Wednesday, May 31, 2017

Bài học. Thứ Tư ngày 31-5-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Pháp Đăng

Chương 5
XXVI. Phẩm Cụ Túc Giới

(251) Cụ Túc Giới

(251) Cụ Túc Giới 1. - Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo xứng đáng là thầy trao truyền cụ túc giới. Thế nào là năm?

 2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thành tựu vô học giới uẩn, thành tựu vô học định uẩn, thành tựu vô học tuệ uẩn, thành tựu vô học giải thoát uẩn, thành tựu vô học giải thoát tri kiến uẩn.

(252 - 253) Xứng đáng là thầy y chỉ ... Xứng đáng được thị giả hầu cận1. - Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo,Xứng đáng là thầy y chỉ ... Xứng đáng được thị giả hầu cận. Thế nào là năm?

 Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thành tựu vô học giới uẩn, thành tựu vô học định uẩn, thành tựu vô học tuệ uẩn, thành tựu vô học giải thoát uẩn, thành tựu vô học giải thoát tri kiến uẩn.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo cần phải được một sa-di làm thị giả.


II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp
Thảo luận 1. Một vị tân tỳ khưu hoàn toàn giải thoát nhưng chưa đủ hạ lạp có thể trao truyền cụ túc giới chăng? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 2. Tại sao giới, định, tuệ ở đây đi với chữ uẩn -khandha? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 3.  giải thoát uẩn và giải thoát tri kiến uẩn khác biệt thế nào? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 4. Tại sao ở đây khi nói về vị thị giả lại đề cập tới sa di? (phải chăng chỉ có sa di mới nên làm thị giả?) - TT Tuệ Quyền

Thảo luận 5. Vai trò của một vị thầy y chỉ khác gì với vị thầy tế độ? - TT Pháp Tân

Thảo luận 6. Với hoàn cảnh sống ngày nay của một vị Tỳ Kheo làm cách nào để giữ được đời sống phạm hạnh trong ý nghĩa tương đối có thể làm được? - TT Pháp Đăng

Thảo luận 7: TT Pháp Đăng chia sẻ thêm bài học




 III. Trắc Nghiệm

Tuesday, May 30, 2017

Bài học. Thứ Ba ngày 30-5-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Quyền

Chương 5
XXV. Phẩm Ác Hành

(X) (250) Tịnh Tín Ðối Với Một Người

1. - Có năm nguy hại này, này các Tỷ-kheo, trong lòng tịnh tín đối với một người. Thế nào là năm?

2. Trong người nào, này các Tỷ-kheo, một người có lòng tịnh tín, và người ấy rơi vào một tội phạm, và tùy theo tội phạm ấy, chúng Tăng ngưng chức vị ấy. Người này suy nghĩ: "Người mà ta ái mộ ưa thích, vị ấy bị chúng Tăng ngưng chức", và người này không còn nhiều tịnh tín đối với các Tỷ-kheo, người này không có liên hệ với các Tỷ-kheo khác. Do không liên hệ với các Tỷ-kheo khác, người này không nghe diệu pháp. Do không nghe diệu pháp, người này thối đọa khỏi Chánh pháp. Ðây là nguy hại thứ nhất, này các Tỷ-kheo, trong sự tịnh tín đối với một người.

3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, trong người nào, một người có lòng tịnh tín, và vị ấy rơi vào một tội phạm, và tùy theo tội phạm ấy, chúng Tăng bắt vị ấy ngồi vào phía cuối. Người này suy nghĩ: "Người mà ta ái mộ ưa thích, vị ấy bị chúng Tăng bắt ra ngồi phía cuối", và người này không còn nhiều tịnh tín đối với các Tỷ-kheo. Do không còn nhiều tịnh tín đối với các Tỷ-kheo, người này không có liên hệ đến các Tỷ-kheo khác. Do không liên hệ với các Tỷ-kheo khác, người này không nghe diệu pháp. Do không nghe diệu pháp, người này thối đọa khỏi Chánh pháp. Ðây là nguy hại thứ hai, này các Tỷ-kheo, trong sự tịnh tín đối với một người.

