Thursday, November 30, 2017

Bài học. Thứ Năm ngày 30-11-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  TT Tuệ Siêu

Chương 8

I. Phẩm Từ

(XI) (9) Tôn Giả Nanda (TT Tuệ Siêu hiệu đính)

1. - Này các Tỷ-kheo, nói một cách chơn chánh về Nanda, có thể nói như sau: "Là Thiện nam tử". Này các Tỷ-kheo, nói một cách chơn chánh về Nanda, có thể nói như sau: "Là vị có khôi ngô tuấn tú". Này các Tỷ-kheo, nói một cách chơn chánh về Nanda, có thể nói như sau: "Là vị có tịnh tín". Này các Tỷ-kheo, nói một cách chơn chánh về Nanda, có thể nói như sau: "Là vị đa tình nặng về tình cảm".

Ai khác ngoài Nanda, này các Tỷ-kheo, thành tựu chế ngự các căn, biết tiết độ trong ăn uống, sống tỉnh thức, chánh niệm tỉnh giác? Nhờ vậy, Nanda có thể hành Phạm hạnh đầy đủ thanh tịnh.

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, đây là sự chế ngự các căn của Nanda.

Này các Tỷ-kheo, nếu Nanda phải nhìn về phương Ðông, tập trung tất cả tâm, Nanda nhìn về hướng Ðông và suy nghĩ: "Như vậy, khi Ta đang nhìn về hướng Ðông, thời tham, ưu, các ác bất thiện pháp sẽ không có xâm nhập". Như vậy, ở đây vị ấy tỉnh giác. Này các Tỷ-kheo, nếu Nanda phải nhìn về phương Tây ... nhìn về phương Bắc ... về phương Nam ... ngước nhìn lên Trên ... cúi nhìn về phương Dưới ... hay nhìn về hướng giữa các phương chính, tập trung tất cả tâm, Nanda nhìn về hướng giữa các phương chính và suy nghĩ: "Như vậy, khi ta đang nhìn về hướng giữa các phương chính, thời tham, ưu, các ác bất thiện pháp sẽ không có xâm nhập ". Như vậy, ở đây, vị ấy tỉnh giác.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Nanda chế ngự các căn.

3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Nanda tiết độ trong ăn uống.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Nanda với chánh tư duy thọ dụng các món ăn, không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để thân này được an trú và được bảo dưỡng, để thân này khỏi bị thương hại, để hỗ trợ Phạm hạnh, nghĩ rằng: "Như vậy chúng ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới, và chúng ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an ổn".

Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Nanda tiết độ trong ăn uống.

4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Nanda sống tỉnh thức.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Nanda ban ngày đi kinh hành hay trong khi ngồi, Nanda tẩy sạch tâm tư khỏi các pháp chướng ngại. Ban đêm canh một đi kinh hành, hay trong khi ngồi, Nanda tẩy sạch tâm tư khỏi các pháp chướng ngại. Ban đêm, canh giữa, Nanda nằm dáng nằm con sư tử, bên hông tay phải, một chân đặt trên chân kia, chánh niệm tỉnh giác, tâm nghĩ đến thức dậy lại. Ban đêm, canh cuối thức dậy, đi kinh hành hay trong khi ngồi, Nanda tẩy sạch tâm tư khỏi các pháp chướng ngại.

Này các Tỷ-kheo, như vậy Nanda sống tỉnh thức.

5. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Nanda chánh niệm tỉnh giác.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Nanda rõ biết khi các thọ khởi lên, rõ biết khi các thọ an trú, rõ biết khi các thọ chấm dứt ... rõ biết khi các tưởng ... rõ biết khi các tầm khởi lên, rõ biết khi các tầm an trú, rõ biết khi các tầm chấm dứt.

Này các Tỷ-kheo, đây là Nanda chánh niệm tỉnh giác.

Này các Tỷ-kheo, ai khác ngoài Nanda, thành tựu chế ngự các căn, biết tiết độ trong ăn uống, sống tỉnh thức, chánh niệm tỉnh giác? Nhờ vậy, Nanda có thể hành Phạm hạnh đầy đủ thanh tịnh.


