Wednesday, January 21, 2015

Bài học. Thứ Năm ngày 22-1-2015

KINH PHẬT TỰ THUYẾT - UDÀNA

Giảng Sư:  TT Tuệ Siêu 

PHẨM HAI - PHẨM MUCALINDA 
HT Minh Châu dịch Việt
(X) (Ud 18) - 10. Bhaddiyasuttaṃ

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Anupiya tại rừng xoài. Lúc bấy giờ, Tôn giả Bhaddiya, con của Kàligodha, đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, đi đến ngôi nhà trống, và thường hay nói lên lời cảm hứng: "Ôi, an lạc thay! Ôi, an lạc thay! " Một số đông Tỳ-kheo nghe Tôn giả Bhaddiya, con của Kàligodha đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, thường nói lên lời cảm hứng: "Ôi, an lạc thay! Ôi an lạc thay! ". Nghe vậy, các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ: "Không gì nghi ngờ chư Hiền, Tôn giả Bhaddiya con của Kàlighodha sống Phạm hạnh không có hoan hỷ, vì trước khi còn ở gia đình được hưởng an lạc nhà vua, vì Tôn giả nhớ đến an lạc ấy, nên khi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây... thường nói lên lời cảm hứng: "Ôi, an lạc thay! Ôi, an lạc thay! " Rồi một số đông Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, Tôn giả Bhaddiya con của Kàligodha khi đi đến rừng... nói lên lời cảm hứng: "Ôi, an lạc thay! Ôi, an lạc thay! "... không có nghi ngờ gì nữa.. sống Phạm hạnh không có hoan hỷ... "Ôi, an lạc thay! Ôi, an lạc thay! ".

Rồi Thế Tôn bảo một Tỳ-kheo:

- Này Tỳ-kheo, hãy đi và nhân danh Ta nói với Bhaddiya, con của Kàligodha: "Thưa hiền giả, bậc Ðạo sư gọi Hiền giả! ".

- Thưa vâng bạch Thế Tôn.

Vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, đi đến Tôn giả Bhaddiya, con của Kàligodha:

- Thưa Hiền giả, bậc Ðạo sư gọi Hiền giả.

- Thưa vâng, Hiền giả.

Tôn giả Bhaddiya, con của Kàligodha, vâng đáp Tỷ-kheo ấy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Bhaddiya, con của Kàligodha, đang ngồi một bên:

- Có thật chăng, này Bhaddiya, Thầy đi đến khu rừng "... Ôi, an lạc thay! Ôi, an lạc thay! "?

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

- Do thấy mục đích gì đi đến khu rừng "... an lạc? ".

- Bạch Thế Tôn, thuở trước khi còn ở trong gia đình, được hưởng an lạc nhà vua, trong nội cung có đặt người khéo bảo vệ, ngoại nội cung có đặt người khéo bảo vệ; trong thành nội có đặt người khéo bảo vệ, ngoài thành có đặt người khéo bảo vệ. Trong nước cũng có đặt người khéo bảo vệ, ngoài nước cũng có đặt người khéo bảo vệ. Bạch Thế Tôn, con được bảo vệ phòng giữ như vậy, nhưng con vẫn sống sợ hãi, hồi hộp, run sợ, hoảng sợ. Nhưng nay con đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, đi đến ngôi nhà trống, con sống một mình, con sống không sợ hãi, không hồi hộp, không run sợ, không hoảng sợ, không rộn ràng, không hốt hoảng, lắng dịu, nhẹ nhàng, tâm như con thú rừng. Bạch Thế Tôn, do thấy mục đích như vậy, nên con khi đi đến khu rừng... con nói lên lời cảm hứng "... an lạc thay! ".

Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này ngay trong lúc ấy nói lên lời cảm hứng này:

10. Với ai, trong nội tâm,
Không có lòng phẫn nộ,
Vượt qua hữu, phi hữu,
Vị ấy thoát sợ hãi,
An lạc, không sầu muộn,
Chư Thiên không thấy được.
Chánh Văn Pali
10. Bhaddiyasuttaṃ

20. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā anupiyāyaṃ viharati ambavane. Tena kho pana samayena āyasmā bhaddiyo kāḷīgodhāya putto araññagatopi rukkhamūlagatopi suññāgāragatopi abhikkhaṇaṃ udānaṃ udānesi – ‘‘aho sukhaṃ, aho sukha’’nti!

Assosuṃ kho sambahulā bhikkhū āyasmato bhaddiyassa kāḷīgodhāya puttassa araññagatassapi rukkhamūlagatassapi suññāgāragatassapi abhikkhaṇaṃ udānaṃ udānentassa – ‘‘aho sukhaṃ, aho sukha’’nti! Sutvāna nesaṃ etadahosi – ‘‘nissaṃsayaṃ kho, āvuso, āyasmā bhaddiyo kāḷīgodhāya putto anabhirato brahmacariyaṃ carati, yaṃsa pubbe agāriyabhūtassa [agārikabhūtassa (syā.)] rajjasukhaṃ, so tamanussaramāno araññagatopi rukkhamūlagatopi suññāgāragatopi abhikkhaṇaṃ udānaṃ udānesi – ‘aho sukhaṃ, aho sukha’’’nti!

