Sunday, June 26, 2016

Bài học. Chủ Nhật ngày 26-6-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Chương Bốn Pháp
X.- Phẩm Asura (A-tu-la)

(III) (93) Ðịnh (2)

1. - Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được nội tâm chỉ, không được tăng thượng tuệ pháp quán. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được tăng thượng tuệ pháp quán, nhưng không được nội tâm chỉ. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không được nội tâm chỉ, không được tăng thượng tuệ pháp quán. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được nội tâm chỉ, cũng được tăng thượng tuệ pháp quán.

2. Tại đấy, này các Tỷ-kheo, hạng người này được nội tâm chỉ, không được tăng thượng tuệ pháp quán. Sau khi người ấy an trú nội tâm chỉ, chú tâm thực hành tăng thượng tuệ pháp quán, người ấy, sau một thời gian được nội tâm chỉ, và được tăng thượng tuệ pháp quán.

3. Tại đấy, này các Tỷ-kheo, hạng người này được tăng thượng tuệ pháp quán, không được nội tâm chỉ. Sau khi người ấy an trú trên tăng thượng tuệ pháp quán, chú tâm thực hành nội tâm chỉ; người ấy sau một thời gian được tăng thượng tuệ pháp quán, và được nội tâm chỉ.

4. Tại đấy, này các Tỷ-kheo, hạng người này, không được nội tâm chỉ, không được tăng thượng tuệ pháp quán. Người ấy, này các Tỷ-kheo, để chứng đắc các thiện pháp ấy, cần phải thực hiện tăng thượng ý muốn, tinh tấn, cố gắng, nỗ lực, tâm không thối chuyển, chánh niệm, tỉnh giác.

Ví như, này các Tỷ-kheo, khi khăn bị cháy hay đầu bị cháy, và để dập tắt khăn và đầu, cần phải thực hiện tăng thượng ý muốn, tinh tấn, cố gắng, nỗ lực, tâm không thối chuyển, chánh niệm, tỉnh giác. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, người ấy, để chứng đắc các thiện pháp ấy, cần phải thực hiện tăng thượng ý muốn, tinh tấn, cố gắng, nỗ lực, tâm không thối chuyển, chánh niệm, tỉnh giác. Sau một thời gian, vị ấy thành người có được nội tâm chỉ và tăng thượng tuệ pháp quán.

5. Tại đấy, này các Tỷ-kheo, hạng người này có được nội tâm chỉ, có được tăng thượng tuệ pháp quán, người ấy, này các Tỷ-kheo, sau khi an trú trong các thiện pháp ấy, cần phải chú tâm tu tập hơn nữa để đoạn diệt các lậu hoặc.

Này các Tỷ-kheo, bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
Thảo luận 1: Phải chăng kinh nghiệm thực nghiệm bản thân rất quan trọng đối với người tu thiền? TT Tuệ Quyền


 Thảo luận 2Thuật ngữ saṅkhārā daṭṭhabbā - pháp hành hay pháp hữu vi trong bài kinh nầy nên được định nghĩa thế nào? - TT PháĐăng


 III. Trắc Nghim
Trắc nghiệm 1. Tại sao con đường tu tập cần kinh nghiệm thực tế?
 A. Vì sự mô tả của ngôn ngữ có trình tự khác với thực hành 
/ B. Kinh nghiệm cá nhân thường khác biệt giữa người nầy với người khác 
/ C. Khó quy định rõ thế nào là "gợi ý" 
/ D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Pháp Tân cho đáp án Câu hỏi 1: .D.

Trắc nghiệm 2. Điều nào sau đây nói lên sự quán chiếu đối với các pháp hành?
 A. Thấy bản chất vô thường của tử thi cũng là giống như tấm thân của hành giả
 / B. Thấy rằng những cảm thọ vui buồn có sanh có diệt không hằng trú 
/ C. Thấy rằng hơi thở ra vào tuy tự tồn tại nhưng cũng bị chi phối bởi cảm xúc hay những yếu tố bất thường 

/ D. Cả ba câu trên

TT Pháp Tân cho đáp án Câu hỏi 2: .D.


No comments:

Post a Comment