Friday, January 30, 2015

Bài học. Thứ Bảy ngày 31-1-2015

KINH PHẬT TỰ THUYẾT - UDÀNA

Giảng Sư: TT Pháp Tân

PHẨM BA - PHẨM NANDA - 3. NANDAVAGGO 
HT Minh Châu dịch Việt

(IX) (Ud 31) 9. Sippasuttaṃ

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ nhiều Tỷ-kheo... (như kinh trên)... câu chuyện này khởi lên: "Này chư Hiền, ai biết nghề gì? Ai học tập nghề gì? Nghề gì là tối thượng? "

Ở đây, một số người nói như sau: "Huấn luyện voi là nghề tối thượng". Một số người nói như sau: "Huấn luyện ngựa là nghề tối thượng". Một số người nói như sau: "Làm xe là nghề tối thượng." Một số người nói như sau: "Nghề bắn cung là nghề tối thượng". Một số người nói như sau: "Nghề đao kiếm là nghề tối thượng". Một số người nói như sau: "Nghề ấn hiệu là nghề tối thượng". Một số người nói như sau: "Nghề tính toán là nghề tối thượng". Một số người nói như sau: "Nghề ước lượng là nghề tối thượng". Một số người nói như sau: "Nghề viết bài là nghề tối thượng". Một số người nói như sau: "Nghề làm thơ là nghề tối thượng". Một số người nói như sau: "Nghề phỏng đoán các nguyên nhân tự nhiên là nghề tối thượng". Một số người nói như sau: "Nghề điều khiển bộ máy quốc gia là nghề tối thượng". Ðây là câu chuyện xảy ra giữa chúng con chưa được nói xong.

Rồi Thế Tôn vào buổi chiều... (Xem III,8...) chưa được nói xong... "Ở đây, bạch Thế Tôn... khởi lên: "Này hiền giả ai biết nghề gì... nghề điều khiển bộ máy quốc gia là nghề tối thượng ". Bạch Thế Tôn đây là câu chuyện xảy ra giữa chúng con chưa được nói xong, thì Thế Tôn đã đến".

- Này các Tỷ-kheo, chuyện này thật không xứng đáng cho các Thầy... khi các Thầy ngồi hội họp với nhau, có hai công việc cần phải làm: Nói pháp hay giữ im lặng của bậc Thánh.

Rồi Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

9. Ai sống không nghề nghiệp,
Nhẹ nhàng, muốn lợi ích,
Các căn được chế ngự,
Toàn diện được giải thoát,
Không nhà, không ngã sở,
Không dục, giết ác ma,
Vị Tỷ-kheo như vậy,
Sống cô độc một mình.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
 1:  Nếu một người không hiểu Phật Pháp nhiều thì có thể nói pháp chăng? ĐĐ Pháp Tín
 2: Làm thế nào để tìm thấy sự hoan hỷ trong im lặng? TT Tuệ Quyền
 3: Tại sao nói phiếm luận được kể là một bất thiện nghiệp? TT Pháp Tân
 4: Nếu bàn luận Phật Pháp mà bàn "để cho vui" hay để "hơn thua" thì có xem là phiếm luận, hý luận chăng? TT Pháp Tân
5: Có nên tạo 'không khí thoãi mái" cho Phật tử đi chùa hay nên hạn chế những câu chuyện luận bàn? ĐĐ Pháp Tín
6. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận

No comments:

Post a Comment