Thursday, March 6, 2014

Bài Học. Thứ Sáu 7-3-2014

Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín

Milinda Vn Đo

Câu hỏi của Vua Milinda
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
                  
4. VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA THỬA RUỘNG

1. “Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Ba tính chất của thửa ruộng nên được hành trì,’ ba tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?”
“Tâu đại vương, giống như thửa ruộng có đầy đủ đường dẫn nước. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên có đầy đủ đường lối về phận sự và công việc được hành xử tốt đẹp. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của thửa ruộng nên được hành trì.
2. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, thửa ruộng có đầy đủ bờ bao, và với bờ bao ấy bảo vệ nước và làm cho thóc lúa kết hạt. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên có đầy đủ bờ bao về giới và sự hổ thẹn tội lỗi, với bờ bao về giới và sự hổ thẹn tội lỗi ấy nên bảo vệ bản thể Sa-môn rồi nên nắm lấy bốn quả vị Sa-môn. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của thửa ruộng nên được hành trì.
3. Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, thửa ruộng có đầy đủ khả năng sản xuất, là nguồn sanh lên niềm vui cho người nông dân, hạt giống được gieo dầu ít mà đạt được nhiều, được gieo nhiều thì đạt được nhiều hơn. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên có đầy đủ khả năng sản xuất, có sự ban cho các quả báu lớn lao, nên là nguồn sanh lên niềm vui cho các thí chủ để rồi vật được bố thí ít trở thành nhiều, vật được bố thí nhiều trở thành nhiều hơn. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của thửa ruộng nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão Upāli, vị rành rẽ về Luật nói đến:
‘Nên giống như thửa ruộng có sự ban cho lớn lao về khả năng sản xuất, vị nào ban cho quả báu lớn lao, vị ấy gọi là thửa ruộng cao quý.’”
VÍ DỤ VỀ ĐẶC TÍNH CỦA thửa ruộng là thứ tư.



II. Thảo Luận:  TT Giác Đẳng  điều hợp.
 1. Tại sao "thanh lọc tâm ý " là một điều riêng biệt thay vì liệt kê chung trong điều "tu tập các hạnh lành"? - TT Tuệ Quyền
2. Một người chuyên tu bản thân có cống hiến gì cho đời chăng? - TT Pháp Tân
 3. Trong trường hợp nào một người trở thành "phước điền" cao quý cho người tạo phước? - ÐÐ Pháp Tín
4. TT Giác Đẳng tóm tắt bài học



No comments:

Post a Comment