Thursday, June 26, 2014

Bài học. Thứ Sáu ngày 27-6-2014

GIÁO TRÌNH "HỌC LỜI PHẬT DẠY - KINH NHƯ THỊ THUYẾT

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Bài   108 - BA ĐỐI TƯỢNG ĐAM MÊ


(XCV) (Tik. V, 6) (It. 94)
Này các Tỷ-kheo, có ba sanh khởi của dục. Thế nào là ba? Dục đối với sự vật hiện tại, sự thích thú đối với sự vật mình tạo ra, sự chấp nhận sự vật do người khác tạo ra. Này các Tỷ-kheo, có ba sanh khởi này của dục.
Những ai có lòng dục,
Ðối sự vật hiện tại,
Và các loại chư Thiên,
Chi phối các sự vật
Do người khác tạo ra,
Chư thiên ưa thích thú,
Ðối sự vật mình tạo,
Cùng các chúng sanh khác,
Thọ dụng các loại dục.
Thái độ người Hiền trí,
Ðối thọ dụng các dục,
Trong đời này đời khác,
Từ bỏ tất cả dục,
Dầu thuộc về chư Thiên
Và dục thuộc loài Người.
Những ai được chặt đứt
Dòng nước khó vượt qua,
Sự say đắm sự vật,
Thân ái và tốt đẹp,
Họ làm cho lắng dịu,
Không có vật dư thừa,
Họ vượt qua đau khổ,
Không còn chút dư tàn,
Những bậc Thánh đã thấy.
Bậc trí tuệ hiểu biết,
Là những bậc Hiền trí,
Thấy được nhờ chánh trí.
Do họ thắng tri được
Sự diệt tận của sanh,
Nên họ không đi đến,
Sanh đi rồi sanh lại.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng   điều hợp.
1. Trên phương diện sáng tạo. Phải chăng một người thực sự sáng tạo thì người đó thật sự hạnh phúc hơn? Sự sáng tạo có ảnh hưởng đến khuynh hướng hưởng thụ, khuynh hướng hoan hỉ với điều mình làm được không? - TT Tuệ Siêu
2. Một người có khuynh hướng nội và một người hưởng dục  thì người này có hạnh phúc với cái gì mình tạo nên không? - TT Tuệ Siêu
3.Một người tu sĩ có nên biết rõ khuynh hướng hướng nội, hướng ngoại, hưởng dục không? - TT Tuệ Siêu
4 Phải chăng, một người tu có khuynh hướng tự tạo hạnh phúc hơn là lệ thuộc vào hội chúng vào đám đông? - TT Tuệ Siêu
 5. Sự hưởng thụ dục lạc là do phước của túc nghiệp hay do phóng túng? - TT Pháp Đăng
 6. Đối với sự tu tập thì với một người có thi hiếu tầm thường nhưng không nghiện ngập so với một người có sở thích nhẹ nhàng nhưng dính mắc nhiều thì cái nào tai hại hơn? - TT Tuệ Quyền
7. Chúng ta có hy vọng thay đổi khuynh hướng cá nhân chăng? nếu có thể thì bằng cách nào? - ĐĐ Pháp Tín
8. TT Giác Đẳng đúc kết bài học


No comments:

Post a Comment