Monday, June 4, 2018

Bài học. Thứ Ba ngày 5-6-2018

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Quyền

Chương X - Mười Pháp

  VII. Phẩm Ước Nguyện

(VI) (76) Không Thể Tăng Trưởng

1. - Này các Tỷ-kheo, nếu ba pháp không có mặt ở đời, thời Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác không xuất hiện ở đời, và Pháp, Luật được Như Lai thuyết giảng không được nêu rõ ở đời. Thế nào là ba?

2. Sanh, già và chết. Này các Tỷ-kheo, nếu ba pháp này không hiện hữu ở đời, thời Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác không xuất hiện ở đời, và Pháp, Luật do Như Lai thuyết giảng không được nêu rõ ở đời. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, ba pháp này có mặt ở đời, do vậy Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở đời, do vậy, Pháp, Luật do Như Lai thuyết giảng được nêu rõ ở đời.

3. Này các Tỷ-kheo, không đoạn tận ba pháp thời không có thể đoạn tận sanh, thời không có thể đoạn tận già, thời không có thể đoạn tận chết. Thế nào là ba?

4. Không đoạn tận tham, không đoạn tận sân, không đoạn tận si. Do không đoạn tận ba pháp này, không có thể đoạn tận sanh, không có thể đoạn tận già, không có thể đoạn tận chết.

5. Này các Tỷ-kheo, do không đoạn tận ba pháp, thời không có thể đoạn tận tham, không có thể đoạn tận sân, không có thể đoạn tận si. Thế nào là ba?

6. Không đoạn tận thân kiến, không đoạn tận nghi, không đoạn tận giới cấm thủ. Do không đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể đoạn tận tham, không có thể đoạn tận sân, không có thể đoạn tận si.

7. Này các Tỷ-kheo, do không đoạn tận ba pháp, không có thể đoạn tận thân kiến, không có thể đoạn tận nghi, không có thể đoạn tận giới cấm thủ. Thế nào là ba?

8. Không đoạn tận phi như lý tác ý, không đoạn tận tu tập tà đạo, không đoạn tận tánh thụ động. Do không đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể đoạn tận thân kiến, không có thể đoạn tận nghi, không có thể đọan tận giới cấm thủ.

9. Này các Tỷ-kheo, do không đoạn tận ba pháp, không có thể đoạn tận phi như lý tác ý, không có thể đoạn tận tu tập tà đạo, không có thể đoạn tận tánh thụ động. Thế nào là ba?

10. Không đoạn tận vọng niệm, không đoạn tận không tỉnh giác, không đoạn tận tâm loạn động. Do không đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể đoạn tận phi như lý tác ý, không có thể đoạn tận tu tập tà đạo, không có thể đoạn tận tánh thụ động.

11. Này các Tỷ-kheo, do không đoạn tận ba pháp, không có thể đoạn tận vọng niệm, không có thể đoạn tận không tỉnh giác, không có thể đoạn tận tâm loạn động. Thế nào là ba?

12. Không đoạn tận không muốn yết kiến các bậc Thánh, không đoạn tận không muốn nghe Thánh pháp, không đoạn tận bới lông tìm vết. Do không đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể đoạn tận vọng niệm, không có thể đoạn tận không tỉnh giác, không có thể đoạn tận tâm loạn động.

13. Này các Tỷ-kheo, do không đoạn tận ba pháp, không có thể đoạn tận không muốn yết kiến các bậc Thánh, không có thể đoạn tận không muốn nghe Thánh pháp, không có thể đoạn tận bới lông tìm vết. Thế nào là ba?

14. Không đoạn tận trạo cử, không đọan tận không chế ngự, không đoạn tận ác giới. Do không đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể đoạn tận không muốn yết kiến các bậc Thánh, không có thể đoạn tận không muốn nghe Thánh pháp, không có thể đoạn tận tâm bới lông tìm vết.

15. Này các Tỷ-kheo, do không đoạn tận ba pháp, không có thể đoạn tận trạo cử, không có thể đoạn tận không chế ngự, không có thể đoạn tận ác giới. Thế nào là ba?

16. Không đoạn tận không có lòng tin, không đoạn tận xan tham, không đoạn tận biếng nhác, do không đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể đoạn tận trạo cử, không có thể đoạn tận không chế ngự, không có thể đoạn tận ác giới.

17. Này các Tỷ-kheo, do không đoạn tận ba pháp, không có thể đoạn tận không có lòng tin, không có thể đoạn tận xan tham, không có thể đoạn tận biếng nhác. Thế nào là ba?

