Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín
Chương X - Mười Pháp
VII. Phẩm Ước Nguyện
(II) (72) Cây Gai
1. Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli, tại Ðại Lâm, ở ngôi nhà có nóc nhọn, với rất nhiều các Thượng tọa có danh tiếng, có danh tiếng như Tôn giả Càla, Tôn giả Upàcàla, Tôn giả Kakkata, Tôn giả Kalimbha, Tôn giả Nikata, Tôn giả Katissaha, cùng nhiều Tôn giả có danh tiếng khác.
2. Lúc bấy giờ có nhiều Licchavì có danh tiếng, có danh tiếng lớn đang cỡi các cỗ xe lộng lẫy, tranh đua cao tiếng, lớn tiếng đi vào Ðại Lâm để yết kiến Thế Tôn. Rồi các trưởng lão ấy suy nghĩ: "Có nhiều Licchavì có danh tiếng, có danh tiếng lớn đang cỡi các cỗ xe lộng lẫy, tranh đua cao tiếng, lớn tiếng đi vào Ðại lâm để yết kiến Thế Tôn, Thế Tôn có dạy: "Tiếng ồn là cây gai cho Thiền." Vậy chúng ta hãy đi đến Gosinga, khu rừng cây sàla. Tại đây, chúng ta có thể sống an ổn, không ồn ào, không chen chúc."
3. Rồi các Tôn giả ấy đi đến Gosinga, ngôi rừng các cây sàla. Tại đây, các Tôn giả ấy sống an ổn, không ồn ào, không chen chúc. Rồi Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:
- Này các Tỷ-kheo, Càla ở đâu? Upacàla ở đâu? Kakkata ở đâu? Kalimbha ở đâu? Nikata ở đâu? Katissaha ở đâu? Này các Tỷ-kheo, các trưởng lão đệ tử ấy đi đâu?
- Ở đây, bạch Thế Tôn, các Tôn giả ấy suy nhĩ như sau: "Có nhiều Licchavì có danh tiếng, có danh tiếng lớn đang cỡi các cỗ xe lộng lẫy, tranh đua cao tiếng, lớn tiếng, đi vào Ðại Lâm để yết kiến Thế Tôn, Thế Tôn có dạy: "Tiếng ồn là cây gai cho thiền". Vậy chúng ta hãy đi đến Gosinga khu rừng cây sàla. Tại đây, chúng ta có thể sống an ổn, không ồn ào, không chen chúc". Bạch Thế Tôn, các Tôn giả ấy đã đi đến Gosinga, khu rừng cây sàla. Tại đây, các bậc Tôn giả ấy sống an ổn, không ồn ào, không chen chúc.
4. - Lành thay, lành thay, này các Tỷ-kheo. Trả lời như các đại đệ tử đã trả lời, là trả lời một cách chơn chánh. Này các Tỷ-kheo, "Tiếng ồn là gai cho thiền", đã được Ta nói như vậy. Này các Tỷ-kheo, có mười loại cây gai này. Thế nào là mười?
5. Với người ưa thích viễn ly, ưa thích hội chúng là cây gai. Với người chuyên chú tu tập tướng bất tịnh, tu tập tịnh tướng là cây gai. Với người phòng hộ các căn, đi xem văn nghệ trình diễn là cây gai. Với người sống Phạm hạnh, thân cận với phụ nữ là cây gai. Với người chứng Thiền thứ nhất, tiếng ồn là cây gai. Với người chứng Thiền thứ hai, tầm tứ là cây gai. Với người chứng Thiền thứ ba, hỷ là cây gai. Với người chứng Thiền thứ tư, hơi thở là cây gai. Với người đã đạt được Diệt thọ tưởng định, tưởng và thọ là cây gai. Tham là cây gai. Sân là cây gai. Si là cây gai.
