Wednesday, June 29, 2016

Bài học. Thứ Tư ngày 29-6-2016

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Pháp Đăng

Chương Bốn Pháp
X.- Phẩm Asura (A-tu-la)

(VI) (96) Lợi Mình (1)

1. - Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

Hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người; hạng người hướng đến lợi người, không lợi mình; hạng người không hướng đến lợi mình, không hướng đến lợi người; hạng người hướng đến lợi mình và lợi người.

2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người hướng đến nhiếp phục tham cho mình, không khích lệ người khác nhiếp phục tham, hướng đến nhiếp phục sân cho mình... nhiếp phục si cho mình, không khích lệ người khác nhiếp phục si. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người.

3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi người, không lợi mình?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không hướng đến nhiếp phục tham cho tự mình, khích lệ nhiếp phục tham cho người, không hướng đến nhiếp phục sân cho tự mình... không hướng đến nhiếp phục si cho tự mình, khích lệ nhiếp phục si cho người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người hướng đến lợi người, không lợi mình.

4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người không hướng đến lợi mình, không hướng đến lợi người?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không hướng đến nhiếp phục tham cho tự mình, không khích lệ người khác nhiếp phục tham, không nhiếp phục sân cho tự mình, không khích lệ người khác nhiếp phục sân... không nhiếp phục si cho tự mình, không khích lệ người khác nhiếp phục si. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người không hướng đến lợi mình, không hướng đến lợi người.

5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi mình và lợi người?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người hướng đến nhiếp phục tham cho tự mình, và khích lệ người khác nhiếp phục tham, hướng đến nhiếp phục sân cho tự mình... hướng đến nhiếp phục si cho tự mình và khích lệ người khác nhiếp phục si. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người hướng đến lợi ích cho mình và cho người.

Này các Tỷ-kheo, bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp
Thảo luận câu : 1. Phải chăng một vị trưởng lão có sự hành trì tinh tấn là một chuyện mà có khả năng nhiếp chúng là một chuyện khác? TT Tuệ Siêu 

Thảo luận 2. Phải chăng đức tánh "chịu khó, chịu thương" rất cần thiết trong sự giáo hoá tha nhân? - TT Pháp Tân

Thảo luận 3. Đối với khuynh hướng "độc giác' thì Đức Phật có chỉ trích hay tán thán? - DĐ Nguyên Thông



 III. Trắc Nghim
Trắc nghiệm 1. Trường hợp nào sau đây có tìm thấy trong lịch sử Phật giáo?
 A. Tôn giả Revata là vị thường sống độc cư trong rừng thẳm 
/ B. Tôn giả Sariputta là bậc đại trí thường sống trong những ngôi đại tự hướng dẫn tu tập cho tăng chúng 
/ C. Tôn giả Maha Kassapa sống hạnh đầu đà nhưng rất thường quan tâm giáo hoá tăng chúng 
/ D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Tuệ Quyền cho đáp án câu 1 là D

 Trắc nghiệm 2. Động lực nào sau đây tạo nên khuynh hướng giáo hoá tha nhân? 
A. Tinh thần trách nhiệm đối với giáo pháp 
/ B. Tâm bi mẫn, từ ái với chúng sanh 
/ C. Nhận thức sâu sắc sự liên đới giữa bản thân và người chung quanh
/ D. Cả ba câu trên đều đúng

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án câu 2 là D

Trắc nghiệm 3. Thái độ nào sau đây được xem là không hợp lý theo văn hoá Phật giáo?
 A. Chỉ trích hành động bất thiện 
/ B. Chỉ trích một người vì người đó không làm điều mà mình nghĩ là tốt 
/ C. Tự phản tỉnh tốt xấu bản thân hơn là tìm lỗi ở người khác 
/ D. Mời gọi sự chung sức làm việc phước thiện


TT Tuệ Siêu cho đáp án câu 3 là B

No comments:

Post a Comment