18. Không đoạn tận không cung kính, không đoạn tận khó nói, không đoạn tận ác bằng hữu. Do không đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể đoạn tận không có lòng tin, không có thể đoạn tận xan tham, không có thể đoạn tận biếng nhác.

19. Này các Tỷ-kheo, do không đoạn tận ba pháp, không có thể đoạn tận không cung kính, không có thể đoạn tận khó nói, không có thể đoạn tận ác bằng hữu. Thế nào là ba?

20. Không đoạn tận không xấu hổ, không đoạn tận không sợ hãi, không đoạn tận phóng dật, do ba pháp này không đoạn tận, này các Tỷ-kheo, không có thể đoạn tận không cung kính, không có thể đoạn tận khó nói, không có thể đoạn tận ác bằng hữu.

21. Người này không có xấu hổ, này các Tỷ-kheo, không có sợ hãi, có phóng dật. Người ấy do phóng dật, không có thể đoạn tận không cung kính, không có thể đoạn tận khó nói, không có thể đọan tận ác bằng hữu. Người ấy do ác bằng hữu, không có thể đoạn tận không có lòng tin, không có thể đoạn tận xan tham, không có thể đoạn tận biếng nhác. Vị ấy do biếng nhác, không có thể đoạn tận trạo cử, không có thể đoạn tận không chế ngự, không có thể đoạn tận ác giới. Vị ấy do ác giới, không có thể đoạn tận không ưa yết kiến các bậc Thánh, không có thể đoạn tận không ưa nghe Thánh pháp, không có thể đoạn tận bới lông tìm vết. Vị ấy do bới lông tìm vết, không có thể đoạn tận vọng niệm, không có thể đoạn tận không có tỉnh giác, không có thể đoạn tận tâm loạn động. Vị ấy do tâm loạn động, không có thể đoạn tận phi như lý tác ý, không có thể đoạn tận tu tập tà đạo, không có thể đoạn tận tánh thụ động. Vị ấy do tánh thụ động, không có thể đoạn tận thân kiến, không có thể đoạn tận nghi, không có thể đoạn tận giới cấm thủ. Vị ấy do nghi hoặc, không có thể đoạn tận tham, không có thể đoạn tận sân, không có thể đoạn tận si. Vị ấy do không đoạn tận tham, không đoạn tận sân, không đoạn tận si, không có thể đoạn tận sanh, không có thể đoạn tận già, không có thể đoạn tận chết.

22. Do đoạn tận ba pháp, này các Tỷ-kheo, có thể đoạn tận sanh, có thể đoạn tận già, có thể đoạn tận chết. Thế nào là ba?

23. Do đoạn tận tham, do đoạn tận sân, do đoạn tận si, do đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể đoạn tận sanh, có thể đoạn tận già, có thể đoạn tận chết.

24. Này các Tỷ-kheo, do ba pháp được đoạn tận, có thể đoạn tận tham, có thể đoạn tận sân, có thể đoạn tận si. Thế nào là ba?

25. Do đoạn tận thân kiến, do đoạn tận nghi, do đoạn tận giới cấm thủ, do đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể đoạn tận tham, có thể đoạn tận sân, có thể đoạn tận si.

26. Này các Tỷ-kheo, do ba pháp được đoạn tận, có thể đoạn tận thân kiến, có thể đoạn tận nghi, có thể đoạn tận giới cấm thủ. Thế nào là ba?

27. Do đoạn tận phi như lý tác ý, do đoạn tận thực hành tà đạo, do đoạn tận tánh thụ động, do đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể đoạn tận thân kiến, có thể đoạn tận nghi, có thể đoạn tận giới cấm thủ.

28. Này các Tỷ-kheo, do đoạn tận ba pháp, có thể đoạn tận phi như lý tác ý, có thể đoạn tận thực hành tà đạo, có thể đoạn tận tánh thụ động. Thế nào là ba?

29. Do đoạn tận vọng niệm, do đoạn tận không tỉnh giác, do đoạn tận tâm loạn động, do đoạn tận ba pháp, này các Tỷ-kheo, có thể đoạn tận phi như lý tác ý, có thể đoạn tận không tỉnh giác, có thể đoạn tận tánh thụ động.

30. Này các Tỷ-kheo, do đoạn tận ba pháp, có thể đoạn tận vọng niệm, có thể đoạn tận không tỉnh giác, có thể đoạn tận tâm loạn động. Thế nào là ba?

31. Do đoạn tận không muốn yết kiến các bậc Thánh, do đoạn tận không muốn nghe Thánh pháp, do đoạn tận bới lông tìm vết, do đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể đoạn tận vọng niệm, có thể đoạn tận không tỉnh giác, có thể đoạn tận tâm loạn động.

