Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Pháp Tân
Chương X - Mười Pháp
VII. Phẩm Ước Nguyện
(III) (73) Khả Lạc
1. - Có mười pháp này khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó tìm được ở đời. Thế nào là mười?
2. Tài sản khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó tìm được ở đời, dung sắc... không bệnh... các giới đức... Phạm hạnh... các bạn bè... nhiều trí.... các pháp... thiên giới, khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời.
Này các Tỷ-kheo, mười pháp khả lạc, khả lạc, khả hỷ, khả này khó tìm được ở đời.
3. Này các Tỷ-kheo, đối với mười pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời này, mười pháp là những chướng ngại. Thế nào là mười?
4. Thụ động và không hăng hái là chướng ngại cho tài sản. Không trang sức, không tô điểm là chướng ngại cho dung sắc. Hành động không thích ứng là chướng ngại cho không bệnh. Ác bằng hữu là chướng ngại cho giới đức. Không chế ngự các căn là chướng ngại cho Phạm hạnh. Lừa dối là chướng ngại cho các bạn bè. Không học tập là chướng ngại cho nhiều trí. Không nghe, không hỏi là chướng ngại cho trí tuệ. Không có chú tâm, không có quán sát là chướng ngại cho các pháp. Tà hạnh là chướng ngại cho Thiên giới.
Này các Tỷ-kheo, đối với mười khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời này, mười pháp này là những chướng ngại.
5. Này các Tỷ-kheo, đối với mười pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời này, mười pháp là những thức ăn. Thế nào là mười?
6. Không thụ động, hăng hái là món ăn cho các tài sản. Trang sức, tô điểm là món ăn cho dung sắc. Hành động thích ứng là món ăn cho không bệnh. Bạn bè với thiện bằng hữu là thức ăn cho các giới đức. Chế ngự các căn là thức ăn cho Phạm hạnh. Không có lừa dối là thức ăn cho bạn bè. Học tập là thức ăn cho trí tuệ. Chú tâm quán sát là thức ăn cho các pháp. Chánh hạnh là thức ăn cho Thiên giới.
Này các Tỷ-kheo, đối với mười pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời này, mười pháp này là những thức ăn.
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp
1. Siêng năng và tích cực là nhân tố của giàu có uṭṭhānaṁ anālasyaṁ bhogānaṁ āhāro
2. Khéo trang điểm và chăm sóc là nhân tố của sắc đẹp Adorning and beautifying oneself are nutriments for beauty. maṇḍanā vibhūsanā vaṇṇassa āhāro
3. Dưỡng sinh là nhân tố của sức khoẻ . sappāyakiriyā ārogyassa āhāro
4. Bạn lành là nhân tố của chánh hạnh kalyāṇamittatā sīlānaṁ āhāro
5. Phòng hộ các căn là nhân tố của phạm hạnh indriyasaṁvaro brahmacariyassa āhāro6. Thành thật là nhân tố của tình bạn . avisaṁvādanā mittānaṁ āhāro
6. Phòng hộ các căn là nhân tố của phạm hạnhindriyasaṁvaro brahmacariyassa āhāro
7. Ôn luyện là nhân tố của hấp thụ . sajjhāyakiriyā bāhusaccassa āhāro
8. Học hỏi là nhân tố của trí tuệ sussūsā paripucchā paññāya āhāro
9. Tu dưỡng và quán sát là nhân tố của thiện tánh anuyogo paccavekkhaṇā dhammānaṁ āhāro
10. Sở hành hiền thiện là nhân tố sanh thiên giới . sammāpaṭipatti saggānaṁ āhāro
III Trắc Nghiệm
A. Cầu nguyện /
B. Biết làm cái gì cần thiết để có được những điều tốt đẹp /
C. Biết chấp nhận số phận an bài /
D. Quan trọng là có tiền. Có tiền thì có tất cả
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 1: B
Trắc nghiệm 2. Câu nào sau đây nói lên được cái nhìn của người Phật tử đối với khổ vui, thành bại trong cuộc sống?
A. Tất cả do nghiệp đã tạo trong đời quá khứ /
B. Tất cả do nỗ lực trong hiện tại /
C. Cuộc sống là sự hỗn hợp của quả nghiệp quá khứ và ý chí trong hiện tại /
D. Tất cả do ý trời
TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 2: C
Trắc nghiệm 3. Câu nào sau đây được xem là phù hợp với những gì được đề cập trong bài kinh hôm nay?
A. Người đẹp nhờ lụa/
B. Phú túc do cần /
C. Bệnh tùng khẩu nhập /
D. Cả ba câu trên
TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 3: D
Trắc nghiệm 4. Câu nào sau đây được xem là không phù hợp với những gì được đề cập trong bài kinh hôm nay?
A. Mình đã tốt dù sống với ai cũng tốt/
B. Tình bạn lâu bền nhờ khéo ăn khéo nói /
C. Nền giáo dục ngày nay cho thấy học thuộc lòng không cần thiết trong sự học tập /
D. Cả ba câu trên đề không phù hợp với ý nghĩa của bài kinh
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 4: D
No comments:
Post a Comment