Monday, March 31, 2014

Bài Học. Thứ Ba ngày 1-4-2014

GIÁO TRÌNH "HỌC LỜI PHẬT DẠY - KINH NHƯ THỊ THUYẾT

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín

 bài 21 ĐOẠN KIÊU MẠN CHẤM DỨT SANH TỬ

(VI) (Ek1,6) (It.3)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ một pháp. Ta bảo đảm cho các Thầy không có tái sanh. Thế nào là một pháp? Mạn, này các Tỷ kheo, là một pháp các Thầy hãy từ bỏ. Ta bảo đảm cho các Thầy không có tái sanh.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Với kiêu mạn kiêu căng,
Chúng sanh đi ác thú,
Bậc thiền quán, chánh trí
Từ bỏ kiêu mạn ấy,
Từ bỏ, không bao giờ
Trở lại tại đời này.
Ý nghĩa này đã được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.


II. Thảo Luận:  TT Giác Đẳng  điều hợp.
 1. Sự so sánh mình và người có điều gì không tốt? - TT Pháp Tân
2. Một người không “so sánh gì với người khác” chỉ thấy tự mãn với sở chứng của mình có xem là mạn không? - TT Pháp Ðăng
 3. Tại sao theo A Tỳ Đàm thì mạn chỉ có trong tâm tham trong lúc ganh tị cũng là một sự so sánh? ĐĐ Pháp Tín
 4. Tự ti mặc cảm có được xem là ngã mạn theo A Tỳ Đàm chăng? - TT Pháp Tân
5. Phải chăng, bất cứ hình thức nào so sánh mình với người khác dù so sánh mình bằng, mình hơn, mình thua, đều là ngã mạn? TT Giác Đẳng 
6. Nên tu tập những pháp nào để giúp chúng ta giảm thiểu ngã mạn? - TT Pháp Tân



Sunday, March 30, 2014

Bài Học. Thứ Hai 31-3-2014

GIÁO TRÌNH "HỌC LỜI PHẬT DẠY - KINH NHƯ THỊ THUYẾT

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

 bài 20 NGƯỜI LÀM LỢI LẠC CHO ĐỜI

(CIV) (Cat. 5) (It. 106)
Này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo nào đầy đủ giới, đầy đủ định, đầy đủ tuệ, đầy đủ giải thoát, đầy đủ giải thoát tri kiến, những vị giáo giới, những vị giảng dạy, những vị tuyên bố, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, những bậc xứng đáng thuyết minh diệu pháp, này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng chỉ thấy các vị như vậy là lợi ích nhiều cho các Tỷ-kheo ấy; này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng chỉ nghe các vị như vậy là lợi ích nhiều cho các Tỷ-kheo ấy; này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng chỉ đi đến yết kiến các vị như vậy là lợi ích nhiều cho các Tỷ-kheo ấy; này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng chỉ thân cận các vị như vậy là lợi ích nhiều cho các Tỷ-kheo ấy; này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng chỉ nhớ nghĩ đến các vị như vậy là lợi ích nhiều cho các Tỷ-kheo ấy. Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng chỉ tùy theo các vị như vậy xuất gia là lợi ích nhiều cho các Tỷ-kheo ấy. Vì cớ sao?
Này các Tỷ-kheo, khi phục vụ, chia sẻ, thân cận những Tỷ-kheo như vậy, thời giới uẩn chưa được đầy đủ đi đến được tu tập đầy đủ, định uẩn chưa được đầy đủ đi đến được tu tập đầy đủ, tuệ uẩn chưa được đầy đủ đi đến tu tập đầy đủ, giải thoát uẩn chưa được đầy đủ, đi đến được tu tập đầy đủ, giải thoát tri kiến uẩn chưa được đầy đủ đi đến được tu tập đầy đủ. Này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo như vậy được gọi là những bậc Ðạo sư, được gọi là những người cầm đầu đoàn lữ hành, được gọi là những vị đã từ bỏ những nguyên nhân tác hại, được gọi là những vị quét sạch tối tăm, được gọi là những vị tác thành minh, được gọi là những vị tác thành quang; được gọi là những vị tác thành ánh sáng, được gọi là những vị cầm bó đuốc, được gọi là những vị phóng quang, được gọi là những bậc Thánh, được gọi là những người có mắt.
Ðây là căn cứ địa
Những vị phóng hào quang,
Chính nhờ hiểu biết vậy,
Tức là, đối tự ngã,
Những vị có tu tập,
Là những bậc Hiền Thánh,
Sống đúng theo Chánh pháp,
Họ chói sáng diệu pháp,
Họ nói lên diệu pháp,
Họ phóng được hào quang
Là những bậc có trí,
Tác thành ra ánh sáng,
Họ là người có mắt,
Họ từ bỏ nguyên nhân
Tạo ra điều tác hại,
Bậc trí với chánh trí,
Nghe lời dạy vị ấy,
Do thắng tri sanh diệt,
Không đi đến tái sanh.