II Thảo Luận: TT Pháp Đăng điều hợp

Thảo luận 1. Một người như Ngài Nanda bị chi phối bi lụy mạnh mà các tu tập như thế nào để trở thành đệ nhất thần thông? - ĐĐ Nguyên Thông

Thảo luận 2. TT Pháp Đăng chia sẻ thêm về bài học


 III Trắc Nghiệm

Wednesday, November 29, 2017

Bài học. Thứ Tư ngày 29-11-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  TT Pháp Đăng

Chương 8

I. Phẩm Từ

(VIII) (8) Tôn Giả Uttara

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Mahisavatthu, trên núi Sankheyyaka, tại Dhavajàlikà. Lúc bấy giờ, Tôn giả Uttara bảo các Tỷ-kheo:

2. - Lành thay, này chư hiền, Tỷ-kheo thường thường quan sát sự vi phạm của mình. Lành thay, này chư Hiền, Tỷ-kheo thường thường quan sát sự vi phạm của người khác. Lành thay, này chư Hiền, Tỷ-kheo thường thường quan sát sự thành đạt của mình. Lành thay, này chư Hiền, Tỷ-kheo thường thường quan sát sự thành đạt của người khác.

3. Lúc bấy giờ, đại vương Vessavana đang đi từ phương Bắc đến phương nam, vì một vài công việc, đại vương Vessavana nghe Tôn giả Uttara trú ở Mahisavatthu, trên núi Sankheyyaka, tại Dhavajàlikà thuyết pháp như vậy cho các Tỷ-kheo,: "Lành thay, này chư Hiền, Tỷ-kheo thường thường quan sát ... sự thành đạt của người khác".

4. Rồi đại vương Vessavana như người lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra, cũng vậy biến mất ở Mahisavatthu, trên núi Sankheyyaka, ở Dhavajàlikà và hiện ra trước mặt chư Thiên ở cõi Ba mươi ba. Rồi đại vương Vessavana đi đến Thiên chủ Sakka; sau khi đến nói với Thiên chủ Sakka:

- Ngài có biết chăng Tôn giả Uttara tại Mahisavatthu, trên núi Sankheyyaka, tại Dhavajàlikà thuyết pháp cho các Tỷ-kheo như sau: "Lành thay, này chư Hiền, Tỷ-kheo thường thường quan sát ... sự thành đạt của người khác".

5. Rồi Thiên chủ Sakka như người lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra, cũng vậy biến mất trước chư Thiên cõi trời Ba mươi ba, hiện ra ở Mahisavatthu, trên núi trên núi Sankheyyaka, ở Dhavajàlikà, trước mặt Tôn giả Uttara. Rồi Thiên chủ Sakka đi đến Tôn giả Uttara; sau khi đến đảnh lễ Tôn giả Uttara rồi đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên chủ Sakka nói với Tôn giả Uttara:

- Thưa Tôn giả, có thật chăng, Tôn giả Uttara thuyết pháp cho các Tỷ kheo như sau : "Lành thay , này chư Hiền, Tỷ kheo thường thường quan sát... sự thành đạt của người khác" ?

- Thưa có vậy, này Thiên chủ.

- Thưa Tôn giả, đây là Tôn giả Uttara tự nói hay là lời của Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác?

6. - Vậy này Thiên chủ, ta sẽ làm một ví dụ cho người, nhờ ví dụ ở đây, một số những người có trí hiểu rõ ý nghĩa của lời nói. Ví như, này Thiên chủ, có một đống lúa lớn không xa làng, hay thị trấn, và quần chúng từ nơi đống lúa ấy mang lúa đi, hoặc trên đòn gánh, hoặc trong thùng, hoặc bên hông, hoặc với bàn tay. Này Thiên chủ, nếu có ai đến đám quần chúng ấy và hỏi như sau: "Các người mang lúa này từ đâu? " Này Thiên chủ, đám quần chúng ấy cần phải đáp như thế nào để có thể đáp một cách chơn chánh?

- Thưa Tôn giả, đám quần chúng ấy muốn đáp một cách chơn chánh, cần phải đáp như sau: "Thưa Tôn giả, chúng tôi mang lúa từ nơi đống lúa lớn này".

- Cũng vậy, này Thiên chủ, điều gì khéo nói, tất cả là lời nói của Thế Tôn ấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác. Dựa trên lời ấy, dựa lên trên ấy, chúng tôi và các người khác nói lên.

7. - Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả! Thật hy hữu thay, thưa Tôn giả! Thật là khéo nói là lời nói này của Tôn giả Uttara: "Tất cả là lời nói của Thế Tôn ấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác. Dựa lên trên ấy, dựa lên trên ấy, chúng tôi và các người khác nói lên ". Một thời, thưa Tôn giả Uttara, Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá) tại núi Gijjhakùta, sau khi Devadatta bỏ đi không bao lâu. Tại đấy, Thế Tôn nhân việc Devadatta, bảo các Tỷ-kheo:

- Lành thay, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thường thường quan sát sự vi phạm của mình. Lành thay, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thường thường quan sát sự vi phạm của người khác. Lành thay, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thường thường quan sát sự chứng đạt của mình. Lành thay, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thường thường quan sát sự chứng đạt của người khác. Do bị tám phi diệu pháp chinh phục, tâm bị xâm chiếm, này các Tỷ-kheo, Devadatta bị rơi vào đọa xứ, địa ngục, sống tại đấy cả một kiếp, không được cứu khỏi. Thế nào là tám?

Này các Tỷ-kheo, bị lợi dưỡng chinh phục, tâm bị xâm chiếm, Devadatta bị sanh vào đọa xứ, địa ngục sống tại đấy cả một kiếp, không được cứu khỏi. Này các Tỷ-kheo, bị không lợi dưỡng chinh phục, ... bị danh vọng chinh phục ... bị không danh vọng chinh phục ... bị cung kính chinh phục ... bị không cung kính chinh phục... bị ác dục chinh phục ... bị ác bằng hữu chinh phục, tâm bị xâm chiếm, Devadatta bị rơi vào đọa xứ, địa ngục, sống tại đấy cả một kiếp, không được cứu khỏi.

Này các Tỷ kheo, bị tám phi diệu pháp này chinh phục, tâm bị xâm chiếm, Devadatta bị sanh vào đoạ xứ, địa ngục, sống tại đây cả một kiếp, không được cứu khỏi.

"Lành thay, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống có thể chinh phục lợi dưỡng được sanh khởi, ... không lợi dưỡng được sanh khởi ... danh vọng được sanh khởi ... không danh vọng được sanh khởi ... cung kính được sanh khởi ... không cung kính được sanh khởi ... ác dục được sanh khởi ... ác bằng hữu được sanh khởi ... "

8. "Và này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo do duyên mục đích gì phải sống chinh phục lợi dưỡng được khởi lên? Này các Tỷ-kheo, do sống không chinh phục lợi dưỡng được khởi lên, các lậu hoặc, các tổn hại, nhiệt não sanh khởi. Do sống chinh phục lợi dưỡng được khởi lên, như vậy, các lậu hoặc, các tổn hại, nhiệt não ấy không có mặt. Này các Tỷ-kheo, do sống chinh phục không lợi dưỡng được khởi lên ... danh vọng được khởi lên ... không danh vọng được khởi lên ... cung kính được khởi lên ... không cung kính được khởi lên ... ác dục được khởi lên ... ác bằng hữu được khởi lên, các lậu hoặc, các tổn hại, nhiệt não khởi lên, như vậy các lậu hoặc, các tổn hại, nhiệt não ấy không có mặt. Này các Tỷ-kheo, do duyên mục đích này, Tỷ-kheo phải sống chinh phục lợi dưỡng được khởi lên ... không lợi dưỡng được khởi lên ... danh vọng được khởi lên ... không danh vọng được khởi lên ... cung kính được khởi lên ... không cung kính được khởi lên ... ác dục được khởi lên ... ác bằng hữu được khởi lên. Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập như sau:

9. "Ta sẽ sống chinh phục lợi dưỡng được khởi lên ... không lợi dưỡng được khởi lên ... danh vọng được khởi lên ... không danh vọng được khởi lên ... cung kính được khởi lên ... không cung kính được khởi lên ... ác dục được khởi lên ... ác bằng hữu được khởi lên". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.

10. Cho đến nay, thưa Tôn giả Uttara, trong bốn hội chúng giữa loài người: Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-Ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ, pháp môn này không được một ai thiết lập. Thưa Tôn giả, Tôn giả Uttara hãy học pháp môn này. Thưa Tôn giả, Tôn giả Uttara hãy học thuộc lòng pháp môn này. Thưa Tôn giả, Tôn giả Uttara hãy thọ trì pháp môn này. Thưa Tôn giả, pháp môn này liên hệ đến mục đích, là căn bản Phạm hạnh.