4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, trong người nào, một người có lòng tịnh tín, rồi người ấy đi vào một địa phương khác...người ấy bị loạn tâm...người ấy mạng chung. Người này suy nghĩ: "Người mà ta ái mộ ưa thích, vị ấy mạng chung". Người này không liên hệ đến các Tỷ-kheo khác. Do không liên hệ với các Tỷ-kheo khác, người này không nghe diệu pháp. Do không nghe diệu pháp, người này thối đọa khỏi Chánh pháp. Ðây là nguy hại thứ năm, này các Tỷ-kheo, trong sự tịnh tín đối với một người.


II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp
Thảo luận 1. Phải chăng qua bài kinh hôm nay, Đức Phật khuyến khích người cư sĩ không nên đặt niềm tin ở bất cứ vị tăng nào? - TT Pháp Đăng

Thảo luận 2. Niềm tin tưởng ở chư tăng trong cung cách nào gọi là thích hợp? - TT Pháp Tân

Thảo luận 3. Ngày nay người Phật tử Việt Nam thường quan niệm là khi mình quy y là quy y với cá nhân vị thầy nào đó. Quan niệm như vậy có sai lầm chăng? - ĐĐ Pháp Tín


Thảo luận  4. Quan niệm “kính trọng chư tăng theo cách thống lý đại chúng” nên được hiểu thế nào? - ĐĐ Nguyên Thông

Thảo luận 5: TT Giác Đẳng chia sẻ bài học hôm nay


 III. Trắc Nghiệm

Monday, May 29, 2017

Thứ Hai ngày 29-5-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

Chương 5
XXV. Phẩm Ác Hành

(IX) (248) Nghĩa Ðịa

1. - Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong nghĩa địa. Thế nào là năm?

2. Bất tịnh, hôi thúi, đáng sợ hãi, trú xứ các phi nhân hung bạo, làm cho quần chúng than khóc.

Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong nghĩa địa.

3. Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong người được ví như nghĩa địa. Thế nào là năm?

4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thành tựu thân nghiệp bất tịnh, thành tựu khẩu nghiệp bất tịnh, thành tựu ý nghiệp bất tịnh. Ta nói rằng đây là sự bất tịnh của người ấy. Ví như, này các Tỷ-kheo, sự bất tịnh ấy của nghĩa địa. Ta nói rằng, này các Tỷ-kheo, người này giống như ví dụ ấy.

5. Ai thành tựu thân nghiệp bất tịnh, thành tựu khẩu nghiệp bất tịnh, thành tựu ý nghiệp bất tịnh, tiếng ác được đồn khắp. Ta nói rằng đây là mùi hôi thúi của người ấy. Ví như, này các Tỷ-kheo, mùi hôi thúi ấy của nghĩa địa. Ta nói rằng, này các Tỷ-kheo, người này giống như ví dụ ấy.

6. Với vị thành tựu thân nghiệp bất tịnh, thành tựu khẩu nghiệp bất tịnh, thành tựu ý nghiệp bất tịnh, các vị thuần tịnh đồng Phạm hạnh tránh né đứng xa. Ta nói rằng đây là sự đáng sợ hãi của người ấy. Ví như, này các Tỷ-kheo, sự đáng sợ hãi của nghĩa địa. Ta nói rằng, này các Tỷ-kheo, người này giống như ví dụ ấy.

7. Ai thành tựu thân nghiệp bất tịnh, thành tựu khẩu nghiệp bất tịnh, thành tựu ý nghiệp bất tịnh, sống chung với những hạng người cũng đồng chung với nếp sống ấy. Ta nói rằng đây là trú xứ hung bạo của người ấy. Ví như, này các Tỷ-kheo, trú xứ các phi nhân hung bạo của nghĩa địa, Ta nói rằng, này các Tỷ-kheo, người này giống như ví dụ ấy.

