Thursday, July 13, 2017

Bài học. Thứ Năm ngày 18-7-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:   TT Tuệ Siêu

Chương 6

V. Phẩm Dhammika

(VII) (49) Khema

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvavatthì, Jetavana, tại khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Tôn giả Sumana trú ở Sàvavatthì, tại rừng Andha. Rồi Tôn giả Khema và Tôn giả Sumana đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Khema bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, đã đoạn tận các lậu hoặc, Phạm hạnh đã thành, đã làm những việc phải làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã đoạn tận, chánh trí giải thoát. Vị ấy không nghĩ rằng: "Có người tốt hơn ta" hay "Có người giống như ta" hay "Có người hạ liệt hơn ta".

Tôn giả Khema nói như vậy, Bậc Ðạo Sư chấp nhận. Rồi Tôn giả Khema nghĩ rằng: "Thế Tôn đã chấp nhận ta". Tôn giả từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi. Tôn giả Sumana, khi Tôn giả Khema ra đi không bao lâu, liền bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, đã đoạn tận các lậu hoặc, Phạm hạnh đã thành, đã làm những việc phải làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã đoạn tận, chánh trí giải thoát. Vị ấy không nghĩ rằng: "Có người tốt hơn ta", hay "Có người giống như ta", hay "Có người hạ liệt hơn ta".

Tôn giả Sumana nói như vậy, bậc Ðạo Sư chấp nhận. Rồi Tôn giả Sumana nghĩ rằng: "Thế Tôn đã chấp nhận ta". Tôn giả từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài rồi ra đi.

2. Rồi Thế Tôn, sau khi Tôn giả Khema và Tôn giả Sumana ra đi không bao lâu, liền bảo các Tỷ-kheo:

- Như vậy, này các Tỷ-kheo, các thiện nam tử nói lên chánh trí, có nói đến mục đích, nhưng không đề cập đến tự ngã. Tuy vậy, ở đây một số kẻ ngu nói lên chánh trí một cách ngạo mạn đắc chí. Họ về sau rơi vào nguy hại.

Không thắng, không hạ liệt, 
Không ai đồng đẳng Ta, 
Những tư tưởng như vậy
Không chi phối các vị.
Sanh khởi đã chấm dứt, 
Phạm hạnh được viên thành, 
Họ lìa bỏ kiết sử, 
Hoàn toàn được giải thoát.


III Thảo luận TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận  1. Tôn giả Anuruddha hỏi tôn giả Sariputta: Tôi chứng được thiên nhãn thù diệu tuy vậy vẫn không đạt đến cứu cánh giải thoát. Tại sao như vậy?" Tại sao như vậy?" Ngài Sàriputta trả lời: Ý nghĩ "tôi chứng được thiên nhãn thù diệu" là mạn của hiền giả; ý nghĩ " tuy vậy vẫn chưa đạt được cứu cánh" là hối quá của hiền giả. Đó là sự ngăn ngại của tuệ giác.Tại sao ý nghĩ bình thường lại "lớn chuyện" như vậy? - ĐĐ Pháp Tín

Tthảo luận : 2. Vua Tuyên Vương sai Kỷ Sảnh nuôi một con gà chọi. Được mười hôm, vua hỏi: “Gà đã đem chọi được chưa?” Kỷ Sảnh thưa: “Chưa được, gà hăng lắm, chưa thấy gà khác đã muốn chọi rồi”. Cách mười hôm, vua lại hỏi: “Gà đã đem chọi được chưa?” Kỷ Sảnh thưa: “Chưa được. Gà còn hăng, mới thấy bóng gà khác đã muốn chọi rồi”.   Cách mười hôm, vua lại hỏi: “Gà đã đem chọi được chưa?” Kỷ Sảnh thưa: “Chưa được. Gà còn hăng, mới thấy bóng gà khác đã muốn chọi rồi”. Cách mười hôm, vua lại hỏi: “Gà đã đem chọi được chưa?” Kỷ Sảnh thưa: “Chưa được, gà còn hơi hăng, trông thấy gà khác đã muốn chọi rồi”. Mười hôm sau, vua lại hỏi:  Mười hôm sau, vua lại hỏi: “Gà đã đem chọi được chưa?”. Kỷ Sảnh thưa: “Được rồi. Gà bây giờ, cho nghe thấy tiếng gà khác cũng không cho vào đâu. Trông, thì tựa như gà gỗ; mà thực, thì đủ các ngón hay. Gà khác coi thấy cũng đủ sợ, phải lùi chạy”.

Câu Hỏi là: như vậy con gà đã đạt dến chỗ vô sở chấp chưa? -TT Pháp Tân

Thảo luận 3. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận


 III. Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Người nào sau đây được xem là vượt khỏi ngã chấp? 
A. Người luôn nghĩ mình cao quý /
 B. Người nghĩ rằng sự cao thấp của chúng sanh tuỳ ở hoàn cảnh có thích hợp với sở trường hay không /
 C. Người thấy được tất cả chúng sanh là tập hợp của các uẩn / 
D. Người luôn hạ mình

 TT Pháp Tân cho đáp án Câu 1: C.

Trắc nghiệm 2. Nghĩ rằng mình hơn người, bằng người, thua người thuộc điều nào sau đây?
 A. Ngã chấp /
 B. Ngã sở chấp /
 C. Mạn tuỳ miên /
 D. Cả ba câu trên

TT Tuệ Quyền cho đáp án Câu 2:. D. 

Trắc nghiệm 3. Câu nào sau đây được tìm thấy trong Tam tạng Pali? 
A. Có bậc đã diệt tận thân kiến những vẫn còn mạn tuỳ miên /
 B. Có trường hợp người có mạn mà không kiêu /
 C. Ngã chấp là con dao hai lưỡi: có thể là điểm tựa tạo sức bật cũng có thể là sự nặng nề nhấn chìm chúng sanh /
 D. Cả ba câu trên đều đúng

 ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án Câu 3:.D .

Trắc nghiệm 4. Phương pháp nào sau đây giúp chúng ta giảm thiểu được "mạn"? 
A. Thường quán tánh "giả hợp" của cái gọi là chúng sanh /
 B. Thường quán sự đau khổ do chấp ngã sanh ra /
 C. Thường quán giáo lý duyên khởi / 
D. Cả ba câu trên đều đúng

_TT Pháp Tân cho đáp án Câu Số:.D

No comments:

Post a Comment