II. Thảo Luận:  TT Giác Đẳng  điều hợp.
 1. Một số tông phái Phật giáo chủ trương một vị giải thoát không cầng gì đế thành tựu giới uẩn (thí dụ hình ảnh Tế điên tăng). Quan điểm đó theo tam tạng Pali thế nào? - TT Pháp Đăng
 2.  Phải chăng những thành tựu trong sự tu tập bản thân cũng mang lại lợi lạc cho đời? - TT Pháp Tân
 3. Trong câu "đầy đủ giới uẩn, đầy đủ định uẩn.." chữ "đầy đủ" nên hiểu như thế nào? Chữ sampannà ở đây dịch thế nào? - TT Tuệ Siêu


Saturday, March 29, 2014

Bài Học. Chủ Nhật ngày 30-3-2014

GIÁO TRÌNH "HỌC LỜI PHẬT DẠY - KINH NHƯ THỊ THUYẾT

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

 bài 19 BA TIÊU CHÍ CỦA CUỘC SỐNG

(LIV) (Tik. I, 5) (It. 48)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, có ba tầm cầu này. Thế nào là ba? Dục tầm cầu, hữu tầm cầu, Phạm hạnh tầm cầu. Này các Tỷ-kheo, có ba tầm cầu này.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Ðịnh tĩnh và tỉnh giác,
Chánh niệm đệ tử Phật,
Quán tri các tầm cầu,
Và hiện hữu tầm cầu,
Ở đây, tâm ấy diệt.
Và con đường đến diệt.
Tỷ-kheo do diệt tận,
Các loại tầm cầu ấy,
Không còn có ước muốn
Ðược lắng dịu tịch tịnh.
Ý nghĩa này đã được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.


II. Thảo Luận:  TT Giác Đẳng  điều hợp.
  1. Khi chúng ta đang đau bệnh thì sự mong cầu nào là sự thích hợp với người tu tập?TT Pháp Đăng
  2. Phải chăng với người tu tập thường sự ham lợi không nặng bằng ham danh?ĐĐ Pháp Tín 
3. chia sẻ một số  ý nghĩa của bài kinh hôm nay từ bản sớ giải - TT Tuệ Siêu
 3. Xin phân rõ ước muốn (chanda) và tầm cầu (esanà)?TT Tuệ Siêu 

Friday, March 28, 2014

Bài Học. Thứ Bảy ngày 29-3-2014

GIÁO TRÌNH "HỌC LỜI PHẬT DẠY - KINH NHƯ THỊ THUYẾT

Giảng Sư: TT Pháp Tân

 bài 18 HAI PHÁP DẪN ĐẾN ĐOẠ XỨ

(XXXII) (Duk. I,5) (It. 26)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, đầy đủ hai pháp, một người như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là hai? Ác giới và ác kiến. Này các Tỷ-kheo, đầy đủ hai pháp này, một người, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Người nào được thành tựu,
Ðầy đủ hai pháp này,
Ðầy đủ với ác giới,
Và đầy đủ ác kiến,
Khi thân hoại mạng chung,
Người có ác trí tuệ,
Người ấy phải bị sanh,
Vào cảnh giới địa ngục.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe.


