Wednesday, July 26, 2017

Bài học. Thứ Tư ngày 26-7-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:   TT Pháp Đăng

Chương 6

VI. Ðại Phẩm

(VII) (61) Con Ðường Ði Ðến Bờ Bên Kia

1. Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Bàrànasi, tại Isipatana, vườn Lộc Uyển. Lúc bấy giờ, nhiều Tỷ-kheo trưởng lão, sau bữa ăn, trên con đường đi khất thực trở về, ngồi tụ họp tại ngôi nhà hình tròn, và câu chuyện sau đây được khởi lên:

- Này chư Hiền, Thế Tôn đã nói như sau trong "Con đường đến bờ bên kia" trong câu hỏi của Metteyya:

Hiểu biết hai cực đoan 
 không vướng mắc điểm giữa 
bậc ấy là đại nhân,
 vượt khỏi sự đan dệt

- Thưa Hiền giả, thế nào là một cực đoan? Thế nào là cực đoan thứ hai? Thế nào là chặng giữa? Thế nào là người dệt vải?

2. Ðược nói vậy, một Tỷ-kheo thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão:

- Thưa chư Hiền, xúc là một cực đoan. Xúc tập khởi là cực đoan thứ hai. Xúc diệt là chặng giữa. Ái là người thợ dệt; vì rằng ái dệt, nên khiến cho vị ấy phải sanh ở hữu này. Cho đến như vậy, thưa chư Hiền, Tỷ-kheo thắng tri được điều có thể thắng tri, liễu tri được điều có thể liễu tri. Do thắng tri được điều có thể thắng tri, do liễu tri được điều có thể liễu tri, ngay trong hiện tại, vị ấy có thể chấm dứt khổ đau.

3. Ðược nói vậy, một Tỷ-kheo khác thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão:

- Quá khứ, thưa chư Hiền, là một cực đoan. Tương lai là cực đoan thứ hai. Hiện tại là chặng giữa. Ái là người dệt vải. Do ái dệt, nên khiến cho vị ấy phải sanh ở hữu này. Cho đến như vậy, thưa chư Hiền, Tỷ-kheo thắng tri được điều có thể thắng tri... vị ấy có thể chấm dứt khổ đau.

4. Ðược nói vậy, một Tỷ-kheo khác thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão:

- Lạc, thưa chư Hiền, là một cực đoan. Khổ là cực đoan thứ hai. Không khổ không lạc là chặng giữa. Ái là người dệt vải. Do ái dệt, nên khiến cho vị ấy phải sanh ở hữu này... có thể chấm dứt khổ đau.

5. Ðược nói vậy, một Tỷ-kheo khác thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão:

- Danh, thưa chư Hiền, là một cực đoan. Sắc là cực đoan thứ hai. Thức là chặng giữa. Ái là người dệt vải. Do ái dệt... có thể chấm dứt khổ đau.

6. Ðược nói vậy, một Tỷ-kheo khác thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão:

- Sáu nội xứ, thưa chư Hiền, là một cực đoan. Sáu ngoại xứ là cực đoan thứ hai. Thức là chặng giữa. Ái là người dệt vải. Do ái dệt... có thể chấm dứt khổ đau.

7. Ðược nói vậy, một Tỷ-kheo khác thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão:

- Thân, thưa chư Hiền, là một cực đoan. Thân kiến tập khởi là cực đoan thứ hai. Thân kiến diệt là chặng giữa. Ái là người dệt vải. Do ái dệt... có thể chấm dứt khổ đau.

8. Ðược nói vậy, một Tỷ-kheo khác thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão:

- Thưa chư Hiền, tất cả chúng tôi đã trả lời tùy theo sự hiểu biết của chúng tôi. Thưa chư Hiền, chúng ta sẽ đi đến Thế Tôn, sau khi đến, chúng ta sẽ hỏi Thế Tôn về ý nghĩa này. Thế Tôn trả lời cho chúng ta như thế nào, chúng ta sẽ thọ trì như vậy.

- Thưa vâng, thưa Hiền giả.

