Saturday, April 8, 2017

Bài học. Thứ Bảy ngày 8-4-2017

Kinh Tăng Chi B 

Giảng Sư: TT Pháp Tân

Chương Năm Pháp
XVII. Phẩm Hiềm Hận

(IX) (169) Ðưa Ðến Biết

1. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Tôn giả Sàriputta; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Sàriputta những lời chào đón hỏi thăm. Sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda thưa với Tôn giả Sàriputta:

2. - Cho đến như thế nào, thưa Hiền giả Sàriputta, Tỷ-kheo mau chóng đi đến hiểu biết đối với thiện pháp, sự nắm giữ của vị ấy là khéo nắm giữ, nắm giữ nhiều và không quên điều đã nắm giữ.

- Tôn giả Ananda là vị nghe nhiều, mong Tôn giả Ananda hãy nói lên.

- Vậy thưa Hiền giả Sàriputta, hãy khéo tác ý, tôi sẽ nói.

- Thưa vâng, Hiền giả.

Tôn giả Sàriputta vâng đáp Tôn giả Ananda. Tôn giả Ananda nói như sau:

3. Ở đây, thưa Hiền giả Sàriputta, có Tỷ-kheo thiện xảo về ý nghĩa, thiện xảo về pháp, thiện xảo về văn cú, thiện xảo về địa phương ngữ, thiện xảo về liên hệ trước sau. Cho đến như vậy, thưa Hiền giả Sàriputta, Tỷ-kheo mau chóng đi đến hiểu biết đối với các thiện pháp, sự nắm giữ của vị ấy là khéo nắm giữ, nắm giữ nhiều, và không quên điều đã nắm giữ.

- Thật là vi diệu, thưa Hiền giả! Thật là hy hữu, thưa Hiền giả! Khó nói thay, điều này được Tôn giả Ananda nói lên. Chúng tôi tin rằng Tôn giả Ananda thành tựu năm pháp này. Tôn giả Ananda thiện xảo về nghĩa, thiện xảo về pháp, thiện xảo về văn cú, thiện xảo về địa phương ngữ, thiện xảo về liên hệ trước sau.


 II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng Điều Hành
Thảo luận 1. Xin cho một thí dụ cụ thể thế nào là thiện xảo về văn cú? TT Tuệ Siêu
Thảo luận 2. Có chăng một vị thiện xảo về pháp nhưng không thiện xảo về nghĩa? TT Pháp Tân
Thảo luận 3. Tại sao có những pháp cần được hiểu theo thứ lớp tuần tự? ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 4. Bài kinh hôm nay có tựa đề là "Lãnh hội mau chóng - khippanisantisuttaṃ" với năm pháp tôn giả Ananda nêu ra tại sao không có "tư chất thông minh"?  - TT Pháp Đăng


 III. Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Phật ngôn nào sau đây cần được hiểu rõ về ngữ cảnh hay văn cú?
 A. Chánh pháp còn phải bỏ huống gì phi pháp /
 B. Bậc giải thoát tịch lặng nhưng chuông bị bể /
 C. Bậc sa môn chân chánh đi vào làng như ong đi đến các bông hoa /
 D. Cả ba câu trên

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án Câu Số 1: D

Trắc nghiệm 2. Điều nào sau đây có thể là thí dụ của một người hiểu "thiện xảo về pháp nhưng không thiện xảo về nghĩa"?
 A. Một người nhớ và nói rõ một tâm có bao nhiêu thuộc tánh (cetasika) nhưng không giải thích được tại sao có những thứ tương ưng, có những thứ không tương ưng /
 B. Một người có thể nấu một món ăn thành thạo bằng sự ghi nhớ công thức nhưng không giải thích được tại sao /
 C. Một người nhớ rõ bản cửu chương nhưng không giỏi toán đố / 
D. cả ba điều trên

TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu Số 2: D .

Trắc nghiệm 3. Những pháp nào sau đây cần được hiểu theo thứ lớp tuần tự?
 A. Thập nhị duyên khởi / 
b. Tứ diệu đế /
 C. Hai câu trên đều đúng /
 D. Hai câu trên đều sai

TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu Số 3: C


No comments:

Post a Comment