KINH PHẬT TỰ THUYẾT - UDÀNA
Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín
PHẨM HAI - PHẨM MUCALINDA
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
(V) (Ud 13) - Kinh 5. Upāsakasuttaṃ
Như vầy tôi nghe:/Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, một nam cư sĩ tên là Icchànanga-laka đi đến Sàvatthi vì một vài công việc phải làm. Nam cư sĩ ấy, sau khi làm công việc xong ở Sàvatthi, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với nam cư sĩ ấy đang ngồi một bên:
- Ðã lâu rồi, này Nam cư sĩ, ông tạo nên cơ hội này, tức là đến đây!
- Bạch Thế Tôn, đã lâu rồi, con muốn yết kiến Thế Tôn. Nhưng con bị bận bịu lợi bởi những công việc phải làm này nên con không thể đi đến yết kiến Thế Tôn được.
Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:
5. Ai lão luyện Chánh pháp,/ Ðược nghe nhiều Chánh pháp,/ Không xem bất cứ gì / Là an lạc của mình./ Hãy xem, não hại thay,/ Những ai có sở hữu,/ Khiến cho con người này,/ Bị trói buộc người khác.
Chanh Van Pali
5. Upāsakasuttaṃ
15. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tena kho pana samayena aññataro icchānaṅgalako upāsako sāvatthiṃ anuppatto hoti kenacideva karaṇīyena. Atha kho so upāsako sāvatthiyaṃ taṃ karaṇīyaṃ tīretvā yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinnaṃ kho taṃ upāsakaṃ bhagavā etadavoca – ‘‘cirassaṃ kho tvaṃ, upāsaka, imaṃ pariyāyamakāsi yadidaṃ idhāgamanāyā’’ti.
‘‘Cirapaṭikāhaṃ, bhante, bhagavantaṃ dassanāya upasaṅkamitukāmo, api cāhaṃ kehici kehici kiccakaraṇīyehi byāvaṭo. Evāhaṃ nāsakkhiṃ bhagavantaṃ dassanāya upasaṅkamitu’’nti.
Atha kho bhagavā etamatthaṃ viditvā tāyaṃ velāyaṃ imaṃ udānaṃ udānesi –
‘‘Sukhaṃ vata tassa na hoti kiñci,
Saṅkhātadhammassa bahussutassa;
Sakiñcanaṃ passa vihaññamānaṃ,
Jano janasmiṃ paṭibandharūpo’’ti. pañcamaṃ;
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
1: Những dấu hiệu nào cho thấy một người lấy chánh pháp làm ưu tiên hàng đầu?TT Tuệ Siêu
2 : Nghe pháp và hành trì pháp có là một "bổn phận" của người cư sĩ chăng?ĐĐ Pháp Tín
3 : Trong cuộc sống bận rộn, nhất là đa đoan vì sinh kế, thì làm thế nào để Phật Pháp hiện hữu trong sinh hoạt hằng ngày?TT Tuệ Siêu
4 : Sự lui tới diện kiến các bậc tu hành có giá trị thật sự thế nào cho người cư sĩ? TT Tuệ Quyền
No comments:
Post a Comment