II. Thảo Luận:  TT Giác Đẳng  điều hợp.
 1. Giáo lý nhân quả có thể được hiểu "pha trộn" vối tử vi, phong thủy chăng? - ĐĐ Pháp Tín
 2. Ác hạnh khác thế nào với ác giới? - TT Pháp Đăng
3: Ác kiến khác tà kiến thế nào? - TT Tuệ Siêu
 4: Phải chăng với một tu sĩ nếu không cẩn thận cũng dể dàng rơi vào tà kiến? - TT Tuệ Quyền

Thursday, March 27, 2014

Bài Học. Thứ Sáu ngày 28-3-2014

GIÁO TRÌNH "HỌC LỜI PHẬT DẠY - KINH NHƯ THỊ THUYẾT

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín

 bài 17. ĐOẠN GIÈM PHA KHÔNG CÒN SANH TỬ

(V) (Ek 1,5) (It. 3)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ một pháp. Ta bảo đảm cho các Thầy không có tái sanh. Thế nào là một pháp? Gièm pha, này các Tỷ kheo, là một pháp các Thầy hãy từ bỏ. Ta bảo đảm cho các Thầy không có tái sanh.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Với gièm pha, gièm người,
Chúng sanh đi ác thú,
Bậc thiền quán, chánh trí
Từ bỏ gièm pha ấy,
Từ bỏ, không bao giờ
Trở lại tại đời này.
Ý nghĩa này đã được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.


II. Thảo Luận:  TT Giác Đẳng  điều hợp.
  1. Đánh giá thấp một người vì cần thiết khác biệt gì với gièm pha? TT Pháp Đăng
2.Tại sao có người suốt đời rất khó để khen và cảm kích cái tốt của ngưởi khác? TT Tuệ Siêu
 3. Làm thế nào để có thể cảm kích cái tốt của mọi người mà không trở thành "ba phải"? ĐĐ Pháp Tín

  4. Tại sao thái độ đối với tha nhân cá ảnh hưởng lớn tới người tu tập? TT Tuệ Quyền

Wednesday, March 26, 2014

Bài Học. Thứ Năm ngày 27-3-2014

GIÁO TRÌNH "HỌC LỜI PHẬT DẠY - KINH NHƯ THỊ THUYẾT

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

 bài 16 KHÔNG LIỄU TRI TỨ ĐẾ KHÔNG THÀNH TỰU SA MÔN HẠNH

(CIII) (Cat. 4) (It. 104)
Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không như thật quán tri: "Ðây là Khổ", không như thật quán tri: "Ðây là Khổ tập", không như thật quán tri: "Ðây là Khổ diệt", không như thật quán tri: "Ðây là Con đường đưa đến khổ diệt". Những Sa-môn, Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, không được Ta chấp nhận là Sa-môn trong các hàng Sa-môn, hay là Bà-la-môn trong các Bà-la-môn. Và các vị Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại cũng không tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú mục đích Sa-môn hạnh hay mục đích Bà-la-môn hạnh.
Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, như thật quán tri: "Ðây là Khổ", như thật quán tri: "Ðây là Khổ tập", như thật quán tri: "Ðây là Khổ diệt", như thật quán tri: "Ðây là Con đường đưa đến khổ diệt", thời này các Tỷ-kheo, các Sa-môn hay Bà-la-môn ấy được Ta chấp nhận là Sa-môn trong các hàng Sa-môn, hay Bà-la-môn trong các hàng Bà-la-môn. Và các vị Tôn giả ấy ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú mục đích Sa-môn hạnh hay mục đích Bà-la-môn hạnh.
Những ai không quán tri,
Khổ và khổ hiện hữu,
Ở đấy, khổ hoàn toàn,
Ðược đoạn tận, không dư,
Và không biết đường ấy,
Ðưa đến chỉ tịnh khổ,
Những vị ấy không có
Tâm và tuệ giải thoát,
Họ không thể chấm dứt,
Phải đi đến sanh già.
Những vị nào quán tri,
Khổ và khổ tập khởi,
Ở đấy, khổ hoàn toàn,
Ðược đoạn tận, không dư;
Rõ biết con đường ấy,
Ðưa đến chỉ tịnh khổ,
Tâm giải thoát thành tựu,
Và cả tuệ giải thoát,
Họ có thể chấm dứt,
Không đi đến sanh già.


