Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
Chương Hai Pháp
XVI. Phẩm Phẫn Nộ
1-100.
1. - Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Phẫn nộ và hiềm hận. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
2. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Giả dối vào não hại. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
3. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Tật đố và xan lẫn. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
4. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Man trá và phản trắc. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
5. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Không tàm và không quý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, phải sống trong đau khổ.
6. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Không phẫn nộ và không hiềm hận. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
7. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Không giả dối và không não hại. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
8. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Không tật đố và không xan tham. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
9. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Không man trá và không phản trắc. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp
10. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Tàm và quý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, sống trong an lạc.
11. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Phẫn nộ và hiềm hận.. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, phải sống trong đau khổ. Thế nào là hai?
12. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Giả dối vào não hại. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
13.Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Tật đố và xan tham. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
14.Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Man trá và phản trắc. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
15. Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này. Thế nào là hai? Không tàm và không quý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, phải sống trong đau khổ.
16. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, sống trong an lạc. Thế nào là hai? Không phẫn nộ và không hiềm hận.
17. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, sống trong an lạc. Thế nào là hai?Không giả dối và không não hại
18. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, sống trong an lạc. Thế nào là hai?Không tật đố và không xan lẫn
19. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, sống trong an lạc. Thế nào là hai?Không man trá và không phản trắc
20.Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, sống trong an lạc. Thế nào là hai? Tàm và quý
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, phải sống trong an lạc.
21. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến đọa lạc cho các vị Tỷ-kheo hữu học. Thế nào là hai? Phẫn nộ và hiềm hận.
22. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến đọa lạc cho các vị Tỷ-kheo hữu học. Thế nào là hai?Giả dối và não hại
23.Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến đọa lạc cho các vị Tỷ-kheo hữu học. Thế nào là hai? Tật đố và xan lẫn
24.Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến đọa lạc cho các vị Tỷ-kheo hữu học. Thế nào là hai? Man trá và phản trắc
25. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến đọa lạc cho các vị Tỷ-kheo hữu học. Thế nào là hai? Không tàm và không quý
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến đọa lạc cho các vị Tỷ-kheo hữu học.
26. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, không đưa đến sự đọa lạc cho các vị Tỷ-kheo hữu học. Thế nào là hai? Không phẫn nộ và không hiềm hận.
27. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, không đưa đến sự đọa lạc cho các vị Tỷ-kheo hữu học.Thế nào là hai?Không giả dối và không não hại
28.Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, không đưa đến sự đọa lạc cho các vị Tỷ-kheo hữu học. Thế nào là hai?Không tật đố và không xan lẫn
29.Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, không đưa đến sự đọa lạc cho các vị Tỷ-kheo hữu học. Thế nào là hai?Không man trá và không phản trắc
30.Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, không đưa đến sự đọa lạc cho các vị Tỷ-kheo hữu học. Thế nào là hai?Tàm và quý
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, không đưa đến đọa lạc cho các vị Tỷ-kheo hữu học.
31-35. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy bị quăng vào địa ngục tương xứng. Thế nào là hai? Phẫn nộ và hiềm hận ... Không tàm và không quý.
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy bị quăng vào địa ngục tương xứng.
36-40. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy được sanh lên chư Thiên tương xứng. Thế nào là hai? Không phẫn nộ và không hiềm hận ... Tàm và quý.
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy được sanh lên chư Thiên tương xứng.
41-45. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, ở đây, có người sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Thế nào là hai? Phẫn nộ và hiềm hận ... Không tàm và không quý.
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, ở đây, có người sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
46-50. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, ở đây, có người sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi Thiện, cõi Trời, cõi đời này. Thế nào là hai? Không phẫn nộ và không hiềm hận ... Tàm và quý.
Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, ở đây, có người sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi Thiện, cõi Trời, cõi đời này.
51-55. Thành tựu hai bất thiện pháp này ...
56-60. Thành tựu hai thiện pháp này ...
61-65. Thành tựu hai pháp có tội này ...
66-70. Thành tựu hai pháp không có tội này ...
71-75. Thành tựu hai pháp tăng khổ này ...
76-80. Thành tựu hai pháp tăng lạc này ...
81-85. Thành tựu hai pháp với quả dị thục là khổ này ...
86-90. Thành tựu hai pháp với quả dị thục là lạc này ...
91-95. Thành tựu hai pháp não hại này ...
96-100. Thành tựu với hai pháp không não hại này ...
(mỗi lần là năm pháp như trên, bất thiện pháp và thiện pháp) ...
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận 1: Phải chăng phẩn nộ và hiềm hận thường đi chung với nhau? TT Pháp TânThảo luận 2: Có phải người giả dối thường gây sự não hại cho người khác? TT Pháp Đăng
Thảo luận 3: Ganh tỵ và bỏn xẻn, hai pháp này có đi chung với nhau không? TT Tuệ Quyền
Thảo luận 4: Phải chăng người lừa đảo cũng là người thường phản bội? ĐĐ Pháp Tín
III. Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment