Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha
Giảng Sư: Chư Tăng
Giảng Sư: Chư Tăng
Milinda Vấn Đạo
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
Câu hỏi của Vua Milinda
Bài 3 - Xuất gia với mục đích gì?
Đức
vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, sự xuất gia của ngài là với mục đích gì?
Và mục đích tối hậu của ngài là gì?”
Vị
trưởng lão đã nói rằng: “Tâu đại vương, làm cách nào để cho khổ này diệt, và khổ
khác không thể sanh lên? Tâu đại vương, sự xuất gia của chúng tôi là với mục
đích ấy. Còn mục đích tối hậu của chúng tôi là Niết Bàn không còn chấp thủ.”
“Thưa
ngài Nāgasena, có phải tất cả đều xuất gia với mục đích này?”
“Tâu
đại vương, không hẳn. Một số xuất gia với mục đích này. Một số xuất gia vì sợ
hãi đức vua. Một số xuất gia vì sợ hãi kẻ đạo tặc. Một số xuất gia vì bị hành hạ
bởi nợ nần. Một số xuất gia vì mục đích nuôi mạng. Những người nào xuất gia
chân chánh, những người ấy xuất gia với mục đích này.”
“Thưa
ngài, có phải ngài đã xuất gia với mục đích này?”
“Tâu
đại vương, tôi đã xuất gia khi còn là đứa bé trai. Tôi không biết là ‘tôi xuất
gia với mục đích này.’ Tuy nhiên, tôi đã khởi ý như vầy: ‘Các vị Sa-môn Thích tử
này là các bậc trí. Các vị sẽ cho ta học tập.’ Tôi đây đã được học tập với họ,
tôi biết và nhận thức rằng: ‘Sự xuất gia là với mục đích này.’”
“Thưa
ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
1. Thấy cuộc đời khổ mà đi tu, thấy trong chùa vui thì muốn đi tu. Thì trong đường dài có ảnh hưởng đến cuộc tu không? Lý do xuất gia ban đầu quan trọng như thế nào đến cuộc tu? - ĐĐ Pháp Tín
2. Hồi còn nhỏ phải nhìn nhận rằng hai huynh đệ chúng ta vào chùa là do niềm hoan hỉ với đời sống trong chùa hơn là chán ngán nỗi khổ của trần gian. Thì câu hỏi là điều đó có ảnh hưởng trên đường dài của đời sống tu tập của chúng ta không? - TT Tuệ Siêu
3. Do ảnh hưởng văn hóa, một số người xuất gia vào chùa từ nhỏ chưa ý thức rõ ràng mục đích của xuất gia, thì tốt về phương diện nào và không tốt về phương diện nào? - TT Pháp Tân
4. Mục đích chân chính và mục đích quan trọng nhất của đời sống xuất gia là gì? - TT Pháp Đăng
5. Quan niệm của một vị Trụ Trì, một vị Thầy. Khi nhận một người xuất gia thì có nên đòi hỏi người đó có ý thức mục đích xuất gia là gì không hay là nên có thái độ bao dung? - TT Tuệ Quyền
6. Chúng ta có cần trải nghiệm qua sự khổ để có ý thức thoát khổ hay không? - TT Tuệ Siêu
7. Mình xuất gia như thế nào để có phước, và nếu mình thiếu phước thì sự xuất gia của mình như thế nào? - TT Pháp Đăng
8. Có phải muốn xuất gia thì mình phải có duyên với Phật Pháp mới có thể xuất gia? - TT Pháp Tân
9. Người đời nói "muốn tu phải có căn tu". Vậy căn tu là gì? Làm sao biết mình có căn tu hay không? - TT Tuệ Quyền
10. Ý tưởng về sự khổ của đời sống làm chúng ta phấn đấu để tu tập nhưng lại làm chúng ta yếm thế. thì chúng ta làm thế nào để sống với sự đau khổ nhưng vẫn giữ được sự hưng phấn trong sự tu tập hoan hỉ mà tiến tới? - TT Tuệ Siêu
2. Hồi còn nhỏ phải nhìn nhận rằng hai huynh đệ chúng ta vào chùa là do niềm hoan hỉ với đời sống trong chùa hơn là chán ngán nỗi khổ của trần gian. Thì câu hỏi là điều đó có ảnh hưởng trên đường dài của đời sống tu tập của chúng ta không? - TT Tuệ Siêu
3. Do ảnh hưởng văn hóa, một số người xuất gia vào chùa từ nhỏ chưa ý thức rõ ràng mục đích của xuất gia, thì tốt về phương diện nào và không tốt về phương diện nào? - TT Pháp Tân
4. Mục đích chân chính và mục đích quan trọng nhất của đời sống xuất gia là gì? - TT Pháp Đăng
5. Quan niệm của một vị Trụ Trì, một vị Thầy. Khi nhận một người xuất gia thì có nên đòi hỏi người đó có ý thức mục đích xuất gia là gì không hay là nên có thái độ bao dung? - TT Tuệ Quyền
6. Chúng ta có cần trải nghiệm qua sự khổ để có ý thức thoát khổ hay không? - TT Tuệ Siêu
7. Mình xuất gia như thế nào để có phước, và nếu mình thiếu phước thì sự xuất gia của mình như thế nào? - TT Pháp Đăng
8. Có phải muốn xuất gia thì mình phải có duyên với Phật Pháp mới có thể xuất gia? - TT Pháp Tân
9. Người đời nói "muốn tu phải có căn tu". Vậy căn tu là gì? Làm sao biết mình có căn tu hay không? - TT Tuệ Quyền
10. Ý tưởng về sự khổ của đời sống làm chúng ta phấn đấu để tu tập nhưng lại làm chúng ta yếm thế. thì chúng ta làm thế nào để sống với sự đau khổ nhưng vẫn giữ được sự hưng phấn trong sự tu tập hoan hỉ mà tiến tới? - TT Tuệ Siêu
No comments:
Post a Comment