Này các Tỷ-kheo, hãy sống không phải là cây gai. Này các Tỷ-kheo, hãy sống rời khỏi cây gai. Này các Tỷ-kheo, hãy sống không phải là cây gai và rời khỏi cây gai. Này các Tỷ-kheo, không có cây gai là bậc A-la-hán. Này các Tỷ-kheo, rời khỏi cây gai là bậc A-la-hán. Này các Tỷ-kheo, vị không có gai và rời khỏi cây gai là bậc A-la-hán
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp
Thảo luận 1. Chúng ta nên hiểu sao với câu: "Với người chứng Thiền thứ tư, hơi thở là cây gai. "? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 2. asubhanimittānuyogaṁ anuyuttassa subhanimittānuyogo kaṇṭako (bản dịch: với người chuyên chú tu tập tướng bất tịnh, tu tập tịnh tướng là cây gai. ) tu tập tịnh tướng ở đây dịch có chính xác không? tịnh tướng ở đây hiểu là gì? Một người tu tập đề mục quán bất tịnh có nên chưng hoa cúng Phật chăng? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Câu Phật ngôn: “akaṇṭakā, bhikkhave, arahanto; nikkaṇṭakā, bhikkhave, arahanto; akaṇṭakanikkaṇṭakā, bhikkhave, arahanto”ti. (bản dịch: Này các Tỷ-kheo, không có cây gai là bậc A-la-hán. Này các Tỷ-kheo, rời khỏi cây gai là bậc A-la-hán. Này các Tỷ-kheo, vị không có gai và rời khỏi cây gai là bậc A-la-hán) nên được dịch thế nào? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. Những đơn cử ở đây mang ý nghĩa gì? - TT Pháp Tân
Thảo luận 5. Câu số 10: kaṇṭako rāgo kaṇṭako doso kaṇṭako moho kaṇṭako (dục tham là gai, sân là gai, si là gai) không được đặt trong phạm trù nào (đơn cử đối với ai hay trường hợp nào đó ) nên được hiểu ra thế nào? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 6. Bài kinh nầy ghi lại đoạn sau: (Khi Đức Thế Tôn hỏi các vị trưởng lão tỳ kheo đang ở đâu thì các thầy tỳ kheo trả lời): - Ở đây, bạch Thế Tôn, các Tôn giả ấy suy nhĩ như sau: "Có nhiều Licchavì có danh tiếng, có danh tiếng lớn đang cỡi các cỗ xe lộng lẫy, tranh đua cao tiếng, lớn tiếng, đi vào Ðại Lâm để yết kiến Thế Tôn, Thế Tôn có dạy: "Tiếng ồn là cây gai cho thiền". Vậy chúng ta hãy đi đến Gosinga khu rừng cây sàla. Tại đây, chúng ta có thể sống an ổn, không ồn ào, không chen chúc". Bạch Thế Tôn, các Tôn giả ấy đã đi đến Gosinga, khu rừng cây sàla. Tại đây, các bậc Tôn giả ấy sống an ổn, không ồn ào, không chen chúc. (Đức Phật nghe vậy dạy rằng) Lành thay, lành thay, này các Tỷ-kheo. Trả lời như các đại đệ tử đã trả lời, là trả lời một cách chơn chánh. Này các Tỷ-kheo, "Tiếng ồn là gai cho thiền", đã được Ta nói như vậy.
Hình ảnh đó có trái ngược với bối cảnh sinh hoạt chùa chiền ngày nay chăng?
Thảo luận 7. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
Thảo luận 2. asubhanimittānuyogaṁ anuyuttassa subhanimittānuyogo kaṇṭako (bản dịch: với người chuyên chú tu tập tướng bất tịnh, tu tập tịnh tướng là cây gai. ) tu tập tịnh tướng ở đây dịch có chính xác không? tịnh tướng ở đây hiểu là gì? Một người tu tập đề mục quán bất tịnh có nên chưng hoa cúng Phật chăng? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Câu Phật ngôn: “akaṇṭakā, bhikkhave, arahanto; nikkaṇṭakā, bhikkhave, arahanto; akaṇṭakanikkaṇṭakā, bhikkhave, arahanto”ti. (bản dịch: Này các Tỷ-kheo, không có cây gai là bậc A-la-hán. Này các Tỷ-kheo, rời khỏi cây gai là bậc A-la-hán. Này các Tỷ-kheo, vị không có gai và rời khỏi cây gai là bậc A-la-hán) nên được dịch thế nào? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. Những đơn cử ở đây mang ý nghĩa gì? - TT Pháp Tân
Thảo luận 5. Câu số 10: kaṇṭako rāgo kaṇṭako doso kaṇṭako moho kaṇṭako (dục tham là gai, sân là gai, si là gai) không được đặt trong phạm trù nào (đơn cử đối với ai hay trường hợp nào đó ) nên được hiểu ra thế nào? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 6. Bài kinh nầy ghi lại đoạn sau: (Khi Đức Thế Tôn hỏi các vị trưởng lão tỳ kheo đang ở đâu thì các thầy tỳ kheo trả lời): - Ở đây, bạch Thế Tôn, các Tôn giả ấy suy nhĩ như sau: "Có nhiều Licchavì có danh tiếng, có danh tiếng lớn đang cỡi các cỗ xe lộng lẫy, tranh đua cao tiếng, lớn tiếng, đi vào Ðại Lâm để yết kiến Thế Tôn, Thế Tôn có dạy: "Tiếng ồn là cây gai cho thiền". Vậy chúng ta hãy đi đến Gosinga khu rừng cây sàla. Tại đây, chúng ta có thể sống an ổn, không ồn ào, không chen chúc". Bạch Thế Tôn, các Tôn giả ấy đã đi đến Gosinga, khu rừng cây sàla. Tại đây, các bậc Tôn giả ấy sống an ổn, không ồn ào, không chen chúc. (Đức Phật nghe vậy dạy rằng) Lành thay, lành thay, này các Tỷ-kheo. Trả lời như các đại đệ tử đã trả lời, là trả lời một cách chơn chánh. Này các Tỷ-kheo, "Tiếng ồn là gai cho thiền", đã được Ta nói như vậy.
Hình ảnh đó có trái ngược với bối cảnh sinh hoạt chùa chiền ngày nay chăng?
Thảo luận 7. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment