Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
Milinda Vấn Đạo
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
Bài 2 - Tôi là ai ?
1. CÂU
HỎI CỦA VUA MILINDA
1. Khi ấy, đức
vua Milinda đã đi đến gặp đại đức Nāgasena, sau khi đến đã tỏ vẻ thân thiện với
đại đức Nāgasena, sau khi trao đổi lời xã giao thân thiện rồi đã ngồi xuống một
bên. Đại đức Nāgasena cũng đã tỏ bày vẻ thân thiện, chính vì thế đã làm hài
lòng tâm ý của đức vua Milinda.
Khi ấy, đức vua
Milinda đã nói với đại đức Nāgasena điều này: “Ngài đại đức được nhận biết bằng
cách nào? Thưa ngài, ngài tên gì?” “Tâu đại vương, tôi được nhận biết là
‘Nāgasena.’ Tâu đại vương, các vị đồng Phạm hạnh gọi tôi là ‘Nāgasena.’ Hơn nữa,
mẹ cha đặt tên là ‘Nāgasena,’ hoặc là ‘Sūrasena,’ hoặc là ‘Vīrasena,’ hoặc là
‘Sīhasena.’ Tâu đại vương, vả lại ‘Nāgasena’ cũng chỉ là từ phân biệt, là tên
thừa nhận, là tên quy định, là tên gọi thông thường, bởi vì không người nào được
tìm thấy ở đây.”
Khi ấy, đức vua
Milinda đã nói với như vầy: “Xin quý vị năm trăm người xứ Yonaka và tám mươi
ngàn vị tỳ khưu hãy lắng nghe trẫm. Vị Nāgasena này đã nói như vầy: ‘Bởi vì
không người nào được tìm thấy ở đây.’ Vậy có hợp lý để chấp nhận điều ấy
không?”
Khi ấy, đức vua
Milinda đã nói với đại đức Nāgasena điều này: “Thưa ngài Nāgasena, nếu không
người nào được tìm thấy, vậy thì ai bố thí y phục vật thực chỗ trú ngụ và thuốc
men chữa bệnh cho ngài? Ai thọ dụng vật ấy? Ai trì giới? Ai gắn bó với sự tu tập?
Ai chứng ngộ Đạo, Quả, và Niết Bàn? Ai sát hại mạng sống? Ai lấy vật không được
cho? Ai tà hạnh trong các dục? Ai nói dối? Ai uống chất lên men? Ai gây nên năm
nghiệp vô gián? Như thế thì không có thiện, không có bất thiện, không có người
làm hoặc người sai bảo làm đối với các nghiệp thiện và bất thiện. Không có sự
thành tựu quả đối với các nghiệp đã được làm tốt hoặc đã được làm xấu. Thưa
ngài Nāgasena, nếu có người giết chết ngài, thì người ấy cũng không có tội giết
hại mạng sống. Thưa ngài Nāgasena, ngài cũng không có thầy dạy học, không có thầy
tế độ, không có sự tu lên bậc trên, điều ngài nói rằng: ‘Tâu đại vương, các vị
đồng Phạm hạnh gọi tôi là Nāgasena,’ vậy ở đây cái gì là Nāgasena? Thưa ngài,
có phải các sợi tóc là Nāgasena?”
“Tâu đại vương,
không phải.”
“Có phải các sợi
lông là Nāgasena?”
“Tâu đại vương,
không phải.”
“Có phải các
móng (tay chân) —(như trên)— các răng, da, thịt, gân, xương, tủy xương, thận,
tim, gan, cơ hoành, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, thực phẩm chưa tiêu, phân,
mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, nước mỡ (huyết tương), nước miếng, nước
mũi, nước ở khớp xương, nước tiểu, bộ não ở đầu là Nāgasena?”
“Tâu đại vương,
không phải.”
“Thưa ngài, có
phải sắc là Nāgasena?”
“Tâu đại vương,
không phải.”
“Có phải thọ là
Nāgasena?”
“Tâu đại vương,
không phải.”
“Có phải tưởng
là Nāgasena?”
“Tâu đại vương,
không phải.”
“Có phải các
hành là Nāgasena?”
“Tâu đại vương,
không phải.”
“Có phải thức là
Nāgasena?”
“Tâu đại vương,
không phải.”
“Thưa ngài, vậy
thì sắc-thọ-tưởng-hành-thức là Nāgasena?”
“Tâu đại vương,
không phải.”
“Thưa ngài, vậy
thì trừ ra sắc-thọ-tưởng-hành-thức là Nāgasena?”
“Tâu đại vương,
không phải.”
“Thưa ngài,
trong khi lần lượt hỏi về điều ấy mà trẫm vẫn không thấy ra được Nāgasena. Thưa
ngài, chẳng lẽ âm thanh lại là Nāgasena? Vậy thì ở đây người nào là Nāgasena?
Thưa ngài, ngài nói không có Nāgasena là điều không thật là lời dối trá.”
2. CÂU
TRẢ LỜI CỦA TÔN GIẢ NAGASENA
Khi ấy, đại đức
Nāgasena đã nói với đức vua Milinda điều này: “Tâu đại vương, đại vương quả là
có sự thanh lịch của dòng dõi Sát-đế-lỵ, có sự thanh lịch tột bực. Tâu đại
vương, đối với bệ hạ đây trong lúc dẫm đạp lên các miểng chai, đá, cát sần sùi ở
lớp cát nóng của mặt đất hừng hực và đi bộ vào lúc giữa trưa, hẳn nhiên các bàn
chân đau nhức, thân mệt nhọc, tâm bị lui sụt, thân thức gắn liền với khổ sanh
khởi. Vậy thì bệ hạ đi đến bằng chân, hay bằng xe cộ?”
“Thưa ngài, trẫm
không đi đến bằng chân, trẫm đi đến bằng cỗ xe.”
“Tâu đại vương,
nếu bệ hạ đi đến bằng cỗ xe, xin bệ hạ hãy chỉ cỗ xe cho tôi. Tâu đại vương, có
phải cái gọng là cỗ xe?”
“Thưa ngài,
không phải.”
“Có phải cái trục
là cỗ xe?”
“Thưa ngài,
không phải.”
“Có phải các
bánh xe là cỗ xe?”
“Thưa ngài,
không phải.”
“Có phải thùng
xe là cỗ xe?”
“Thưa ngài,
không phải.”
“Có phải thanh
chống là cỗ xe?”
“Thưa ngài,
không phải.”
“Có phải cái ách
là cỗ xe?”
“Thưa ngài,
không phải.”
“Có phải dây
cương là cỗ xe?”
“Thưa ngài,
không phải.”
“Có phải gậy
thúc là cỗ xe?”
“Thưa ngài,
không phải.”
“Tâu đại vương,
vậy có phải gọng-trục-bánh xe-thùng xe-thanh chống-ách-dây cương-gậy thúc là cỗ
xe?”
“Thưa ngài,
không phải.”
“Tâu đại vương,
vậy thì trừ ra gọng-trục-bánh xe-thùng xe-thanh chống-ách-dây cương-gậy thúc là
cỗ xe?”
“Thưa ngài,
không phải.”
“Tâu đại vương,
trong khi lần lượt hỏi về điều ấy mà tôi vẫn không thấy ra được cỗ xe. Tâu đại
vương, chẳng lẽ âm thanh lại là cỗ xe? Vậy thì ở đây cái gì là cỗ xe? Tâu đại
vương, đại vương nói không có cỗ xe là điều không thật là lời dối trá. Tâu đại
vương, đại vương là vị vua tối cao của toàn cõi xứ Jambudīpa, tại sao đại vương
lại sợ hãi và nói lời dối trá? Xin quý vị năm trăm người xứ Yonaka và tám mươi
ngàn vị tỳ khưu hãy lắng nghe tôi. Đức vua Milinda này đã nói như vầy: ‘Trẫm đi
đến bằng cỗ xe.’ Trong khi được nói rằng: ‘Tâu đại vương, nếu bệ hạ đi đến bằng
cỗ xe, xin bệ hạ hãy chỉ cỗ xe cho tôi’ thì không trình ra được cỗ xe. Vậy có hợp
lý để chấp nhận điều ấy không?”
Khi được nói như
vậy, năm trăm người xứ Yonaka đã tán thưởng đại đức Nāgasena bằng tiếng “Lành
thay!” rồi đã nói với đức vua Milinda điều này: “Tâu đại vương, lúc này trong
khi đại vương có khả năng, xin đại vương hãy nói.”
Khi ấy, đức vua
Milinda đã nói với đại đức Nāgasena điều này: “Thưa ngài Nāgasena, trẫm không
nói lời dối trá. Do cái gọng, do cái trục, do các bánh xe, do thùng xe, do
thanh chống mà có được từ phân biệt, tên thừa nhận, tên quy định, tên gọi thông
thường là ‘cỗ xe’.”
“Tâu đại vương,
thật tốt đẹp thay đại vương nhận ra được cỗ xe. Tâu đại vương, cũng tương tợ y
như thế đối với tôi, do các sợi tóc, do các sợi lông, —(như trên)— do bộ não,
do sắc, do thọ, do tưởng, do các hành, do thức mà có được từ phân biệt, tên thừa
nhận, tên quy định, tên thông thường là ‘Nāgasena’. Tuy nhiên, theo ý nghĩa rốt
ráo thì không người nào được tìm thấy ở đây. Tâu đại vương, điều này cũng đã được
tỳ khưu ni Vajirā nói lên trong sự hiện diện của đức Thế Tôn rằng:
Giống y như việc
ráp chung lại các bộ phận thì có tiếng gọi là ‘cỗ xe,’ tương tợ như vậy khi các
uẩn hiện diện thì có sự công nhận là ‘con người’.”
“Thưa ngài
Nāgasena, thật là kỳ diệu! Thưa ngài Nāgasena, thật là phi thường! Các sự ứng đối
câu hỏi rất tuyệt vời đã được trình bày. Nếu đức Phật còn tại tiền thì Ngài
cũng tán thưởng bằng tiếng ‘Lành thay!’ Này Nāgasena, thật tốt đẹp thay, thật tốt
đẹp thay! Các sự ứng đối câu hỏi rất tuyệt vời đã được trình bày.”
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
No comments:
Post a Comment