Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
Chương 6
IV. Phẩm Chư Thiên
(X) (40) Tôn Giả Kimbila
1. Như vầy tôi nghe:
Một thời, Thế Tôn trú ở Kimbila, tại rừng Trúc. Rồi Tôn giả Kimbila đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Kimbila bạch Thế Tôn:
2. - Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, sau khi Như Lai nhập diệt, diệu pháp không còn tồn tại lâu dài?
3. - Ở đây, này Kimbila, khi Như Lai nhập diệt, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống không cung kính, không tùy thuận bậc Ðạo sư, sống không cung kính, không tùy thuận Pháp; sống không cung kính, không tùy thuận chúng Tăng; sống không cung kính, không tùy thuận học pháp; sống không cung kính, không tùy thuận không phóng dật; sống không cung kính, không tùy thuận tiếp đón. Này Kimbila, đây là nhân, đây là duyên khiến cho khi Như Lai nhập diệt, Diệu pháp không tồn tại lâu dài.
4. - Do nhân gì, do duyên gì khi Như Lai nhập diệt, Diệu pháp được tồn tại lâu dài?
5. Ở đây, này Kimbila, khi Thế Tôn nhập diệt, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống cung kính tùy thuận bậc Ðạo Sư; sống cung kính tùy thuận Pháp; sống cung kính tùy thuận chúng Tăng; sống cung kính tùy thuận học pháp; sống cung kính tùy thuận không phóng dật; sống cung kính tùy thuận tiếp đón. Ðây là nhân, đây là duyên, khi Như Lai nhập diệt, Diệu pháp được tồn tại lâu dài.
III Thảo luận TT Giác Đẳng điều hợp
Thảo luận 1. Phật giáo Mật tông Tây Tạng nói về Tứ Bảo thay vì Tam Bảo có nghĩa là ngoài Phật, Pháp, Tăng còn có đạo sư (guru). Phật giáo Nguyên Thủy dạy vì về điều nầy? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 2. Nhiều người quan niệm rằng lòng cung kính khiến cho người ta có khoảng cách, không thân thiện gần gủi, khách sáo kém thân tình. Quan niệm như vậy có hoàn toàn chính xác chăng? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 3. Nhiều người biết đến sự cung kính qua lời nói nhưng nếu gọi là cung kính thể hiện qua hành động thì thế nào? - ĐĐ Nguyên Thông
III. Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Điều nào sau đây liên hệ tới ý nghĩa của sự cung kính (sagāravā)?
A. Cảm nhận chân thật giá trị /
B. Trân trọng /
C. Tìm thấy sự lợi lạc từ đó /
D. Cả ba điều trên
TT Pháp Đăng cho đáp án câu 1 là D
A. Có người kể rằng Đức Phật hỏi một đạo sĩ có thể bay ngang sông bằng thần thông mất bao nhiêu năm tu luyện; vị đạo sĩ trả lời mất 20 năm công phu; Đức Phật dạy Như lai chỉ cần 10 xu có thể qua đò /
B. Có người kể rằng một người hỏi Phật ngồi thiền được lợi ích gì; Đức Phật trả lời là khồng lợi ích gì vì còn mong cầu là còn tham chấp /
C. Có người kể là Đức Phật thấy đống xương khô liền quỳ xuống lạy và dạy rằng tất cả chúng sanh đều là cha mẹ mình dù không phải là đời nầy thì cũng từng là cha mẹ trong đời quá khứ /
D. Cả ba chuyện trên đêu là hậu tác không phải là lời Phật dạy
TT Tuệ Siêu cho đáp án câu 2 là D
No comments:
Post a Comment