Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Pháp Tín
Chương 5
XX. Phẩm Bà-La-Môn
(X) (200) Xuất Ly
1. - Này các Tỷ-kheo, có năm giới đưa đến xuất ly này. Thế nào là năm?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tác ý về dục tâm không phấn chấn trong các dục, không tịnh tín, không an trú, không quyết định. Nhưng khi tác ý đến viễn ly, tâm liền phấn chấn trong viễn ly, được tịnh tín, được an trú, được quyết định. Tâm ấy của vị ấy là khéo làm, khéo tụ tập, khéo tăng trưởng, khéo giải thoát, khéo không liên hệ đến dục. Và do duyên với dục, khởi lên các lậu hoặc não hại, nhiệt não, vị ấy giải thoát khỏi chúng, không cảm giác thọ ấy. Ðây gọi là xuất ly khỏi cái dục.
3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tác ý về sân, tâm không phấn chấn trong sân, không tịnh tín, không an trú, không quyết định. Nhưng khi tác ý đến vô sân, tâm liền phấn chấn trong vô sân, được tịnh tín, được an trú, được quyết định. Tâm ấy của vị ấy là khéo làm, khéo tụ tập, khéo tăng trưởng, khéo giải thoát, khéo không liên hệ đến sân. Và do duyên với sân, khởi lên các lậu hoặc não hại, nhiệt não, vị ấy giải thoát khỏi chúng, không cảm giác thọ ấy. Ðây gọi là xuất ly khỏi sân.
4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tác ý về hại, tâm không phấn chấn trong hại, không tịnh tín, không an trú, không quyết định. Nhưng khi tác ý đến vô hại, tâm liền phấn chấn trong vô hại, được tịnh tín, được an trú, được quyết định. Tâm ấy của vị ấy là khéo làm, khéo tụ tập, khéo tăng trưởng, khéo giải thoát, khéo không liên hệ đến hại. Và do duyên với hại, khởi lên các lậu hoặc não hại, nhiệt não, vị ấy giải thoát khỏi chúng, không cảm giác thọ ấy. Ðây gọi là xuất ly ra khỏi hại.
5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tác ý về sắc, tâm không phấn chấn trong sắc, không tịnh tín, không an trú, không quyết định. Nhưng khi tác ý đến vô sắc, tâm liền phấn chấn trong vô sắc, được tịnh tín, được an trú, được quyết định. Tâm ấy của vị ấy là khéo làm, khéo tụ tập, khéo tăng trưởng, khéo giải thoát, khéo không liên hệ đến sắc. Và do duyên với sắc, khởi lên các lậu hoặc não hại, nhiệt não, vị ấy giải thoát khỏi chúng, không cảm giác thọ ấy. Ðây gọi là xuất ly ra khỏi sắc.
6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tác ý về có thân, tâm không phấn chấn trong có thân, không tịnh tín, không an trú, không quyết định. Nhưng khi tác ý đến đoạn diệt có thân, tâm liền phấn chấn trong đoạn diệt có thân, được tịnh tín, được an trú, được quyết định. Tâm ấy của vị ấy là khéo làm, khéo tụ tập, khéo tăng trưởng, khéo giải thoát, khéo không liên hệ đến có thân. Và do duyên với có thân, khởi lên các lậu hoặc não hại, nhiệt não, vị ấy giải thoát khỏi chúng, không cảm giác thọ ấy. Ðây gọi là xuất ly khỏi có thân.
Ðối với vị ấy, dục hỷ không có tùy miên, sân hỷ không có tùy miên, hại hỷ không có tùy miên, sắc hỷ không có tùy miên, hữu thân hỷ không có tùy miên. Vị ấy không có tùy miên đối với dục hỷ, không có tùy miên đối với sân hỷ, không có tùy miên đối với hại hỷ, không có tùy miên đối với sắc hỷ, không có tùy miên đối với hữu thân hỷ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo được giải thoát khỏi tùy miên, đã chặt đứt khát ái, giải tỏa kiết sử, do chánh pháp nhiếp phục kiêu mạn, đoạn tận khổ đau.
Này các Tỷ-kheo, có năm giới đưa đến xuất ly này.
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp
Thảo luận 1: Chữ sắc trong chi pháp thứ tư của bài kinh được hiểu như thế nào ? - TT Tuệ SiêuThảo luận 2: Xin cho vài thí dụ về cách "quán chiếu sự tương phản để vượt thoát" trong đời sống hằng ngày? TT Pháp Tân
Thảo luận 3. Tại sao rất khó để chúng sanh vượt khỏi sắc và an trú trong vô sắc? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 4. Tại sao có nhiều thứ phiền não nhưng ba trạng thái dục, sân, hại được liệt vào “tà tư duy?”- TT Pháp Đăng
III. Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Dùng sự tương phản để vượt thoát như " an trú trong bất hại , rồi nhìn lại hại tư duy để khắc chế hiềm hận " có hiểu qua thí dụ nào sau đây?
A. vị ấy nhìn thấy cả hai mặt của vấn đề bớt cố chấp/
B.thấy rõ bản chất hệ lụy để hướng cầu giải thoát /
C. sự so sánh chân thực là chất xúc tác cho tuệ giác /
D. cả ba điều trên.
TT Pháp Đăng cho đáp án Câu Số 1: D
Trắc nghiệm 2. Với ý nghĩa của bài kinh hôm nay thì điều nào sau đây là sự áp dụng lợi lạc?
A. Thỉnh thoảng cho mình những ngày sống an tịnh rồi nhìn lại sự giao động của đời sống đa đoan / B. Sau một khóa tu tinh tấn quán chiếu nếp sống buông thả để thấy khác biệt /
C. sau khi bố thí tự hỏi tâm xả tài có gì hơn tâm bỏn sẻn /
D. cả ba câu trên
TT Pháp Tân cho đáp án Câu Số 2: D
No comments:
Post a Comment