II Thảo Luận: TT Pháp Đăng điều hợp

Thảo luận 1. Trong đời sống tu tập nếu mình có danh có lợi dược khen được quyền thì nên làm như thế nào để tránh như trường hơọp Đức Phật thí dụ con la khi mang thai thì nặng nề không thể làm gì được? TT Tuệ Quyền


Thảo luận 2. Trong đời sống tu tập mình không có danh, không có lợi, không có quyền thì người ta đánh giá mình là vô phước. Người ta nói mình như vậy có phù hợp không? - TT Pháp Tân


Thảo luận 3. Người cư sĩ có bị những pháp này cản trở không? Nếu có thì người cư sĩ nên tu tập như thế nào? - ĐĐ Nguyên Thông


Thảo luận 4. Nếu một người mình nhìn mà đánh giá người đó được danh mất danh, được lợi mất lợi. Thì đánh giá như thế nào để không bị sai lầm? - ĐĐ Pháp Tín





 III Trắc Nghiệm

Tuesday, November 28, 2017

Bài học. Thứ Ba ngày 28-11-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  TT Tuệ Quyền

Chương 8

I. Phẩm Từ

(VII) (7) Devadatta

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá) trên núi Gijjhakùta (Linh Thứu) sau khi Devadatta bỏ đi không bao lâu. Tại đấy, nhân việc Devadatta, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:

2. - Lành thay, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thường thường quan sát sự vi phạm của mình. Lành thay, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thường thường quan sát sự vi phạm của người khác. Lành thay, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thường thường quan sát sự chứng đạt của mình. Lành thay, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thường thường quan sát sự chứng đạt của người khác. Do bị tám phi diệu pháp chinh phục, tâm bị xâm chiếm, này các Tỷ-kheo, Devadatta bị rơi vào đọa xứ, địa ngục, sống tại đấy cả một kiếp, không được cứu khỏi. Thế nào là tám?

3. Này các Tỷ-kheo, bị lợi dưỡng chinh phục, tâm bị xâm chiếm, Devadatta bị sanh vào đọa xứ, địa ngục sống tại đấy cả một kiếp, không được cứu khỏi. Này các Tỷ-kheo, bị lợi dưỡng chinh phục, ... bị danh vọng chinh phục ... bị không danh vọng chinh phục ... bị cung kính chinh phục ... bị không cung kính chinh phục... bị ác dục chinh phục ... bị ác bằng hữu chinh phục, tâm bị xâm chiếm, Devadatta bị rơi vào đọa xứ, địa ngục, sống tại đấy cả một kiếp, không được cứu khỏi.

Này các Tỷ kheo, bị tám phi diệu pháp này chinh phục, tâm bị xâm chiếm, Devadatta bị sanh vào đoạ xứ, địa ngục, sống tại đây cả một kiếp, không được cứu khỏi.

4. Lành thay, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống chinh phục lợi dưỡng được sanh khởi ... không lợi dưỡng được sanh khởi ... danh vọng được sanh khởi ... không danh vọng được sanh khởi ... cung kính được sanh khởi ... không cung kính được ác dục được sanh khởi ... ác bằng hữu được sanh khởi ... Và này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo do duyên mục đích gì cần phải sống chinh phục lợi dưỡng được sanh khởi ?

Này các Tỷ-kheo, do sống không chinh phục, lợi dưỡng được khởi lên, các lậu hoặc tổn hại nhiệt não sanh khởi. Do sống chinh phục, lợi dưỡng được khởi lên. Như vậy các lậu hoặc tổn hại nhiệt não ấy không có mặt. Này các Tỷ-kheo, do sống không chinh phục không lợi dưỡng được khởi lên, ... danh vọng được khởi lên ... cung kính được khởi lên ... không cung kính được khởi lên ... ác dục được khởi lên ... ác bằng hữu được khởi lên, các lậu hoặc tổn hại nhiệt não sanh khởi. Do sống chinh phục ác bằng hữu khởi lên, như vậy các lậu hoặc tổn hại nhiệt não ấy không có mặt. Này các Tỷ-kheo, do duyên mục đích này, Tỷ-kheo sống chinh phục, lợi dưỡng được khởi lên, ... danh vọng được khởi lên ... cung kính được khởi lên ... không cung kính được khởi lên ... ác dục được khởi lên ... ác bằng hữu được khởi lên. Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập như sau:

5. "Ta sẽ sống chinh phục lợi dưỡng được khởi lên ... không lợi dưỡng được khởi lên ... danh vọng được khởi lên ... không danh vọng được khởi lên ... cung kính được khởi lên ... không cung kính được khởi lên ... ác dục được khởi lên ... ác bằng hữu được khởi lên". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.