Atha kho sambahulā bhikkhū yena bhagavā tenupasaṅkamiṃsu; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinnā kho te bhikkhū bhagavantaṃ etadavocuṃ – ‘‘āyasmā, bhante, bhaddiyo kāḷīgodhāya putto araññagatopi rukkhamūlagatopi suññāgāragatopi abhikkhaṇaṃ udānaṃ udānesi – ‘aho sukhaṃ, aho sukha’nti! Nissaṃsayaṃ kho, bhante, āyasmā bhaddiyo kāḷīgodhāya putto anabhirato brahmacariyaṃ carati. Yaṃsa pubbe agāriyabhūtassa rajjasukhaṃ, so tamanussaramāno araññagatopi rukkhamūlagatopi suññāgāragatopi abhikkhaṇaṃ udānaṃ udānesi – ‘aho sukhaṃ, aho sukha’’’nti!

Atha kho bhagavā aññataraṃ bhikkhuṃ āmantesi – ‘‘ehi tvaṃ, bhikkhu, mama vacanena bhaddiyaṃ bhikkhuṃ āmantehi – ‘satthā taṃ, āvuso bhaddiya, āmantetī’’’ti.

‘‘Evaṃ, bhante’’ti kho so bhikkhu bhagavato paṭissutvā yenāyasmā bhaddiyo kāḷīgodhāya putto tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhaddiyaṃ kāḷīgodhāya puttaṃ etadavoca – ‘‘satthā taṃ, āvuso bhaddiya, āmantetī’’ti. ‘‘Evamāvuso’’ti kho āyasmā bhaddiyo kāḷīgodhāya putto tassa bhikkhuno paṭissutvā yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinnaṃ kho āyasmantaṃ bhaddiyaṃ kāḷīgodhāya puttaṃ bhagavā etadavoca –

‘‘Saccaṃ kira tvaṃ, bhaddiya, araññagatopi rukkhamūlagatopi suññāgāragatopi abhikkhaṇaṃ udānaṃ udānesi – ‘aho sukhaṃ, aho sukha’’’nti! ‘‘Evaṃ, bhante’’ti.

‘‘Kiṃ pana [kaṃ pana (syā pī.)] tvaṃ, bhaddiya, atthavasaṃ sampassamāno araññagatopi rukkhamūlagatopi suññāgāragatopi abhikkhaṇaṃ udānaṃ udānesi – ‘aho sukhaṃ, aho sukha’’’nti! ‘‘Pubbe me, bhante, agāriyabhūtassa rajjaṃ kārentassa antopi antepure rakkhā susaṃvihitā ahosi, bahipi antepure rakkhā susaṃvihitā ahosi, antopi nagare rakkhā susaṃvihitā ahosi, bahipi nagare rakkhā susaṃvihitā ahosi, antopi janapade rakkhā susaṃvihitā ahosi, bahipi janapade rakkhā susaṃvihitā ahosi. So kho ahaṃ, bhante, evaṃ rakkhito gopito santo bhīto ubbiggo ussaṅkī utrāsī vihāsiṃ. Etarahi kho panāhaṃ, bhante, araññagatopi rukkhamūlagatopi suññāgāragatopi eko [ekako (syā. pī.)] abhīto anubbiggo anussaṅkī anutrāsī appossukko pannalomo paradattavutto [paradavutto (ka. sī. syā. pī.)], migabhūtena cetasā viharāmi. Imaṃ [idaṃ (sī. ka.)] kho ahaṃ, bhante, atthavasaṃ sampassamāno araññagatopi rukkhamūlagatopi suññāgāragatopi abhikkhaṇaṃ udānaṃ udānesi [udānemi (ka.)] – ‘aho sukhaṃ, aho sukha’’’nti!

Atha kho bhagavā etamatthaṃ viditvā tāyaṃ velāyaṃ imaṃ udānaṃ udānesi –

‘‘Yassantarato na santi kopā,
Itibhavābhavatañca vītivatto;
Taṃ vigatabhayaṃ sukhiṃ asokaṃ,
Devā nānubhavanti dassanāyā’’ti. dasamaṃ;
Mucalindavaggo dutiyo niṭṭhito.

Tassuddānaṃ –

Mucalindo rājā daṇḍena, sakkāro upāsakena ca;
Gabbhinī ekaputto ca, suppavāsā visākhā ca;
Kāḷīgodhāya bhaddiyoti.



II. Thảo Luận:   để băng giảng phần thảo luận vì Chư Tăng bên VN không cầm mic được.


No comments:

Post a Comment