32. Này các Tỷ-kheo, do đoạn tận ba pháp, có thể đoạn tận không muốn yết kiến các bậc Thánh, có thể đoạn tận không muốn nghe Thánh pháp, có thể đoạn tận bới lông tìm vết. Thế nào là ba?

33. Do đoạn tận trạo cử, do đoạn tận không chế ngự, do đoạn tận ác giới, do đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể đoạn tận không muốn yết kiến các bậc Thánh, có thể đoạn tận không muốn nghe Thánh pháp, có thể đoạn tận bới lông tìm vết.

34. Này các Tỷ-kheo, do đoạn tận ba pháp, có thể đoạn tận trạo cử, có thể đoạn tận không chế ngự, có thể đoạn tận ác giới. Thế nào là ba?

35. Do đoạn tận không có lòng tin, do đoạn tận xan tham, do đoạn tận biếng nhác, do đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể đoạn tận trạo cử, có thể đoạn tận không chế ngự, có thể đoạn tận ác giới.

36. Này các Tỷ-kheo, do đoạn tận ba pháp, có thể đoạn tận không có lòng tin, có thể đoạn tận xan tham, có thể đoạn tận biếng nhác. Thế nào là ba?

37. Do đoạn tận không cung kính, do đoạn tận khó nói, do đoạn tận ác bằng hữu, do đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể đoạn tận không có lòng tin, có thể đoạn tận xan tham, có thể đoạn tận biếng nhác.

38. Này các Tỷ-kheo, do đoạn tận ba pháp, có thể đoạn tận không cung kính, có thể đoạn tận khó nói, có thể đoạn tận ác bằng hữu. Thế nào là ba?

39. Do đoạn tận không xấu hổ, do đoạn tận không sợ hãi, do đoạn tận phóng dật, do đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể đoạn tận không cung kính, có thể đoạn tận khó nói, có thể đoạn tận ác bằng hữu.

40. Này các Tỷ-kheo, người này có xấu hổ, có sợ hãi, có phóng dật. Người ấy do không phóng dật, có thể đoạn tận không cung kính, có thể đoạn tận khó nói, có thể đoạn tận ác bằng hữu. Người ấy do thiện bằng hữu, có thể đoạn tận không có lòng tin, có thể đoạn tận xan tham, có thể đoạn tận biếng nhác. Người ấy do tinh cần tinh tấn, có thể đoạn tận trạo cử, có thể đoạn tận không chế ngự, có thể đoạn tận ác giới. Người ấy do giới đức, có thể đoạn tận không muốn yết kiến các bậc Thánh, có thể đoạn tận không muốn nghe Thánh pháp, có thể đoạn tận bới lông tìm vết. Người ấy do không bới lông tìm vết, có thể đoạn tận vọng niệm, có thể đoạn tận không tỉnh giác, có thể đoạn tận tâm loạn động. Người ấy do tâm không loạn động, có thể đoạn tận phi như ly tác ý, có thể đoạn tận tu tập tà đạo, có thể đoạn tận tánh thụ động. Người ấy do tánh không thụ đông, có thể đoạn tận thân kiến, có thể đoạn tận nghi, có thể đoạn tận giới cấm thủ. Người ấy do không có nghi hoặc, có thể đoạn tận tham, có thể đoạn tận sân, có thể đoạn tận si. Vị ấy do đoạn tận tham, do đoạn tận sân, do đoạn tận si, có thể đoạn tận sanh, có thể đoạn tận già, có thể đoạn tận chết.



II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận 1. Tại sao bài này chỉ đề cập ba hiện tượng sanh, già, chết mà không nói tới bệnh ? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 2. Theo Phật Học thì sanh , già , chết cho thấy gì về bản chất thế gian? - TT Pháp Đăng

Thảo luận 3. Tại sao bản chất vô thường biến hóa lại có ý nghĩa trọng đại đối với ra đời của Đức Phật và đại nguyện hoằng hóa? - ĐĐ Pháp Tín


Thảo luận 4. Khi Phật dạy tham, sân, si là nhân của sanh, già, chết thì nên được hiểu thế nào ? - ĐĐ Huy Niệm

 Thảo luận  5. Đọc vào đoạn đầu của bài kinh hôm nay cho thấy điều gì có thể và không có thể đối với thế gian biến đổi không ngừng ? - ĐĐ Nguyên Thông 


Thảo luận  6. Bài kinh hôm nay cho thấy ba khía cạnh : bản chất của đời sống , sự ra đời của chư vị Chánh Đẳng , và sự tu tập bản thân. Điểm nào trong ba khía cạnh đó người tu tập nên thường tâm niệm ? - TT Tuệ Quyền 



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment