Wednesday, May 10, 2017

Bài học. Thứ Tư ngày 10-5-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  TT  Pháp Tân

Chương 5
 XXII. Phẩm Mắng Nhiếc

(IV) (214) Người Nói Nhiều

1. - Có năm nguy hại này cho người nói nhiều. Thế nào là năm?

2. Nói láo; nói lời hai lưỡi; nói lời độc ác; nói lời phù phiếm; sau khi thân hoại hạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này cho người nói nhiều.

3. Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này cho người nói vừa phải. Thế nào là năm?

4. Không nói láo; không nói hai lưỡi; không nói lời độc ác; không nói lời phù phiếm; sau khi thân hoại hạng chung, sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.

Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này cho người nói vừa phải.


II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp
Thảo luận 1: TT Giác Đẳng tóm tắt bài học


 III. Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Một người nói nhiều cho thấy sự biểu hiện điều nào sau đây?
 A. Nói nhiều đã thành thói quen /
 B. Thiếu khả năng tự chế trong lời nói / 
C. Dễ dàng để tạo 4 khẩu nghiệp bất thiện: Nói láo; nói lời hai lưỡi; nói lời độc ác; nói lời phù phiếm / 
D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Pháp Tân cho đáp án câu 1 là D

Trắc nghiệm 2. Một người tu tập hiểu Phật Pháp đối với khẩu nghiệp thường tuân theo nguyên tắc nào sau đây? 
A. Chỉ nói khi thật sự cần thiết /
 B. Ngoài nhu cầu sinh hoạt thì chọn một trong hai: hoặc nói pháp hoặc im lặng trong chánh niệm 
C. Luôn ý thức được giá trị của sự yên tịnh của sự thanh tịnh trong nếp sống tu tập 
 D. Cả ba câu trên

TT Pháp Tân cho đáp án câu 2 là D

Trắc nghiệm 3. Ngụ ngôn nào sau đây nói lên ý nghĩa "tai hại của sự ham nói"? 
A. Vị quan đại thần nuốt phân dê  /
 B. Con rùa mất mạng vì mở miệng / 
C. Chung nước đã đầy rót thêm cũng bằng thừa / 
D. Cả ba chuyện trên

TT Pháp Tân cho đáp án câu 3 là D

Trắc nghiệm 4. Câu nào sau đây có thể được xem là hợp lý theo quan niệm thường thức? 
A. Nói nhiều cũng cái vui nhưng phiền phức thì nhiều hơn /
 B. Nói chuyện của người không lợi lạc bằng chú ý những gì xẩy ra ở thân tâm của mình / 
C. Có những lời nói làm tâm trí vọng động, có những lời làm cho tâm an tịnh /
 D. Cả ba điều trên

TT Pháp Tân cho đáp án câu 4 là D

Trắc nghiệm 6. Câu ca dao nào sau đây phù hợp với lời Phật dạy? 
A. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe / 
B. Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau / 
C. Rượu nhạt uống lắm cũng say, người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm/ 
D. Cả ba câu trên

TT Pháp Tân cho đáp án câu 5 là D





No comments:

Post a Comment