KINH PHẬT TỰ THUYẾT - UDÀNA
Giảng Sư: TT Pháp Tân
PHẨM HAI - PHẨM MUCALINDA
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
(VI) (Ud 13) - 6. Gabbhinīsuttaṃ
Như vậy tôi nghe:/ Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, thanh nữ trẻ Bà-la-môn, vợ của một du sĩ có thai sắp sinh. Vợ của du sĩ ấy nói với du sĩ:
- Này Bà-la-môn, hãy đi và đem dầu về. Tôi cần dùng khi sanh con!
Khi được nói vậy, du sĩ ngoại đạo nói với nữ du sĩ:
- Ở đâu, ta có thể đem dầu về cho nàng?
Lần thứ hai, nữ du sĩ nói với du sĩ:
- Này Bà-la-môn, hãy đi và đem dầu về. Tôi cần dùng khi sanh con!
Lần thứ hai du sĩ nói với nữ du sĩ:
- Ở đâu, ta có thể đem dầu về cho nàng?
Lần thứ ba, nữ du sĩ nói với du sĩ:
- Này Bà-la-môn, hãy đi và đem dầu về. Tôi cần dùng khi sanh con!
Lúc bấy giờ, tại một kho của vua Pasenadi nước Kosala, một Sa-môn hay Bà-la-môn có thể uống bơ hay dầu cho đến thỏa thích, nhưng không được mang đi. Người du sĩ ấy suy nghĩ: "Tại một kho của vua Pasenadi nước Kosala... không được mang đi. Vậy ta hãy đi đến nhà kho của vua Pasnadi nước Kosala, uống dầu cho đến thỏa thích, sau khi về đến nhà, mửa dầu ấy ra và ta cho nữ du sĩ dùng khi sanh con ". Rồi du sĩ ấy đi đến nhà kho của vua Pasenadi nước Kosala, uống dầu cho đến thỏa thích, sau khi về nhà không có thể mửa lên hay mửa xuống; có cảm thọ khổ đau, nhói đau, đau khốc liệt thống khổ, lăn lộn qua lại.
Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Sàvatthi để khất thực. Thế Tôn thấy người du sĩ ấy cảm thọ khổ đau, nhói đau khốc liệt, thống khổ, lăn lộn qua lại. Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy nói lên lời cảm hứng này:
6. An lạc thay là người
Không có gì sở hữu,
Người chánh tri hiểu biết,
Không có gì sở hữu.
Hãy xem não hại thay,
Những ai có sở hữu,
Khiến cho con người này,
Bị trói buộc người khác.
Chánh Văn Pali
6. Gabbhinīsuttaṃ
16. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tena kho pana samayena aññatarassa paribbājakassa daharamāṇavikā pajāpati hoti gabbhinī upavijaññā. Atha kho sā paribbājikā taṃ paribbājakaṃ etadavoca – ‘‘gaccha tvaṃ, brāhmaṇa, telaṃ āhara, yaṃ me vijātāya bhavissatī’’ti.
Evaṃ vutte, so paribbājako taṃ paribbājikaṃ etadavoca – ‘‘kuto panāhaṃ, bhoti [bhotiyā (syā. pī. ka.)], telaṃ āharāmī’’ti? Dutiyampi kho sā paribbājikā taṃ paribbājakaṃ etadavoca – ‘‘gaccha tvaṃ, brāhmaṇa, telaṃ āhara, yaṃ me vijātāya bhavissatī’’ti. Dutiyampi kho so paribbājiko taṃ paribbājikaṃ etadavoca – ‘‘kuto panāhaṃ, bhoti, telaṃ āharāmī’’ti? Tatiyampi kho sā paribbājikā taṃ paribbājakaṃ etadavoca – ‘‘gaccha tvaṃ, brāhmaṇa, telaṃ āhara, yaṃ me vijātāya bhavissatī’’ti.
Tena kho pana samayena rañño pasenadissa kosalassa koṭṭhāgāre samaṇassa vā brāhmaṇassa vā sappissa vā telassa vā yāvadatthaṃ pātuṃ dīyati [diyyati (sī. ka.)], no nīharituṃ.
Atha kho tassa paribbājakassa etadahosi – ‘‘rañño kho pana pasenadissa kosalassa koṭṭhāgāre samaṇassa vā brāhmaṇassa vā sappissa vā telassa vā yāvadatthaṃ pātuṃ dīyati, no nīharituṃ. Yaṃnūnāhaṃ rañño pasenadissa kosalassa koṭṭhāgāraṃ gantvā telassa yāvadatthaṃ pivitvā gharaṃ āgantvā ucchadditvāna [uggiritvāna (sī. syā. pī.), ucchaditvā (sī. syā. aṭṭha.), ucchaḍḍitvāna (ka.)] dadeyyaṃ, yaṃ imissā vijātāya bhavissatī’’ti.
Atha kho so paribbājako rañño pasenadissa kosalassa koṭṭhāgāraṃ gantvā telassa yāvadatthaṃ pivitvā gharaṃ āgantvā neva sakkoti uddhaṃ kātuṃ, na pana adho. So dukkhāhi tibbāhi [tippāhi (syā.)] kharāhi kaṭukāhi vedanāhi phuṭṭho āvaṭṭati parivaṭṭati.
Atha kho bhagavā pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā pattacīvaramādāya sāvatthiṃ piṇḍāya pāvisi. Addasā kho bhagavā taṃ paribbājakaṃ dukkhāhi tibbāhi kharāhi kaṭukāhi vedanāhi phuṭṭhaṃ āvaṭṭamānaṃ parivaṭṭamānaṃ.
Atha kho bhagavā etamatthaṃ viditvā tāyaṃ velāyaṃ imaṃ udānaṃ udānesi –
‘‘Sukhino vata ye akiñcanā,
Vedaguno hi janā akiñcanā;
Sakiñcanaṃ passa vihaññamānaṃ,
Jano janasmiṃ paṭibandhacitto’’ [paṭibaddhacitto (syā.), paṭibandharupo (?)] ti. chaṭṭhaṃ;
II. Thảo Luận: Chư Tăng điều hợp.
1. Chấp thủ như thế nào là của ta mới gọi là bị lệ thuộc? xem sở hữu như thế mới gọi là bị lệ thuộc và khổ đau, và xem sở hữu như thế nào không bị lệ thuộc không bị khổ đau? - TT Tuệ Quyền
2. Nếu chúng ta có của chúng ta chấp thủ nó là một sự trói buộc, nhưng ngược lại không có tiền mình đói khổ và mình cầu mong có tiền và tiền tới thì đó có phải là sự giải thoát khỏi sự trói buộc trong lòng mình không? ĐĐ Pháp Tín
4. Sự chấp thủ là do tâm có sự thường cận y duyên hay là do có tài sản? TT Tuệ Quyền
No comments:
Post a Comment