8. Với vị thành tựu thân nghiệp bất tịnh, thành tựu khẩu nghiệp bất tịnh, thành tựu ý nghiệp bất tịnh này, các vị thuần tịnh đồng Phạm hạnh thấy vậy trở thành bất mãn và nói: "Ôi thật là khổ cho chúng tôi, chúng tôi phải chung sống với những người như vậy". Ta nói rằng đây là làm cho quần chúng than khóc của người ấy. Ví như này các Tỷ-kheo, nghĩa địa là chỗ làm cho nhiều người than khóc, Ta nói rằng, này các Tỷ-kheo, người này giống như ví dụ ấy.

Ðây là năm nguy hại, này các Tỷ-kheo, trong người được ví như nghĩa địa.


II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp
Thảo luận 1. Tại sao đa số chúng sanh đều thích thú với những gì tốt đẹp nhưng phần đông lại tạo những điều ác xấu? - TT Pháp Tân

Thảo luận 2. Tại sao phần lớn Phật tử ưa nghĩa về những điều cao siêu, huyền bí mà quên hẳn những ý nghĩa thực tiễn của Phật Pháp trong đời sống? - ĐĐ Pháp Tín

Thảo luận 3. Có thể nào một người tâm tốt mà hành động và lời nói lại không tốt? (như khẩu xà tâm Phật) - TT Pháp Đăng

Thảo luận 4. Làm thế nào để chuyển đổi cuộc sống từ ác hành sang hiền thiện? - TT Tuệ Quyền

Thảo luận 5. Nên hay không nên để ý đến thái độ của người chung quanh về mình? - ĐĐ Nguyên Thông


Thảo luận 6. Cái vui của sở hành bất thiện có gọi là phước chăng? - TT Tuệ Quyền




 III. Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Người sống với thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp hiền thiện tạo nên những ảnh hưởng nào sau đây?
 A. Khiến người chung quanh có cảm giác bình an /
 B. Khiến xã hội bớt những xáo trộn /
 C. Khiến người thân bớt lo sợ /
D. Cả ba câu trên

TT Tuệ Quyền cho đáp án câu 1 là D


 Trắc nghiệm 2. Một người tu Phật có thể hướng thiện, hướng thượng bằng cách nào sau đây? 
A. Thành thật cảm nhận trạng thái nội tâm an lạc hay phiền não /
 B. Lưu tâm xem cuộc sống của mình mang lại vui hay buồn cho người chung quanh/ 
C. Thường tự hỏi mình tin Phật nhưng có thường nhớ nghĩ lời Phật dạy /
 D. Cả ba câu trên

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án Câu Số 2: .D 

Trắc nghiệm 3. Nói đến thiện ác thì Phật pháp đề cập đến phương diện nào sau đây? 
A. Nhân quả /
 B. Khéo và không khéo /
 C. Lợi ích và vô ích /
 D. Cả ba câu A, B, C

TT Pháp Tân cho đáp án câu 3 là D

Sunday, May 28, 2017

Bài học. Chủ Nhật ngày 28-5-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Chương 5
XXV. Phẩm Ác Hành

(I) (241) Người Ác Hành (1)

1. - Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này cho người ác hành. Thế nào là năm?

2. Tự mình chỉ trích mình; sau khi suy xét, các bậc trí quở trách; tiếng ác đồn khắp; khi mạng chung, tâm bị mê loạn; sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này cho người ác hành.

3. Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này cho người thiện hành. Thế nào là năm?

4. Tự mình không chỉ trích mình; sau khi suy xét, các bậc trí tán thán; tiếng tốt đồn khắp; khi mạng chung, tâm không bị mê loạn; sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào thiện thú, thiên giới, cõi đời này.

Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này cho người thiện hành.

(II-IV) (242 - 244) Người Ác Hành (2)

1. - Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này cho người thân ác hành:

- Tự mình chỉ trích mình; sau khi suy xét, các bậc trí quở trách; tiếng ác đồn khắp; khi mạng chung, tâm bị mê loạn; sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

- Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này cho người khẩu ác hành: Tự mình chỉ trích mình; sau khi suy xét, các bậc trí quở trách; tiếng ác đồn khắp; khi mạng chung, tâm bị mê loạn; sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

- Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại nàycho người ý ác hành:Tự mình chỉ trích mình; sau khi suy xét, các bậc trí quở trách; tiếng ác đồn khắp; khi mạng chung, tâm bị mê loạn; sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

