyết sơn, vua các loài núi làm các gối, tay trái đặt nằm trên biển phía Ðông, tay mặt nằm trên biển phía Tây, hai chân đặt nằm trên biển phía Nam. Này các Tỷ-kheo, đối với Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác Ngài chứng được Vô thượng Chánh giác ngộ, Chánh Ðẳng Giác. Trong khi Ngài Chánh Ðẳng giác ngộ, mộng lớn thứ nhất này được hiện ra.

8. Này các Tỷ-kheo, trước khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được giác ngộ, khi chưa chánh đẳng giác, còn là Bồ-tát mộng thấy từ nơi lỗ rún, cỏ tiriya mọc ra, mọc cho đến khi chạm đến trời rồi mới dừng lại. Này các Tỷ-kheo, đối với Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Thánh đạo tám ngành được hoàn toàn giác ngộ và khéo tuyên bố cho chư Thiên và loài Người. Trong khi Ngài chánh giác ngộ, mộng lớn thứ hai này được hiện ra.

9. Này các Tỷ-kheo, trước khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được giác ngộ, khi chưa chánh đẳng giác, còn là Bồ-tát mộng thấy các con sâu trắng, đầu đen, bò ra từ chân cho đến đầu gối và che đậy chúng. Này các Tỷ-kheo, nhiều gia chủ bận áo trắng quy y Như Lai cho đến trọn đời. Trong khi Ngài chánh giác ngộ, mộng lớn thứ ba này được hiện ra.

10. Này các Tỷ-kheo, trước khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được giác ngộ, khi chưa chánh đẳng giác, còn là Bồ-tát mộng thấy bốn con chim màu sắc khác nhau, từ bốn phương bay đến, rơi xuống chân Ngài và trở thành trắng toát. Bốn giai cấp này, này các Tỷ-kheo, Sát-đế-ly, Bà-la-môn, Tỳ-xá, Thủ-đà, sau khi xuất gia, từ bỏ gia đình sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết, các vị ấy chứng ngộ vô thượng giải thoát. Trong khi Ngài chánh giác ngộ, mộng lớn thứ tư này được hiện ra.

11. Này các Tỷ-kheo, trước khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được giác ngộ, khi chưa chánh đẳng giác, còn là Bồ-tát mộng thấy Ngài đi kinh hành qua lại trên hòn núi đầy phân, nhưng không bị nhớp vì phân. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn được các vật dụng cần thiết như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Và ở đây, Như Lai thọ hưởng không bị trói buộc không bị tham đắm, không bị mê say, thấy sự nguy hại có trí tuệ và xuất ly. Trong khi Ngài chánh giác ngộ, mộng lớn thứ năm này được hiện ra.

Này các Tỷ-kheo, trước khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được giác ngộ, trước khi thành Chánh Ðẳng Giác, còn là Bồ-tát năm mộng lớn này được hiện ra.


II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp
Thảo luận 1. Chúng ta có thể cảm nhận điều gì về giáo pháp của Đức Phật qua năm đại mộng? TT Tuệ Siêu


 III. Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Điều nào sau đây KHÔNG nằm trong năm đại mộng của Đức Bồ Tát? 
A. Tinh hoa của giáo pháp là bát chánh đạo /
 B. Hình ảnh và lời dạy của Đức Phật có ảnh hưởng sâu rộng qua biểu tượng giường nằm là sơn hà đại địa /
 C. Sự cúng dường của tín thí là những gì đáng ghê tởm /
 D. Người xuất thân từ bất cứ giai cấp nào khi xuất gia vào giáo pháp đều hoà quyện trở thành những sa môn thoát tục 

TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu Số 1: C

Trắc nghiệm 2. Chí nguyện cao cả của bậc xuất gia chơn chánh nên phù hợp với điều nào sau đây?
 A. Hoằng dương Phật Pháp sâu rộng và tồn tại nhiều thế hệ /
B. Không nên vướng mắc vào sự cúng dường của tín thí / 
C. Tu tập bát chánh đạo để phát huy tinh hoa của Phật Pháp /
 D. Cả ba điều trên

TT Pháp Tân cho đáp án câu 2 là: D

Trắc nghiệm 3. Người Phật tử thật sự hiểu đạo trong sự giao tiếp, sinh hoạt, tương tác với mọi người nên tránh điều nào sau đây? 
A. Phân biệt giai cấp /
 B. Đặt nặng danh lợi /
 C. Thiếu trách nhiệm đối với sự hoằng truyền Phật Pháp /
 D. Cả ba điều trên 

TT Pháp Đăng cho đáp án Câu Số 3: D .