II. Thảo Luận:  TT Giác Đẳng  điều hợp.
 1. Với môt người xuất gia thời niên thiếu thì ý thức về sự khổ nên hiểu thế nào? - TT Pháp Ðăng
 2. Đối với người phàm nhân tu tập thì diệt đế có thể được nhận thức thế nào? - ÐÐ Pháp Tín
 3. Nên học giáo lý Tứ đế bằng cách nảo? - TT Tuệ Quyền

Tuesday, March 25, 2014

Bài Học. Thứ Tư ngày 25-3-2014

GIÁO TRÌNH "HỌC LỜI PHẬT DẠY - KINH NHƯ THỊ THUYẾT

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

 bài 15 QUÁN NIỆM THỰC TƯỚNG CỦA CẢM THỌ

(LIII) (Tik. I, 4) (It. 47)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, có ba cảm thọ này. Thế nào là ba? Lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Này các Tỷ-kheo, lạc thọ cần phải được xem như là khổ. Khổ thọ cần phải được xem như là mũi tên. Bất khổ bất lạc thọ cần phải được xem như là vô thường. Vì rằng này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã xem lạc thọ như là khổ, đã xem khổ thọ như là mũi tên, đã xem bất khổ bất lạc thọ như là vô thường, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này gọi là bậc Thánh đã chơn chánh thấy, đã chặt đứt ái, đã giải toả kiết sử đã chơn chánh thắng tri mạn, đã đoạn tận khổ đau.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Ai thấy lạc là khổ,
Thấy khổ là mũi tên,
Thấy bất khổ bất lạc
Thọ ấy là vô thường,
Tỷ-kheo ấy thật sự
Ðã thấy thật chơn chánh,
Chính tại ở nơi đây,
Từ đấy được giải thoát.
Thành tựu được thắng trí,
Bậc ẩn sĩ an tịnh
Chắc chắn đã vượt qua
Các ách nạn trói buộc.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.


II. Thảo Luận:  TT Giác Đẳng  điều hợp.
1. Nhiều người quan niệm là với người tu tập đâu khổ càng nhiều thì sự tu tập càng tinh tấn. Điều đó có hoàn toàn đúng chăng? TT Pháp Tân
2. Chia sẻ vài kinh nghiệm về sự áp dụng Phật Pháp trong những lúc thân thọ khổ. - TT Pháp Ðăng
 3. Phải chăng không hẳn tất cả cảm thọ đều là quả của quá khứ? - TT Tuệ Siêu
 4:  Thọ hỷ trong tâm thiện và tâm bất thiện khác nhau thế nào?TT Tuệ Quyền
5 :  Thọ xã có chi phối chúng ta chăng? ĐĐ Pháp Tín 

Monday, March 24, 2014

Bài Học. Thứ Ba ngày 25-3-2014

GIÁO TRÌNH "HỌC LỜI PHẬT DẠY - KINH NHƯ THỊ THUYẾT

Giảng Sư: TT Tuệ Quyền

 bài 14: LÀM LÀNH LÁNH DỮ TÂM THANH THẢN

(XXXI) (Duk. I,4) (It. 25)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, có hai pháp không làm cho nung nấu. Thế nào là hai? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm điều lành, làm điều thiện, che chở người sợ hãi, không làm điều ác, không ngoan cố trong việc làm, làm điều thiện. Người ấy không bị nung nấu vì nghĩ rằng: "Ta đã làm điều lành", không bị nung nấu vì nghĩ rằng: "Ta không làm điều ác". Này các Tỷ-kheo, hai pháp này không làm cho nung nấu.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Từ bỏ thân làm ác,
Hay nói các lời ác,
Từ bỏ ý ác hành,
Hay bất cứ gì khác
Có liên hệ lỗi lầm.
Không làm các nghiệp ác,
Làm nhiều điều thiện sự,
Khi thân hoại mạng chung,
Người có thiện trí tuệ,
Ðược sanh lên cõi trời.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe.


