Thursday, June 30, 2016

Bài học. Thứ Nam ngày 30-6-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Chương Bốn Pháp
X.- Phẩm Asura (A-tu-la)

(VII) (97) Lợi Ích Cho Mình (2): Tự mình lãnh hội giáo pháp và tích cực hoằng truyền chánh pháp.

1. Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

Hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người; hạng người hướng đến lợi người, không lợi mình; hạng người không hướng đến lợi mình, không hướng đến lợi người; hạng người hướng đến lợi mình và lợi người.

2. - Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người, mau mắn nhận xét trong các thiện pháp, thọ trì các pháp đã được nghe, suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì, sau khi hiểu nghĩa, hiểu pháp, thực hành pháp, tùy pháp; nhưng không phải là người thiện ngôn, khéo nói, dùng những lời tao nhã, phát âm chính xác, rõ ràng, khiến cho nghĩa lý được minh bạch; không phải là người thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người hướng đến lợi mình, không có lợi người.

3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi người, không có lợi mình?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không mau mắn nhận xét trong các thiện pháp, không thọ trì các pháp đã được nghe, không suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì, không có sau khi hiểu nghĩa, hiểu pháp, thực hành pháp tùy pháp; là người thiện ngôn, khéo nói, dùng những lời tao nhã, phát âm chính xác rõ ràng, khiến cho nghĩa lý được minh bạch; là người thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người hướng đến lợi người, không có lợi mình.

4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người, không hướng đến lợi mình và lợi người?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không mau mắn nhận xét trong các thiện pháp, không thọ trì các pháp đã được nghe, không suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì, không có sau khi hiểu nghĩa, hiểu pháp, thực hành pháp tùy pháp; không phải là người thiện ngôn, khéo nói, dùng những lời tao nhã, phát âm chính xác, rõ ràng, khiến cho nghĩa lý được minh bạch; không phải là người thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh. Như vậy này các Tỷ-kheo, là hạng người không hướng đến lợi mình và lợi người.

5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi mình và lợi người?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người mau mắn nhận xét trong các thiện pháp, thọ trì các pháp đã được nghe, suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì, sau khi hiểu nghĩa, hiểu pháp, thực hành pháp, tùy pháp; là người thiện ngôn, khéo nói, dùng những lời tao nhã, phát âm chính xác rõ ràng, khiến cho nghĩa lý được minh bạch; là người thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người hướng đến lợi mình và lợi người.

Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người có mặt, hiện hữu ở đời.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp


 III. Trắc Nghim

Wednesday, June 29, 2016

Bài học. Thứ Tư ngày 29-6-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Pháp Đăng

Chương Bốn Pháp
X.- Phẩm Asura (A-tu-la)

(VI) (96) Lợi Mình (1)

1. - Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

Hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người; hạng người hướng đến lợi người, không lợi mình; hạng người không hướng đến lợi mình, không hướng đến lợi người; hạng người hướng đến lợi mình và lợi người.

2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người hướng đến nhiếp phục tham cho mình, không khích lệ người khác nhiếp phục tham, hướng đến nhiếp phục sân cho mình... nhiếp phục si cho mình, không khích lệ người khác nhiếp phục si. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người.

3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi người, không lợi mình?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không hướng đến nhiếp phục tham cho tự mình, khích lệ nhiếp phục tham cho người, không hướng đến nhiếp phục sân cho tự mình... không hướng đến nhiếp phục si cho tự mình, khích lệ nhiếp phục si cho người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người hướng đến lợi người, không lợi mình.

4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người không hướng đến lợi mình, không hướng đến lợi người?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không hướng đến nhiếp phục tham cho tự mình, không khích lệ người khác nhiếp phục tham, không nhiếp phục sân cho tự mình, không khích lệ người khác nhiếp phục sân... không nhiếp phục si cho tự mình, không khích lệ người khác nhiếp phục si. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người không hướng đến lợi mình, không hướng đến lợi người.

5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi mình và lợi người?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người hướng đến nhiếp phục tham cho tự mình, và khích lệ người khác nhiếp phục tham, hướng đến nhiếp phục sân cho tự mình... hướng đến nhiếp phục si cho tự mình và khích lệ người khác nhiếp phục si. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người hướng đến lợi ích cho mình và cho người.

