Kinh Tăng Chi Bộ
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
Chương Năm Pháp
XVII. Phẩm Hiềm Hận
(X) (170) Bhaddaji
1. Một thời, Tôn giả Ananda trú ở Kosambì, tại khu vườn Ghosita. Rồi Tôn giả Bhaddaji đi đến Tôn giả Ananda những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Tôn giả Ananda nói với Tôn giả Bhaddaji đang ngồi một bên.
2. - Thưa Hiền giả Bhaddaji, cái gì là tối thượng trong những điều được thấy? Cái gì là tối thượng trong những điều được nghe? Cái gì là tối thượng trong các lạc? Cái gì là tối thượng trong những điều được tưởng? Cái gì là tối thượng trong các hữu?
- Thưa Hiền giả, có Phạm Thiên, là bậc tối thắng (Tự thắng), là bậc vô địch, bậc biến nhãn, tự tại đối với tất cả loại hữu tình. Thấy Phạm Thiên là tối thượng trong những điều được thấy. Thưa Hiền giả, có chư Thiên Quang Âm tràn đầy và biến mãn an lạc. Khi nào và chỗ nào họ thốt lên lời cảm hứng ngữ: "Ôi sung sướng thay! Ôi sung sướng thay!" Ai nghe tiếng ấy, có là sự nghe tối thượng. Thưa Hiền giả, có chư Thiên Biến Tịnh, họ sống thoải mái trong tịch tịnh, họ cảm giác lạc thọ. Ðây là lạc tối thượng. Thưa Hiền giả, có chư Thiên đạt được Vô sở hữu xứ. Ðây là tưởng vô thượng. Thưa Hiền giả, có chư Thiên đạt được Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ðây là hữu tối thượng.
3. - Lời nói của Tôn giả Bhaddaji, đây là lời của quần chúng.
- Tôn giả Ananda là vị nghe nhiều. Tôn giả Ananda hãy nói lên.
- Vậy này Hiền giả Bhaddaji, hãy nghe và khéo tác ý, tôi sẽ nói.
- Thưa vâng, Hiền giả.
Tôn giả Bhaddaji vâng đáp Tôn giả Ananda. Tôn giả Ananda nói như sau:
- Khi người ta nhìn, này Hiền giả, không có gián đoạn, các lậu hoặc được đoạn trừ, như vậy là sự thấy tối thượng. Khi người ta nghe không có gián đoạn, các lậu hoặc được đoạn trừ, như vậy là sự nghe tối thượng. Khi người ta cảm giác lạc thọ không có gián đoạn, các lậu hoặc được đoạn trừ, như vậy là an lạc tối thượng. Khi người ta cảm tưởng không có gián đoạn, các lậu hoặc được đoạn trừ, như vậy là tưởng tối thượng. Khi người ta hiện hữu không có gián đoạn, các lậu hoặc được đoạn trừ, như vậy là hữu tối thượng.
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng Điều Hành
Thảo luận 1. Tại sao trong kinh điển khi đề cập đến các giác quan và sự tăng thượng giải thoát không đề cập đến khứu giác, vị giác? TT Tuệ SiêuThảo luận 2. Tại sao "thấy tối thượng, nghe tối thượng" không nằm trong tâm đạo mà "lạc, tưởng" lại giải thích là trong tâm đạo? (thí dụ 10 pháp tưởng trong kinh Girimananda dẫn đến giải thoát nhưng không nhất thiết là nằm trong tâm đạo) TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Trong cách suy luận hợp lý thì khi giai thoại nầy xẩy ra thì tôn giả Bhaddaji là một bậc thánh hoàn toàn giải thoát còn tôn giả Ananda còn là một tỳ kheo hữu học nhưng tại sao sự suy nghĩ ngược lại? TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. Hữu tối thượng ở đây có thể hiểu là cả hai sanh hữu tối thượng (thân sanh tử cuối cùng) và nghiệp hữu tối thượng (lấy nghiệp đoạn nghiệp)? TT Tuệ Siêu
Thảo luận 5 ; TT Giác Đẳng tóm tắt bài học
III. Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment