Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín
Chương Bốn Pháp
XIV. Phẩm Chân Trực
(VII) (78) Thanh Tịnh Thí Vật
1. - Này các Tỷ-kheo, có bốn thanh tịnh thí vật này. Thế nào là bốn?
Có bố thí, này các Tỷ-kheo, thanh tịnh từ người cho, không thanh tịnh từ người nhận. Có bố thí, này các Tỷ-kheo, thanh tịnh từ người nhận, không thanh tịnh từ người cho. Có bố thí, này các Tỷ-kheo, không thanh tịnh từ người cho, cũng không thanh tịnh từ người nhận. Có bố thí, này các Tỷ-kheo, thanh tịnh từ người cho, cũng thanh tịnh từ người nhận.
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bố thí thanh tịnh từ người cho, không thanh tịnh từ người nhận?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, người cho có giới, theo thiện pháp, còn người nhận là ác giới, theo ác pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là bố thí thanh tịnh từ người cho, không thanh tịnh từ người nhận.
3. Và thế nào, này các Tỷ-kheo, là bố thí, thanh tịnh từ người nhận, không thanh tịnh từ người cho?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, người bố thí ác giới, theo ác pháp, còn người nhận có giới, theo thiện pháp. Như vậy này các Tỷ-kheo, là bố thí, người nhận thanh tịnh, người cho không thanh tịnh.
4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bố thí, người cho không thanh tịnh, và người nhận cũng không thanh tịnh?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, người cho là ác giới, theo ác pháp, và người nhận cũng là ác giới, theo ác pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là bố thí, người cho không thanh tịnh, người nhận cũng không thanh tịnh.
5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bố thí, người cho thanh tịnh, người nhận cũng thanh tịnh?
Ở đây này các Tỷ-kheo, người bố thí có giới, theo thiện pháp, và người nhận cũng có giới, theo thiện pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là bố thí, người cho thanh tịnh, và người nhận cũng thanh tịnh.
Này các Tỷ-kheo, có bốn loại bố thí thanh tịnh này.
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận 1. Chữ dakkhiṇā ở đây dịch là thanh tịnh thí nên được định nghĩa thế nào? TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3.Một người làm quan chuyên hối lộ hà hiếp dân nghèo, hoặc một người làm nghề đánh cá họ đên cúng dường thì là một người tu sĩ có nên nhận những thí vật không thanh tịnh đó không? TT Pháp Đăng
III. Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Qua bài kinh dạy về bốn sự cúng dường thì sự hiểu nào sau đây được xem là chính xác?
A. Không nên cúng dường nếu không được thanh tịnh
/ B. Cúng dường không thanh tịnh thì không có phước
/ C. Sự cúng dường càng thanh tịnh thì phước càng lớn
/ D. Cúng dường không thanh tịnh thì không phải là thiện pháp
TT Pháp Đăng cho đáp án câu 1 là C
Trắc nghiệm 2. Trong kinh ghi rằng: Đến thời kỳ nào đó chư tỳ kheo không còn giữ giới bổn mà chỉ có ngũ giới và miếng vải vàng mang trên vai. Tuy vậy nếu có ai mời thỉnh bốn vị về cúng dường với tác ý là cúng dường đến đại chúng tăng già thì vẫn có phước lớn như thời kỳ chư tăng còn đầy đủ giới hạnh. Điểm nào quan trọng trong Phật ngôn trên?
A. Đối tượng thí không quan trọng
/ B. Tâm thí ở đây rất quan trọng
/ C. Vật thí ở đây quan trọng
/ D. Linh tại ngã bất linh tại ngã
TT Tuệ Quyền cho đáp án câu 2 là B
A. Thọ trì ngũ giới hay bát quan trai giới trong ngày trai tăng
/ B. Tự tay chuẩn bị thực phẩm với cơm, thức ăn, nước uống và tăm
/ C. Tác ý cúng dường tới đại chúng tăng già hay giúp những tỳ kheo cần (tỳ kheo bệnh, sắp đi xa hay mới đến, pháp sư hoằng pháp..)
/ D. Cả ba điều trên
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án Câu Số 3: D.
No comments:
Post a Comment