Saturday, July 8, 2017

Bài học. Thứ Bảy ngày 8-7-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:   TT Giác Đẳng

Chương 6

V. Phẩm Dhammika

(I) (43) Con Voi

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvavatthì, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Sàvavatthì để khất thực. Khất thực ở Sàvavatthì xong, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, Ngài gọi Tôn giả Ananda:

- Này Ananda, chúng ta hãy đi đến Ðông Viên, giảng đường Mẹ của Migàra để nghỉ trưa.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn. Rồi Thế Tôn cùng với Tôn giả Ananda đi đến Ðông Viên, chỗ giảng đường Mẹ của Migàra. Rồi Thế Tôn, vào buổi chiều, từ thiền tịnh đứng dậy, gọi Tôn giả Ananda:

- Này Ananda, chúng ta hãy đi đến Pubbakotthaka để rửa tay rửa chân.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn. Rồi Thế Tôn cùng với Tôn giả Ananda đi đến Pubbkotthaka để rửa tay rửa chân. Sau khi rửa tay rửa chân ở Pubbakotthaka xong, Thế Tôn lên đứng trên bờ, đắp một tấm y, phơi tay chân cho khô.

2. Lúc bấy giờ, Seta, con voi của vua Pasenadi nước Kosala, từ Pubbokatthaka đi ra, với nhiều tiếng các loại trống và nhạc lớn tiếng, dân chúng thấy vậy liền nói: "Ôi đẹp đẽ thay, thưa các Ngài, con voi của vua! Ðáng nhìn thay, thưa các Ngài, con voi của vua! Thoải mái thay, thưa các Ngài, con voi của vua! Thân thể đầy đủ thay, thưa các Ngài, là con voi của vua! Con voi, thưa các Ngài, thật xứng đáng là con voi!" Khi được nghe nói vậy, Tôn giả Udàyi bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, quần chúng, do thấy con voi to lớn, đồ sộ, thân thể đẫy đà nói như sau: "Con voi, thưa các Ngài, thật xứng đáng là con voi! ". Hay là thấy một cái gì khác to lớn, đồ sộ, thân thể đẫy đà nên họ nói như vậy: "Con voi, thưa các Ngài, thật xứng đáng là con voi!"

- Này Udàyi, quần chúng do thấy con voi to lớn, đồ sộ, thân thể đẫy đà nên nói như sau: "Con voi, thưa các Ngài thật xứng đáng là con voi! "

Này Udàyi, thấy con ngựa... Này Udàyi, thấy con bò... Này Udàyi, thấy con rắn... Này Udàyi, thấy cây... này Udàyi thấy con người to lớn, đồ sộ, với thân thể đẫy đà nên nói như sau: "Con voi, thưa các Ngài, thật xứng đáng là con voi! "Nhưng Ta tuyên bố rằng, này Udàyi, trong thế giới này với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, ai không phạm một tội về thân, về lời, về ý nghĩ, người ấy Ta nói rằng: "Người ấy là con voi".

- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn. Thế Tôn đã khéo nói như sau: "Này Udàyi, trong thế giới này với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, ai không phạm một tội về thân, về lời, về ý, người ấy Ta nói rằng: "Người ấy là con voi"".

Bạch Thế Tôn, lời nói tốt đẹp này của Thế Tôn, con xin tùy hỷ với những câu kệ như sau:

Là con người tự giác, 
Tự nhiếp phục, được định, 
Ðang đi đường Phạm thiên, 
Tâm tịnh tín, hoan hỷ, 
Cùng tận tất cả Pháp, 
Vị ấy, loài người kính, 
Vị ấy, chư thiên trọng.
Vị ấy, con được nghe, 
Là bậc A-la-hán.
Mọi kiết sử vượt qua, 
Thoát rừng, đến Niết-bàn, 
Hoan hỷ sống an ổn, 
Rời khỏi các dục vọng, 
Như vàng thoát đá sỏi.
Voi ấy rực chói sáng, 
Chiếu sáng khắp tất cả, 
Như ngọn núi Tuyết sơn, 
Cao hơn mọi núi đá.
Vị đạt chân, vô thượng, 
Vượt tất cả loài voi, 
Ta sẽ khen vị voi, 
Không làm các tội phạm, 
Nhu hòa và thất bại, 
Là hai bàn chân trước, 
Khổ hạnh và Phạm hạnh, 
Là hai bàn chân sau.
Lòng tin là vòi voi, 
Trú xả đôi ngà trắng, 
Niệm là cổ của voi.
Nếu có suy tư gì
Là suy tư Chánh pháp
Bụng là chỗ chứa pháp, 
Ðuôi là sống viễn ly, 
Vị ấy tu Thiền định, 
Hoan hỷ trong hơi thở, 
Với nội tâm định tĩnh, 
Khéo định tâm Thiền định.
Voi đi là hành Thiền, 
Voi đứng là hành Thiền, 
Voi nằm là hành Thiền, 
Voi ngồi là hành Thiền
Voi hộ trì tất cả, 
Ðây viên mãn của voi.
Voi ăn, không phạm lỗi, 
Có phạm lỗi không ăn.
Nhận được cơm và áo, 
Quyết từ bỏ chất chứa, 
Các kiết sử lớn nhỏ, 
Cắt đứt mọi trói buộc.
Chỗ nào vị ấy đi, 
Vị ấy đi không cầu
Giống như bông hoa sen, 
Sanh và lớn trong nước, 
Không bị nước uế nhiễm, 
Hương thơm đẹp ý người.
Cũng vậy là đức Phật, 
Khéo sanh, vượt khỏi đời, 
Không bị đời uế nhiễm, 
Như sen không dính nước, 
Như lửa lớn cháy đỏ, 
Không nhiên liệu, tự tắt, 
Ai lắng dịu các hành, 
Ðược gọi bậc Tịch tịnh.
Ví dụ này nhiều nghĩa, 
Do bậc trí thuyết giảng
Bậc voi lớn được biết
Lấy voi dạy cho voi.
Bậc ly tham, ly sân, 
Ly si, không lậu hoặc, 
Voi này từ bỏ thân, 
Nhập diệt, không lậu hoặc.


III Thảo luận TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận về cây Bồ Đề  xem link dưới

http://www.bbc.com/vietnamese/vert-earth-40409153


 III. Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Câu nào sau đây là Phật ngôn tìm thấy trong Tam Tạng kinh điển?
 A. Người có thân hiền thiện, khẩu hiền thiện, ý hiền thiện chính là bậc thiện trí (pandita) / 
B. Người có thân hiền thiện, khẩu hiền thiện, ý hiền thiện chính là bậc long tượng (naga) /
 C.   Người có thân hiền thiện, khẩu hiền thiện, ý hiền thiện chính là bạn lành(Klayanamitta) /
 D. Cả ba câu trên

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án câu 1 là D

Trắc nghiệm 2. Người có thân, khẩu, ý hiền thiện có phải là người có trí chăng?
 A. Không chắc. Thông thường người hiền thì ngu /
 B. Không có trí thì không có khả năng khiến ba nghiệp thanh tịnh / 
C. Cũng có thể có trí nhưng về đạo đức thôi /
 D. Người hiền quá khó lanh lợi với trí tuệ mẫn tiệp


ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án câu 2 là B

Trắc nghiệm 3. Câu nào sau đây được xem là chính xác theo Phật ngôn?
 A. Người tán thán điều đáng tán thán là bậc trí /
 B. Người tán thán điều không đáng tán thán là người thường a tòng kẻ ác / 
C. Không biết được giá trị đích thực thì khó đạt được điều cao cả /
 D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Tuệ Siêu cho đáp án câu 3 là A

Trắc nghiệm 4. Câu nào sau đây được xem là hợp lý?
 A. Tuy là tán thán Đức Phật nhưng sự tán thán của vô văn phàm phu rất khác với bậc thánh /
 B. Có những giá trị của bậc hoàn toàn giải thoát rất khó cảm nhận bởi phàm phu như "tịnh chỉ các hành" /
 C. Hai câu trên đều đúng /
 B. Hai câu trên đều sai


TT Pháp Đăng cho đáp án câu 4 là C


No comments:

Post a Comment