Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
Câu hỏi của Vua Milinda
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
Milinda Vấn Đạo
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
Bài 5: Khéo Tác Ý và Trí Tuệ
Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài, tác ý có gì là tướng trạng, tuệ có gì là tướng trạng?”
“Tâu đại vương, tác ý có sự cân nhắc là tướng trạng, tuệ có sự cắt đứt là tướng trạng.”
“Thưa ngài, tác ý có sự cân nhắc là tướng trạng nghĩa là thế nào? Tuệ có sự cắt đứt là tướng trạng nghĩa là thế nào? Xin ngài cho ví dụ.”
“Tâu đại vương, đại vương có biết về những người gặt lúa không?”
“Thưa ngài, đúng vậy. Trẫm có biết.”
“Tâu đại vương, những người gặt lúa cắt cây lúa như thế nào?”
“Thưa ngài, họ nắm bó lúa bằng tay trái, cầm cái liềm bằng tay phải, rồi cắt bằng cái liềm.”
“Tâu đại vương, giống như người gặt lúa nắm lấy bó lúa bằng tay trái, cầm cái liềm bằng tay phải, rồi cắt bằng cái liềm, tương tợ y như thế hành giả nắm lấy ý bằng sự tác ý rồi cắt đứt các phiền não bằng tuệ. Tâu đại vương, tác ý có sự cân nhắc là tướng trạng nghĩa là như vậy, tuệ có sự cắt đứt là tướng trạng nghĩa là như vậy.”
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
1. Sự khéo tác ý hay chánh tư niệm là do thói quen hay do sự vận dụng khôn khéo của suy nghĩ? - TT Tuệ Siêu
2. Trong chánh văn Pali thì dùng manasikàra (tác ý) thì có được hiểu như là Yoniso manasikàra (như lý tác ý) hay không? TT Tuệ Siêu
3. Tại sao một người giỏi về nhiều lãnh vực, nhưng có những lãnh vực thì họ lại rất dở. Thì trường hợp này là có trí tuệ hay không có trí tuệ? - TT Pháp Tân
4. Trong ngôn ngữ của Phật Giáo Bắc Truyền có câu " Sở tri chướng" tức là cái biết là sự ngăn ngại. Thì trong trường hợp nào trí tuệ là sự ngăn ngại và trường hợp nào giúp chúng ta thông suốt? ĐĐ Pháp Tín
5. Thông thường cách học của những người Phật tử là theo quan niệm thường thức bên ngoài, nhưng khi chúng ta học vào trạng thái từng pháp thì có sự đòi hỏi nghiên cứu và tìm hiểu. Thì theo kinh nghiêm nếu mình học nhiều quá thì có rối hơn không? - TT Tuệ Quyền
2. Trong chánh văn Pali thì dùng manasikàra (tác ý) thì có được hiểu như là Yoniso manasikàra (như lý tác ý) hay không? TT Tuệ Siêu
3. Tại sao một người giỏi về nhiều lãnh vực, nhưng có những lãnh vực thì họ lại rất dở. Thì trường hợp này là có trí tuệ hay không có trí tuệ? - TT Pháp Tân
4. Trong ngôn ngữ của Phật Giáo Bắc Truyền có câu " Sở tri chướng" tức là cái biết là sự ngăn ngại. Thì trong trường hợp nào trí tuệ là sự ngăn ngại và trường hợp nào giúp chúng ta thông suốt? ĐĐ Pháp Tín
5. Thông thường cách học của những người Phật tử là theo quan niệm thường thức bên ngoài, nhưng khi chúng ta học vào trạng thái từng pháp thì có sự đòi hỏi nghiên cứu và tìm hiểu. Thì theo kinh nghiêm nếu mình học nhiều quá thì có rối hơn không? - TT Tuệ Quyền
No comments:
Post a Comment