Này các Tỷ-kheo, bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp
Thảo luận câu : 1. Phải chăng một vị trưởng lão có sự hành trì tinh tấn là một chuyện mà có khả năng nhiếp chúng là một chuyện khác? TT Tuệ Siêu 

Thảo luận 2. Phải chăng đức tánh "chịu khó, chịu thương" rất cần thiết trong sự giáo hoá tha nhân? - TT Pháp Tân

Thảo luận 3. Đối với khuynh hướng "độc giác' thì Đức Phật có chỉ trích hay tán thán? - DĐ Nguyên Thông



 III. Trắc Nghim
Trắc nghiệm 1. Trường hợp nào sau đây có tìm thấy trong lịch sử Phật giáo?
 A. Tôn giả Revata là vị thường sống độc cư trong rừng thẳm 
/ B. Tôn giả Sariputta là bậc đại trí thường sống trong những ngôi đại tự hướng dẫn tu tập cho tăng chúng 
/ C. Tôn giả Maha Kassapa sống hạnh đầu đà nhưng rất thường quan tâm giáo hoá tăng chúng 
/ D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Tuệ Quyền cho đáp án câu 1 là D

 Trắc nghiệm 2. Động lực nào sau đây tạo nên khuynh hướng giáo hoá tha nhân? 
A. Tinh thần trách nhiệm đối với giáo pháp 
/ B. Tâm bi mẫn, từ ái với chúng sanh 
/ C. Nhận thức sâu sắc sự liên đới giữa bản thân và người chung quanh
/ D. Cả ba câu trên đều đúng

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án câu 2 là D

Trắc nghiệm 3. Thái độ nào sau đây được xem là không hợp lý theo văn hoá Phật giáo?
 A. Chỉ trích hành động bất thiện 
/ B. Chỉ trích một người vì người đó không làm điều mà mình nghĩ là tốt 
/ C. Tự phản tỉnh tốt xấu bản thân hơn là tìm lỗi ở người khác 
/ D. Mời gọi sự chung sức làm việc phước thiện


TT Tuệ Siêu cho đáp án câu 3 là B

Tuesday, June 28, 2016

Bài học. Thứ Ba ngày 28-6-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Quyền

Chương Bốn Pháp
X.- Phẩm Asura (A-tu-la)

(V) (95) Que Lửa

1. - Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

Không hướng đến lợi mình, lợi người; hướng đến lợi người, không lợi mình; hướng đến lợi mình, không lợi người; hướng đến lợi mình và lợi người.

2. Ví như, này các Tỷ-kheo, một que lửa lấy từ đống lửa thiêu xác, hai đầu đều cháy đỏ, ở giữa được trét với phân, không có tác dụng là đồ chụm lửa ở làng, hay ở rừng. Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng người này giống như ví dụ ấy, tức là người không hướng đến lợi mình và lợi người.

3. Tại đây, này các Tỷ-kheo, hạng người này hướng đến lợi người, không lợi mình. Người này so với hạng người kia, vi diệu hơn, thù thắng hơn. Ở đây, này các Tỷ-kheo, hạng người này hướng đến lợi mình, không lợi người. Hạng người này so với hai hạng người kia, vi diệu hơn thù thắng hơn. Tại đây, này các Tỷ-kheo, hạng người này hướng đến lợi mình và lợi người, hạng người này so với ba hạng người trên, là tối thượng, tối thắng, thượng thủ, vô thượng và cực thắng.

4. Ví như, này các Tỷ-kheo, từ bò có sữa, từ sữa có lạc, từ lạc có sanh tô, từ sanh tô có thục tô, từ thục tô có đề hồ và đây gọi là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, hạng người này hướng đến lợi mình và lợi người, hạng người này so với ba hạng người trên là tối thượng, tối thắng, thượng thủ, vô thượng và cực thắng.

Bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp
 Thảo luận 1: Sống hướng đến lợi lạc bản thân khác thế nào với đời sống vị kỷ?  TT Tuệ Siêu 

Thảo luận 2: Trong ý nghĩa của sự hy sinh thì sự quên mình vì người có luôn luôn được tán thán theo Phật pháp chăng? TT Pháp Đăng 

Thảo luận  3: Phải chăng ba la mật hạnh là con đường vừa vị tha vừa tự lợi? ĐĐ Nguyện Thông 



 III. Trắc Nghim
Trắc nghiệm 1. Câu nào sau được xem là sai nếu nói theo Phật Pháp?
 A. Sống vì lợi lạc tự thân là đi ngược với giáo lý vô ngã 
/ B. Người sống chí biết quyền lợi bản thân bất chấp khổ đau của người là thương mình mà hại mình 
/ C. Dù nhìn từ bất cứ góc cạnh nào thì tất cả khổ vui đều có hai mặt cá nhân và liên đới 
/ D. Xã thân hành ba la mật là kết tinh cao nhất của hai thái độ VÌ ĐỜI VÀ VÌ MÌNH

TT GiáĐẳng cho đáán câu 1 là A

Trắc nghiệm 2. Câu nào sau đây được tìm thấy trong Tam Tạng kinh điển? 
A. Không nên vì người thân kể cả cha mẹ mà mưu sinh bằng ác nghiệp 
/ B. Vị pháp sư thông suốt kinh điển mà không tu tập như mục đồng chăn bò cho người 
/ C. Người đang lún trong vũng bùn lầy không thể kéo người khác ra khỏi bùn 
/ D. Cả ba câu trên

TT Tuệ Quyền cho đáp án câu 2 là D

Trắc nghiệm 3. Ý nghĩ nào sau đây được xem là sáng suốt đối với bậc trí? 
A. Lấy sự cống hiến cho đời làm nền tãng tu dưỡng bản thân 
/ B. Phục vụ để hoàn toàn và hoàn toàn để phục vụ 
/ C. Điều thiện chân thực phải mang tính lợi người lợi mình và vô hại cho cả hai 
/ D. Cả ba câu trên đều đúng


TT Pháp Tân cho đáán câu 3 là  D



Monday, June 27, 2016

Bài học. Thứ Hai ngày 27-6-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

Chương Một Pháp
XIV. Phẩm Người Tối Thắng

1-16 Các Vị Tỷ Kheo

1. Trong các vị đệ tử Tỷ-kheo của Ta, được nghe nhiều, này các Tỷ-kheo, tối thắng là Ananda.

2. Trong các vị đệ tử Tỷ-kheo của Ta đầy đủ ức niệm, tối thắng là Ananda

3. Trong các vị đệ tử Tỷ-kheo của Ta đầy đủ cử chỉ tốt đẹp tối thắng là Ananda.

4. Trong các vị đệ tử Tỷ-kheo của Ta đầy đủ sự kiên trì tối thắng là Ananda.

5.Trong các vị đệ tử Tỷ-kheo của Ta thị giả, tối thắng là Ananda.

6. Trong các vị đệ tử Tỷ-kheo của Ta có đại hội chúng, tối thắng là Uruvela Kassapa.

7. Trong các vị đệ tử Tỷ-kheo của Ta làm cho các gia đình hoan hỷ, tối thắng là Kàludàyì.

8. Trong các vị đệ tử Tỷ-kheo của Ta không có bệnh hoạn, tối thắng là Bakkula.

9. Trong các vị đệ tử Tỷ-kheo của Ta nhớ đến các đời sống quá khứ, tối thắng là Sobhita.

10. Trong các vị đệ tử Tỷ-kheo của Ta trì Luật, tối thắng là Upàli.

11. Trong các vị đệ tử Tỷ-kheo của Ta giáo giới Tỷ-kheo-ni, tối thắng là Nandaka.

12. Trong các vị đệ tử Tỷ-kheo của Ta hộ trì các căn môn, tối thắng là Nanda.

13. Trong các vị đệ tử... thiện xảo về hỏa giới, tối thắng là Sàgata.

14. Trong các vị đệ tử... giáo giới Tỷ-kheo, tối thắng là Màhakappina.

15. Trong các vị đệ tử... năng khởi biện tài, tối thắng là Ràdha.

16. Trong các vị đệ tử Tỷ-kheo của Ta mang thô y, này các Tỷ-kheo, tối thắng là Mogharàjà.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận 1. Ngày nay người ta thường nói tới "bìmh đẳng giới tính" vậy đối với người tu tập thì nam nữ có hoàn toàn giống nhau chăng? TT Pháp Tân

Thảo luận 2. Phải chăng tôn giả Nandaka thù thắng trong sự hướng dẫn chư tỳ kheo ni do quen thuộc tâm lý phụ nữ? - TT Phap Dang

Thảo luận 3. Quán sát sáu nội xứ khác biệt thế nào với sáu ngoại xứ? TT Tuệ Quyền

Thảo luận 4. Nhiều người quan niệm rằng nếu tu đúng thì một pháp đã đủ vậy tại sao phải nói tới thất giác chi hay bát chánh đạo? - TT Tuệ Siêu



 III. Trắc Nghim
Trắc nghiệm 1. Những điểm nào sau đây khiến những nữ tu sĩ tương đối gặp nhiều thử thách hơn nam tu sĩ?
 A. Tâm lý thường nhiều cảm xúc 
/ B.  Sinh lý phức tạp hơn 
/C. Không dễ dàng sống độc cư hay hành trình một mình 
/ D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Tue Quyen cho dap an cau 1 la D

Trắc nghiệm 2. Yếu tố nào sau đây giúp vị pháp sư dễ dàng truyền đạt giáo pháp?
 A. Kiến thức Phật Pháp sâu rộng
 / B. Bén nhạy với tâm lý thính chúng 
/ C. Đã có nhiều tương duyên tốt từ quá khứ

