Sunday, July 2, 2017

Bài học. Chủ Nhật ngày 2-7-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  TT Tuệ Siêu

Chương 6

IV. Phẩm Chư Thiên

(VIII) (38) Tự Làm

1. Rồi một vị Bà-la-môn đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn:

2. - Thưa Tôn giả Gatama, tôi nói như sau, có tri kiến như sau: "Không có tự mình làm, không có người khác làm".

- Này Bà-la-môn, Ta không bao giờ thấy, không bao giờ nghe lời nói như vậy, tri kiến như vậy. Sao người ta có thể tự mình bước tới, hay tự mình bước lui, lại có thể nói rằng: "Không có tự mình làm, không có người khác làm"?  Ông nghĩ thế nào, này Bà-la-môn, có nguyên tố tự khởi phát  không?  

- Thưa có, thưa Tôn giả.

Nếu đã có sự khởi sự, thời các loài hữu tình có được nêu rõ là có khởi sự không?

- Thưa có, thưa Tôn giả.

- Này Bà-la-môn, đã có khởi sự, các loài hữu tình có được nêu rõ là có khởi sự, thời đây là tự mình làm, đây là người khác làm của các loài hữu tình. Ông nghĩ thế nào, này Bà-la-môn, có sự khởi xuất giới... có sự khởi nhập giới... có sự nỗ lực giới... có sự kiên trì giới... có sự dõng tiến giới hay không?

- Thưa có, thưa Tôn giả.

- Này Bà-la-môn, nếu đã có sự dõng tiến giới, thời các loài hữu tình có được nêu rõ có sự dõng tiến giới không?

- Thưa có, thưa Tôn giả.

- Này Bà-la-môn, đã có sự dõng tiến giới, các loài hữu tình có được nêu rõ là có sự dõng tiến giới, thời đây là tự mình làm, đây là người khác làm của các loài hữu tình. Này Bà-la-môn, Ta không bao giờ thấy, không bao giờ nghe nói như vậy, tri kiến như vậy. Sao người ta lại có thể tự mình bước tới, tự mình bước lui lại có thể nói rằng: "Không có tự mình làm, không có người khác làm".

- Thật vi diệu thay, Thưa Tôn giả Gotama! Thật hy hữu thay, thưa Tôn giả Gotama... Từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.


III Thảo luận TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận 1. Theo Phật học thế giới hiện tượng tự nhiên cần được nhận thức thế nào để không rơi vào ngã chấp?- TT Tuệ Quyền

Thảo luận 2. Phải chăng quan niệm về ngã dù là tự ngã hay đại ngã (một sáng tạo chủ) đều không được nhìn nhận trong Phật Pháp? - ĐĐ Pháp Tín

Thảo luận 3. Tại sao giáo lý vô ngã là một nền tãng rất đối lập với Ba La Môn giáo nhưng giữa Phật giáo và Bà la môn giáo lại có nhiều điều "rất gần nhau" như giáo lý luân hồi, thanh tịnh hoá nội tâm, tinh thần bất hại...? - TT Tuệ Quyền


 III. Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Chuyện xưa kể rằng một người đi thuyền trong sương mù. Bổng nhiên bị một thuyền khác đụng vào. Người lái thuyền nổi giận vì cho rằng người bên thuyền kia bất cẩn nhưng nhìn rõ lại thì đó là thuyền trôi giạt không người lái. Biết vậy người chèo thuyền không giận nữa. Câu nào sau đây cho chúng ta ý nghĩ hợp lý về chuyện vừa kể?
 A. Đa số sự giận hờn của chúng ta vốn dựa trên quan niệm nhân ngã bĩ thử /
 B. Nếu tỉnh táo nhận ra vạn hữu vốn là hiện tượng tự nhiên thì chúng ta sẽ bớt tham sân 
/ C. Nếu không có đối tượng để trách móc thì tâm trách móc sẽ tự tan biến /

 D. Cả ba câu trên dều hợp lý

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án câu 1 là D
TT Tuệ Siêu cho đáp án câu 2 là D

Trắc nghiệm 4.  Giáo lý duyên khởi cho chúng ta nhận thức nào sau đây? 
A. Trong thế giới hiện tượng không nhất thiết phải có dự phần của ý chí (thí dụ  sắc vật thực duyên cho lục nhập) /
 B. Có cái nầy thì phải có cái kia (thí dụ năng duyên sở ) /
 C. Duyên khởi vốn có nhiều đầu mối / 
D. cả ba câu trên đều đúng

TT Tuệ Siêu cho đáp án câu 2 là D

No comments:

Post a Comment