Wednesday, May 31, 2017

Bài học. Thứ Tư ngày 31-5-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Pháp Đăng

Chương 5
XXVI. Phẩm Cụ Túc Giới

(251) Cụ Túc Giới

(251) Cụ Túc Giới 1. - Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo xứng đáng là thầy trao truyền cụ túc giới. Thế nào là năm?

 2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thành tựu vô học giới uẩn, thành tựu vô học định uẩn, thành tựu vô học tuệ uẩn, thành tựu vô học giải thoát uẩn, thành tựu vô học giải thoát tri kiến uẩn.

(252 - 253) Xứng đáng là thầy y chỉ ... Xứng đáng được thị giả hầu cận1. - Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo,Xứng đáng là thầy y chỉ ... Xứng đáng được thị giả hầu cận. Thế nào là năm?

 Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thành tựu vô học giới uẩn, thành tựu vô học định uẩn, thành tựu vô học tuệ uẩn, thành tựu vô học giải thoát uẩn, thành tựu vô học giải thoát tri kiến uẩn.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo cần phải được một sa-di làm thị giả.


II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp
Thảo luận 1. Một vị tân tỳ khưu hoàn toàn giải thoát nhưng chưa đủ hạ lạp có thể trao truyền cụ túc giới chăng? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 2. Tại sao giới, định, tuệ ở đây đi với chữ uẩn -khandha? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 3.  giải thoát uẩn và giải thoát tri kiến uẩn khác biệt thế nào? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 4. Tại sao ở đây khi nói về vị thị giả lại đề cập tới sa di? (phải chăng chỉ có sa di mới nên làm thị giả?) - TT Tuệ Quyền

Thảo luận 5. Vai trò của một vị thầy y chỉ khác gì với vị thầy tế độ? - TT Pháp Tân

Thảo luận 6. Với hoàn cảnh sống ngày nay của một vị Tỳ Kheo làm cách nào để giữ được đời sống phạm hạnh trong ý nghĩa tương đối có thể làm được? - TT Pháp Đăng

Thảo luận 7: TT Pháp Đăng chia sẻ thêm bài học




 III. Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment