Thursday, June 23, 2016

Bài học. Thứ Năm ngày 23-6-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Chương Hai Pháp
XVII. Phẩm Thứ Mười Bảy



1. - Do thấy hai lợi ích này, Như Lai chế lập học giới cho các đệ tử. Thế nào là hai? Cực thiện cho Tăng chúng và an lạc cho Tăng chúng.



Do thấy hai lợi ích này, Như Lai chế lập học giới cho các đệ tử. Thế nào là hai? Chế ngự các người ác và lạc thú cho thuần tịnh Tỷ-Kheo.



Do thấy hai lợi ích này, Như Lai chế lập học giới cho các đệ tử. Thế nào là hai?  Sự phòng hộ các lậu hoặc, các oán thù, các tội phạm, các sợ hãi, các pháp bất thiện ngay trong hiện tại, và sự ngăn chặn các lậu hoặc, các oán thù, các tội phạm, các sợ hãi, các pháp bất thiện trong tương lai.

Do thấy hai lợi ích này, Như Lai chế lập học giới cho các đệ tử. Thế nào là hai?  Lòng từ mẫn đối với các gia chủ và đoạn tuyệt các thành phần ác dục

Do thấy hai lợi ích này, Như Lai chế lập học giới cho các đệ tử. Thế nào là hai? Đem lại tâm tín cho kẻ bất tín và làm tăng trưởng những kẻ có tín tâm

Do thấy hai lợi ích này, Như Lai chế lập học giới cho các đệ tử. Thế nào là hai? cho diệu pháp được an trú và để hộ trì giới luật.

Do duyên hai lợi ích này, này các Tỷ-Kheo, Như Lai chế lập học giới cho các đệ tử.

2. Do duyên hai lợi ích này, này các Tỷ-kheo, Như Lai chế lập giới bổn cho các đệ tử (như số 1 ở trên) ... tụng đọc giới bổn ... đình chỉ giới bổn ... tự tứ ... đình chỉ tự tứ ... sở tác cần phải quở trách ...Sở tác cần phải y chỉ, sở tác cần phải tẩn xuất, sở tác cần phải xin lỗi ... sở tác cần phải ngưng chức ... cho phép biệt trú ... bắt làm lại từ đầu ... , cho phép làm ... được phục hồi địa vị cũ ... được phục chức ... cần phải xuất ly ... cụ túc ... bạch yết-ma (lần đầu tiên) đưa ra biểu quyết lần thứ nhất ... đưa ra biểu quyết lần thứ hai ... đưa ra biểu quyết lần thứ tư ... điều chưa được chế lập ... thay đổi điều đã được chế lập ... giải quyết với sự hiện diện của hai phe liên hệ ... giải quyết theo ức niệm của đương sự phạm tội ... giải quyết sau khi đương sự khỏi điên loạn, ... giải quyết theo sự chấp nhận của đương sự...giải quyết theo số đông... giải quyết tu theo đương sự phạm tội ... giải quyết như trải cỏ ra.

Thế nào là hai? Cực thiện cho Tăng chúng và an lạc cho Tăng chúng ... chế ngự các người ác và lạc trú cho thuần tịnh Tỷ-kheo ... cho diệu pháp được an trú và để hộ trì giới luật. Do duyên hai lợi ích này, này các Tỷ-kheo, Như Lai đã chế lập ... giải quyết như trải cỏ ra cho các đệ tử.

3.- Ðể thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, hai pháp cần phải tu tập. Thế nào là hai? Chỉ và Quán. Ðể thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, hai pháp này cần phải tu tập.

4.- Ðể biến tri tham, này các Tỷ-kheo, ... để biến tận, để đoạn tận, để trừ diệt, để biến diệt, để ly tham, để đoạn diệt, để xả bỏ, để từ bỏ tham, hai pháp này cần phải tu tập. Thế nào là hai? Chỉ và Quán ...

5.- Ðể thắng tri ... để biến tri sân, si, phẫn nộ, hiềm hận, giả dối, não hại, tật đố, xan tham, man trá, phản trắc, cứng đầu, cuồng nhiệt, mạn, quá mạn, kiêu căng, phóng dật,... để biến tận, để đoạn tận, để trừ diệt, để biến diệt, để ly tham, để đoạn diệt, để xả bỏ, để từ bỏ sân ... phóng dật, hai pháp này cần phải tu tập. Thế nào là hai? Chỉ và Quán ... hai pháp này cần phải tu tập.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận câu 1: Chữ samàdhi (định) và chữ samatha (chỉ) khác biệt nhau thế nào? TT Tuệ Siêu 

 Thảo luận câu 2: Ngày nay một số người nói về thiền định và thiền tuệ. Hai từ vựng đó có được tinh xác chăng? TT Pháp Tân 

Thảo luận câu 3: Tại sao trong bát chánh đạo, chánh định là sammàsamàthi mà không là sammàsamatha? TT Tuệ Siêu 

Thảo luận câu 4: Phải chăng trong bát chánh đạo, chánh định là chỉ , chánh niệm là quán?  TT Pháp Đăng 

 Thảo luận câu 5: Chữ vipassana thường dịch là thiền minh sát hoặc thiền quán. Từ dịch nào sát nghĩa hơn? TT Tuệ Quyền 


Thảo luận câu 6: Phải chăng qua bài kinh hôm nay khi đề cập tới sự tu tập đoạn phiền não thì Đức Phật dạy nên tu tập cả hai chỉ và quán? ĐĐ Nguyện Thông 

Thảo luận 7: TT Giác Đẳng giảng thêm về Thiền




 III. Trắc Nghim

No comments:

Post a Comment