Tuesday, May 23, 2017

Bài học. Thứ Ba ngày 23-5-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Quyền

Chương 5
 XXIV. Phẩm Trú Tại Chỗ

(I) (231) Trú Tại Chỗ

1. - Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo trú tại chỗ trở thành không đáng được làm gương để tu tập. Thế nào là năm?

2. Không đầy đủ về uy nghi, không đầy đủ về trách nhiệm; không nghe nhiều, không thọ trì điều được nghe; không biết sống đoạn giảm, không ưa thích sống Thiền tịnh; lời nói không hiền thiện, không là người nói lời hiền thiện; ác tuệ, đần độn, câm điếc.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo trú tại chỗ trở thành không đáng được làm gương để tu tập.

3. Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo trú tại chỗ trở thành đáng được làm gương để tu tập. Thế nào là năm?

4. Ðầy đủ về uy nghi, đầy đủ về trách nhiệm; nghe nhiều, thọ trì điều được nghe; biết sống đoạn giảm, ưa thích Thiền tịnh; lời nói hiền thiện, là người nói lời hiền thiện; có trí tuệ, không đần độn, không câm điếc.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo trú tại chỗ trở thành đáng được làm gương để tu tập.


II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp
Thảo luận 2. Phải chăng thông thường thì người có tài kém đức mà người đức độ thì kém tài? - TT Pháp Tân


 III. Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Câu nào sau đây không đúng với những gì được dạy trong kinh điển?
 A. Người tu chỉ nên sống độc cư an tịnh một mình / 
B. Người tu nên sống giữa Tăng chúng và đàn tín với tinh thần trách nhiệm chứ tuyệt đối không nên sống một mình /
 C. Người tu tập cần đức độ chứ không cần tài năng / 
D. Cả ba câu trên đều không hoàn toàn đúng với lời Phật dạy

TT Pháp Đăng cho đáp án câu 1 là D

 Trắc nghiệm 2. Lời nói nào sau đây được xem là ngôn từ hiền thiện?
 A. Không nói dối, không nói độc ác, không nói chia rẽ, không nói vô ích /
 B. Nói đúng thời, nói đúng với sự thật, nói lời nhu hoà, nói lời lợi ích, nói với tâm từ/
 C. Câu a va b đều đúng / 
D. Câu a và ba đều sai

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án Câu Số 2: C 

 Trắc nghiệm 3. Thái độ nào sau đây được xem là nằm trong “tinh thần trách nhiệm” của người tu tập? 
A. Hành xử với ý thức cái gì có lợi hay bất lợi cho đàn hậu tấn / 
B. Làm gì cũng có tâm từ nghĩ tới sự lợi lạc của người chung quanh /
 C. Cân nhắc những gì mình làm có đi ngược lại với tinh thần cốt tủy của giáo pháp /
 D. cả ba điều trên

 TT Pháp Tân cho đáp án Câu Số 3:.D .

Trắc nghiệm 4. Câu nào sau đây có thể xem là hữu lý đối với người học Phật? 
A. Phật Pháp là một hệ thống giáo dục: con người cần được tu tập để tốt hơn cho mình và cho đời 
B. Phật Pháp là một hệ thống tín ngưỡng: chỉ cần tin là có được tất cả /
 C. Phật Pháp là một giáo thuyết mang tính triết lý: tư duy cao rộng thì đạt được giá trị tối thượng 
 D. Phật Pháp là một lập thuyết chủ trương trật tự xã hội: phải chu toàn bổn phận cá nhân đối với xã hội

TT Tuệ Quyền cho đáp án câu 4 là A


No comments:

Post a Comment