II. Thảo Luận:  TT Giác Đẳng  điều hợp.
 1. Phải chăng sự việc "làm lành lánh dữ" đối với người xuất gia có khác với cư sĩ, người tu thiền khác với người không tu thiền? - TT Pháp Tân
2. Theo Phật Pháp thì làm gì là cách tốt để tâm ý thanh thản? - ÐÐ Pháp Tín
3. Tại sao có những người làm thiện với tâm .. phiền não? - TT Tuệ Siêu
 4. Kinh nghiệm làm việc thiện khi gặp phiền não qua 5 vị Thầy? - TT Giác Đẳng

Sunday, March 23, 2014

Bài Học. Thứ Hai 24-1-2014

GIÁO TRÌNH "HỌC LỜI PHẬT DẠY - KINH NHƯ THỊ THUYẾT

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín

 bài 13: ĐOẠN TẬN PHẪN NỘ CHẤM DỨT SANH TỬ

(IV) (Ek I, 4) (It. 2)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ một pháp. Ta bảo đảm cho các Thầy không có tái sanh. Thế nào là một pháp? Phẫn nộ, này các Tỷ-kheo, là một pháp các Thầy hãy từ bỏ. Ta bảo đảm cho các Thầy không có tái sanh.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Với phẫn nộ phẫn uất.
Chúng sanh đi ác thú,
Bậc thiền quán, chánh trí
Từ bỏ phẫn nộ ấy,
Từ bỏ, không bao giờ
Trở lại tại đời này.
Ðây là ý nghĩa đã được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe.

II. Thảo Luận:  TT Giác Đẳng  điều hợp.
1 : Chúng ta nên làm gì khi nổi cơn thịnh nộ? - TT Tuệ Quyền
2 : Chúng ta nên làm gì khi nổi cơn thịnh nộ? - TT Tuệ Siêu
3 :Chúng ta nên làm gì khi nổi cơn thịnh nộ? - TT Giác Đẳng

Saturday, March 22, 2014

Bài Học. Chủ Nhật ngày 23-3-2014

GIÁO TRÌNH "HỌC LỜI PHẬT DẠY - KINH NHƯ THỊ THUYẾT

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

 bài 12: BỐN DIỆU ĐẾ ĐƯỢC GIẢNG CHO NGƯỜI CÓ TRÍ


(CII) (Cat. 3) (It. 103)

Này các Tỷ-kheo, Ta thuyết sự diệt tận các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy, không phải cho người không biết, cho người không thấy. Và này các Tỷ-kheo, cho người biết gì, cho người thấy gì là sự diệt tận các lậu hoặc?

Này các Tỷ-kheo, cho người biết, cho người thấy rằng: "Ðây là Khổ ", là sự diệt tận các lậu hoặc. Này các Tỷ-kheo, cho người biết, cho người thấy rằng: "Ðây là Khổ tập ", là sự diệt tận các lậu hoặc. Này các Tỷ-kheo, cho người biết, cho người thấy rằng: "Ðây là khổ diệt " Là sự diệt tận các lậu hoặc. Như vậy, này các Tỷ-kheo, cho người biết, cho người thấy, "Ðây là Con đường đưa đến khổ diệt ". là sự diệt tận các lậu hoặc. Như vậy này các Tỷ Kheo cho người biết cho người thấy là sự diệt tận các lậu hoặc.

Vị hữu học học tập,
Hành trì đường chánh trực,
Trong diệt tận ác pháp,
Là trí bậc thứ nhất,
Tiếp đến là chánh trí,
Chánh trí này vô thượng,
Tiếp theo chánh trí ấy,
Chính là sự giải thoát,
Giải thoát trí vô thượng,
Trong diệt tận, trí khôn,
Với các loại, kiết sử,
Ðược đoạn tận ở đây,
Không phải kẻ biếng nhác,
Kẻ ngu, không biết gì,
Có thể chứng ngộ được
Niết-bàn vô thượng này,
Sự giải thoát hoàn toàn,
Tất cả mọi trói buộc.



II. Thảo Luận:  TT Giác Đẳng  điều hợp.
1. Phải có trí mới tu học hay tu học rồi mới có trí? ÐÐ Pháp Tín
 2. Tại sao phiền não có nhiều thứ mà chỉ có khát ái được Đức Phật gọi là "nhân sanh khổ"? TT Tuệ Siêu 
 3: Giáo lý Tứ Đế dành cho người có trí. Người có trí ở đây được định nghĩa thế nào? ĐĐ Pháp Tín 
4:  Xin cho một so sánh giữa tứ đế trong A Tỳ Đàm và tứ đế trong Tạng Kinh TT Tuệ Siêu 
5. TT Giác Đẳng   đúc kết bài học hôm nay