(V) (245) Người Ác Hành (3)

Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này cho người "Từ bỏ diệu pháp, an trú phi diệu pháp":Tự mình chỉ trích mình; sau khi suy xét, các bậc trí quở trách; tiếng ác đồn khắp; khi mạng chung, tâm bị mê loạn; sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

(VI - VII) (246-247) Người Ác Hành (4)

1. - Có năm nguy hại này, này các Tỷ-kheo, cho người thân ác hành.Tự mình chỉ trích mình; sau khi suy xét, các bậc trí quở trách; tiếng ác đồn khắp; khi mạng chung, tâm bị mê loạn; sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Có năm lợi ích này, này các Tỷ-kheo, cho người thân thiện hành. Tự mình không chỉ trích mình; sau khi suy xét, các bậc trí tán thán; tiếng tốt đồn khắp; từ bỏ phi diệu pháp; an trú diệu pháp,

Có năm nguy hại này, này các Tỷ-kheo,cho người khẩu ác hành:Tự mình chỉ trích mình; sau khi suy xét, các bậc trí quở trách; tiếng ác đồn khắp; khi mạng chung, tâm bị mê loạn; sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Có năm lợi ích này, này các Tỷ-kheo, cho người khẩu thiện hành.Tự mình không chỉ trích mình; sau khi suy xét, các bậc trí tán thán; tiếng tốt đồn khắp; từ bỏ phi diệu pháp; an trú diệu pháp.

Có năm nguy hại này, này các Tỷ-kheo, chongười ý ác hành:Tự mình chỉ trích mình; sau khi suy xét, các bậc trí quở trách; tiếng ác đồn khắp; khi mạng chung, tâm bị mê loạn; sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

2. Có năm lợi ích này, này các Tỷ-kheo, cho người ý thiện hành.Tự mình không chỉ trích mình; sau khi suy xét, các bậc trí tán thán; tiếng tốt đồn khắp; từ bỏ phi diệu pháp; an trú diệu pháp.


II. Thảo Luận: Chư Tăng điều hợp
Thảo luận 1. Trong kinh Pháp Cú Đức Phật Ngài ví người ác như mũi tên bắn đi trong đêm tối, và trong bài kinh hom nay Đức Phật Ngài lại nói một người tạo ác thì tiếng xấu đồn xa. Xin giải thích hai vị dụ này. TT Pháp Tân
Thảo luận 2. Trong đời sống hàng ngày nên tu tập như thế nào để không tạo các nghiệp bất thiện do thân, khẩu, và ý? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 3. Trong Phật Giáo thì một người lỡ có hành vi ác hạnh thì có cách nào để xoá ác hạnh mà người đó lỡ phạm không? TT Tuệ Quyền
Thảo luận 4. Trong kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt, Đức Phật giảng chưa chắc một người cả đời làm thiện sẽ sanh thiên giới, một người làm ác chưa chắc đọa địa ngục. Thì như vậy một người làm ác là do tiền thân đã rất ác nên kiếp này họ mới làm ác, vậy thiện ác có cân bằng không? - TT Tuệ Siêu


 III. Trắc Nghiệm

Saturday, May 27, 2017

Bài học. Thứ Bảy ngày 27-5-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Pháp Tân

Chương 5
 XXIV. Phẩm Trú Tại Chỗ


(VII) (237) Xan Tham (1)

1. - Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo trú tại chỗ như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là năm?

2. Không suy xét, không thẩm sát, tán thán người không đáng được tán thán; không suy xét, không thẩm sát, không tán thán người đáng được tán thán; xan tham trú xứ, tham đắm trú xứ; xan tham gia đình, tham đắm gia đình; làm cho rơi rớt các vật tín thí.

Thành tựu năm pháp, Tỷ-kheo trú tại chỗ như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.

3. Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo trú tại chỗ như vậy tương xứng sanh lên cõi trời. Thế nào là năm?