/ D. Ba điều trên đều đúng

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án câu 2 là C

Trắc nghiệm 3. Thèm ăn vặt do nội xứ hay ngoại xứ?
 A. Thấy khoai bánh nên muốn ăn đó là yếu tố ngoại xứ
 / B. Buồn miệng nên tìm cái gì ăn đó là yếu tố nội xứ 
/ C. Thấy cái cũng muốn ăn do thói quen dù mới ăn

 / D. Cả ba câu trên đều đúng  

TT Tuệ Siêu cho đáp án câu 3 là D

Sunday, June 26, 2016

Bài học. Chủ Nhật ngày 26-6-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Chương Bốn Pháp
X.- Phẩm Asura (A-tu-la)

(III) (93) Ðịnh (2)

1. - Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được nội tâm chỉ, không được tăng thượng tuệ pháp quán. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được tăng thượng tuệ pháp quán, nhưng không được nội tâm chỉ. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không được nội tâm chỉ, không được tăng thượng tuệ pháp quán. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được nội tâm chỉ, cũng được tăng thượng tuệ pháp quán.

2. Tại đấy, này các Tỷ-kheo, hạng người này được nội tâm chỉ, không được tăng thượng tuệ pháp quán. Sau khi người ấy an trú nội tâm chỉ, chú tâm thực hành tăng thượng tuệ pháp quán, người ấy, sau một thời gian được nội tâm chỉ, và được tăng thượng tuệ pháp quán.

3. Tại đấy, này các Tỷ-kheo, hạng người này được tăng thượng tuệ pháp quán, không được nội tâm chỉ. Sau khi người ấy an trú trên tăng thượng tuệ pháp quán, chú tâm thực hành nội tâm chỉ; người ấy sau một thời gian được tăng thượng tuệ pháp quán, và được nội tâm chỉ.

4. Tại đấy, này các Tỷ-kheo, hạng người này, không được nội tâm chỉ, không được tăng thượng tuệ pháp quán. Người ấy, này các Tỷ-kheo, để chứng đắc các thiện pháp ấy, cần phải thực hiện tăng thượng ý muốn, tinh tấn, cố gắng, nỗ lực, tâm không thối chuyển, chánh niệm, tỉnh giác.

Ví như, này các Tỷ-kheo, khi khăn bị cháy hay đầu bị cháy, và để dập tắt khăn và đầu, cần phải thực hiện tăng thượng ý muốn, tinh tấn, cố gắng, nỗ lực, tâm không thối chuyển, chánh niệm, tỉnh giác. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, người ấy, để chứng đắc các thiện pháp ấy, cần phải thực hiện tăng thượng ý muốn, tinh tấn, cố gắng, nỗ lực, tâm không thối chuyển, chánh niệm, tỉnh giác. Sau một thời gian, vị ấy thành người có được nội tâm chỉ và tăng thượng tuệ pháp quán.

5. Tại đấy, này các Tỷ-kheo, hạng người này có được nội tâm chỉ, có được tăng thượng tuệ pháp quán, người ấy, này các Tỷ-kheo, sau khi an trú trong các thiện pháp ấy, cần phải chú tâm tu tập hơn nữa để đoạn diệt các lậu hoặc.

Này các Tỷ-kheo, bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận 1: Phải chăng kinh nghiệm thực nghiệm bản thân rất quan trọng đối với người tu thiền? TT Tuệ Quyền


 Thảo luận 2Thuật ngữ saṅkhārā daṭṭhabbā - pháp hành hay pháp hữu vi trong bài kinh nầy nên được định nghĩa thế nào? - TT PháĐăng


 III. Trắc Nghim
Trắc nghiệm 1. Tại sao con đường tu tập cần kinh nghiệm thực tế?
 A. Vì sự mô tả của ngôn ngữ có trình tự khác với thực hành 
/ B. Kinh nghiệm cá nhân thường khác biệt giữa người nầy với người khác 
/ C. Khó quy định rõ thế nào là "gợi ý" 
/ D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Pháp Tân cho đáp án Câu hỏi 1: .D.

Trắc nghiệm 2. Điều nào sau đây nói lên sự quán chiếu đối với các pháp hành?
 A. Thấy bản chất vô thường của tử thi cũng là giống như tấm thân của hành giả
 / B. Thấy rằng những cảm thọ vui buồn có sanh có diệt không hằng trú 
/ C. Thấy rằng hơi thở ra vào tuy tự tồn tại nhưng cũng bị chi phối bởi cảm xúc hay những yếu tố bất thường 

/ D. Cả ba câu trên

TT Pháp Tân cho đáp án Câu hỏi 2: .D.