Các Tỷ-kheo trưởng lão vâng đáp Tỷ-kheo ấy. Rồi các trưởng lão đi đến Thế Tôn, sau khi đi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ -kheo trưởng lão thuật lại với Thế Tôn tất cả câu chuyện đã xảy ra và thưa:

- Bạch Thế Tôn, ai là người đã khéo nói?

- Tất cả các Thầy, này các Tỷ-kheo, đều khéo nói theo phương pháp của mình. Nhưng, đây là vấn đề Ta nói về con đường đi đến bờ bên kia trong các câu hỏi của Metteyya.

Hiểu biết hai cực đoan 
 không vướng mắc điểm giữa 
bậc ấy là đại nhân,
 vượt khỏi sự đan dệt

Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói:

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các vị Tỷ-kheo trưởng lão vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

- Xúc, này các Tỷ-kheo, là cực đoan. Xúc tập khởi là cực đoan thứ hai. Xúc diệt là chặng giữa. Ái là người dệt vải; vì rằng ái dệt nên khiến cho vị ấy phải sanh ở hữu này. Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thắng tri được điều có thể thắng tri, liễu tri được điều có thể liễu tri. Do thắng tri được điều có thể thắng tri, liễu tri được điều có thể liễu tri, ngay trong hiện tại, vị ấy có thể chấm dứt khổ đau.


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

TT Giác Đẳng giải nghĩa thêm các từ của tắt bài học


 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Trong bài kinh hôm nay, sáu vị tỳ kheo trình bày ý nghĩ của mình về câu kệ với sáu ý nghĩa khác nhau. Đức Phật đã lắng nghe kể lại và đã tuyên bố điều nào sau đây? 
A. Cả sáu phát biểu đều hoàn toàn sai /
 B. Cả sáu phát biểu đều đúng trọn vẹn /
 C. Cả sáu đều có điểm đúng và điểm sai /
 D. Cả sáu phát biểu đều hay nhưng Đức Phật có câu thêm câu trả lời

TT Tuệ Siêu cho đáp án  Câu 1 : .D.

Trắc nghiệm 2. Nếu sáu căn là một đầu, sáu cảnh là một đầu thì "điểm giữa" là gì? 
A. Thức (nhãn thức, nhĩ thức.. ) /
 B. Cảm thọ (thí dụ: nhãn xúc sở sanh thọ ...) /
 C. cả hai a va b đều đúng /
 D. Cả hai A va B đều sai

TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu  2 : C

Trắc nghiệm 3. Nếu quá khứ, vị lai là đầu mối và hiện tại là điểm giữa là hình ảnh nào sau đây nói lên tương ứng với ý nghĩa nầy?
 A. Một người nghĩ về xuất thân của mình lả nghĩ về đầu mối quá khứ /
 B. Một người hoạch định con đường tương lai của mình là nghĩ về đầu mối mai sau / 
C. do cân nhắc xuất thân và kỳ vọng mai hậu nên hiện tại nỗ lực /
 D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Pháp Tân cho đáp án Câu 3 : D

Trắc nghiệm 4. Chúng sanh thường vướng mắc với khổ hoặc lạc. Nhưng người tu tập "hiểu biết cả hai đầu mối, không vướng mắc điểm giữa, bậc là là người trí, vượt khỏi sự đan dệt". Thái độ nào sau đây là "không vướng mắc điểm giữa"? 
A. Không phải lúc nào cũng mong cầu "xin cho tôi chữ bình an" /
 B. lấy vui khổ làm sự hứng thú cho cuộc sống (như câu ví phỏng đường đời bằng phẳng cả ....) /
 C. chấp nhận được cả hai niềm vui và nỗi khổ /
 D. Cả ba câu trên đều sai

TT Giác Đẳng cho đáp án câu 4 là : A

Trắc nghiệm 5. Dựa trên bài kinh hôm nay, sự luân hồi  được hình thành và tiếp diễn do điều nào sau đây? 
A. Ái là sự đan dệt/
 B. Sự tiêm nhiễm điểm giữa do sự tương phản tạo thành /
 C. Sự tương phản là pháp đối đãi của lưỡng cực /
 D. Cả ba câu trên đều đúng

Đ Đ Nguyên Thông cho đáp án câu 5 là : 


No comments:

Post a Comment