4. Có suy xét, có thẩm sát, không tán thán người không đáng được tán thán; có suy xét, có thẩm sát, tán thán người đáng được tán thán; không xan tham trú xứ, không tham đắm trú xứ; không xan tham gia đình, không tham đắm gia đình; không làm cho rơi rớt các vật tín thí.

Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ Kheo trú tại chỗ như vậy tương xứng sanh lên cõi trời.

(VIII) (238) Xan Tham (2)

(Như kinh 237, bỏ "tham đắm trú xứ", bỏ "tham đắm gia đình", thay thế "làm cho rơi rớt vật thí" bằng "xan tham lợi dưỡng". Phần sau có những thay đổi cần thiết.)

(IX) (239) Xan Tham (3)

1. - Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ kheo trú tại chỗ như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là năm?

2. Xan tham chỗ ở, xan tham gia đình, xan tham lợi dưỡng, xan tham tán thán, làm cho các vật tín thí rơi rớt.

Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ kheo trú tại chỗ như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.

3. Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ kheo trú tại chỗ như vậy tương xứng sanh lên cõi trời. Thế nào là năm?

4. Không xan tham chỗ ở, không xan tham gia đình, không xan tham lợi dưỡng, không xan tham tán thán, không làm cho vật tín thí rơi rớt.

Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo , Tỷ kheo trú tại chỗ như vậy tương xứng sanh lên cõi trời.

(X) (240) Xan Tham (4)

(Hoàn toàn giống như kinh 239, chỉ khác pháp thứ năm là "xan tham pháp", thế cho "làm cho vật tín thí rơi rớt".)



II. Thảo Luận: TT Tuệ Siêu điều hợp
Thảo luận 1. Là một vị trụ trì một ngôi chùa có đầy đủ phòng ốc cho vị khách tăng , vậy tại sao có trường hợp vị trụ trì bỏn xẻn chỗ ở với vị khách tăng? TT Tuệ Quyền 
Thảo luận 2. Trường hợp bỏn xẻn pháp là thế nào? và tại sao người ta lại bỏn xẻn pháp? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 3. người bỏn xẻn pháp sẽ bị quả xấu gì hiện tại và tương lai? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4.Làm thế nào để chúng ta diệt trừ được tâm bỏn xẻn chỗ ở, gia tộc, lời khen, và bỏn xẻn Pháp? - TT Pháp Tín


 III. Trắc Nghiệm

Friday, May 26, 2017

Bài học. Thứ Sáu ngày 26-5-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Pháp Tín

Chương 5
 XXIV. Phẩm Trú Tại Chỗ


(VI) (236) Không Tán Thán Tương Xứng

1. - Thành tựu năm pháp, Tỷ-kheo trú tại chỗ như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là năm?

2. Không có suy xét, không thẩm sát, tán thán người không đáng được tán thán; không suy xét, không thẩm sát, không tán thán người đáng được tán thán; không suy xét, không thẩm sát, đặt lòng tin (làm rõ ràng) vào những chỗ không đáng được tịnh tín; không suy xét, không thẩm sát, không đặt lòng tin vào những chỗ đáng được tịnh tín; làm rơi rớt các vật tín thí.

Do thành tựu năm pháp, Tỷ-kheo trú tại chỗ như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.

3. Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo trú tại chỗ như vậy tương xứng sanh lên cõi trời. Thế nào là năm?

4. Có suy xét, có thẩm sát, không tán thán người không đáng được tán thán; có suy xét, có thẩm sát, tán thán người đáng được tán thán; có suy xét, có thẩm sát, không đặt lòng tin vào những chỗ không đáng được tịnh tín; có suy xét, có thẩm sát, đặt lòng tin vào những chỗ đáng được tịnh tín; không làm rơi rớt các vật tín thí.

Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo trú tại chỗ như vậy tương xứng sanh lên cõi trời.


II. Thảo Luận: Chư Tăng điều hợp
Thảo luận 1. Dựa vào tiêu chuẩn nào để tán thán một người  đáng tán thán và tiêu chuẩn nào để không tán thán người không đáng tán thán? - TT Pháp Tân
Thảo luận 2. TT Pháp Đăng chia sẻ thêm về bài học


 III. Trắc Nghiệm