II Thảo Luận: Chư Tăng điều hợp

Thảo luận 1. Một người nghĩ rằng tu thiền là cao cả nhất và không cần lễ bái cung kính ai hết, như vậy người đó có đúng không? và mình nên xử lý như thế nào? - TT Pháp Đăng

Thảo luận 2. Davadatta là hoàng thân trong giòng họ Thích Ca đi tu xuất gia tu thiền đắc thiền ngũ thông thì nguyên nhân nào khiến Davadatta bị hoại thiền và có hành vi phạm tội bị đoạ địa ngục? TT Pháp Tân



 III Trắc Nghiệm

Monday, November 27, 2017

Bài học. Thứ Hai ngày 27-11-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  Không Có Giảng Sư
Chương 8

I. Phẩm Từ


(VII) (7) Devadatta

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá) trên núi Gijjhakùta (Linh Thứu) sau khi Devadatta bỏ đi không bao lâu. Tại đấy, nhân việc Devadatta, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:

2. - Lành thay, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thường thường quan sát sự vi phạm của mình. Lành thay, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thường thường quan sát sự vi phạm của người khác. Lành thay, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thường thường quan sát sự chứng đạt của mình. Lành thay, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thường thường quan sát sự chứng đạt của người khác. Do bị tám phi diệu pháp chinh phục, tâm bị xâm chiếm, này các Tỷ-kheo, Devadatta bị rơi vào đọa xứ, địa ngục, sống tại đấy cả một kiếp, không được cứu khỏi. Thế nào là tám?

3. Này các Tỷ-kheo, bị lợi dưỡng chinh phục, tâm bị xâm chiếm, Devadatta bị sanh vào đọa xứ, địa ngục sống tại đấy cả một kiếp, không được cứu khỏi. Này các Tỷ-kheo, bị lợi dưỡng chinh phục, ... bị danh vọng chinh phục ... bị không danh vọng chinh phục ... bị cung kính chinh phục ... bị không cung kính chinh phục... bị ác dục chinh phục ... bị ác bằng hữu chinh phục, tâm bị xâm chiếm, Devadatta bị rơi vào đọa xứ, địa ngục, sống tại đấy cả một kiếp, không được cứu khỏi.

Này các Tỷ kheo, bị tám phi diệu pháp này chinh phục, tâm bị xâm chiếm, Devadatta bị sanh vào đoạ xứ, địa ngục, sống tại đây cả một kiếp, không được cứu khỏi.

4. Lành thay, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống chinh phục lợi dưỡng được sanh khởi ... không lợi dưỡng được sanh khởi ... danh vọng được sanh khởi ... không danh vọng được sanh khởi ... cung kính được sanh khởi ... không cung kính được ác dục được sanh khởi ... ác bằng hữu được sanh khởi ... Và này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo do duyên mục đích gì cần phải sống chinh phục lợi dưỡng được sanh khởi ?

Này các Tỷ-kheo, do sống không chinh phục, lợi dưỡng được khởi lên, các lậu hoặc tổn hại nhiệt não sanh khởi. Do sống chinh phục, lợi dưỡng được khởi lên. Như vậy các lậu hoặc tổn hại nhiệt não ấy không có mặt. Này các Tỷ-kheo, do sống không chinh phục không lợi dưỡng được khởi lên, ... danh vọng được khởi lên ... cung kính được khởi lên ... không cung kính được khởi lên ... ác dục được khởi lên ... ác bằng hữu được khởi lên, các lậu hoặc tổn hại nhiệt não sanh khởi. Do sống chinh phục ác bằng hữu khởi lên, như vậy các lậu hoặc tổn hại nhiệt não ấy không có mặt. Này các Tỷ-kheo, do duyên mục đích này, Tỷ-kheo sống chinh phục, lợi dưỡng được khởi lên, ... danh vọng được khởi lên ... cung kính được khởi lên ... không cung kính được khởi lên ... ác dục được khởi lên ... ác bằng hữu được khởi lên. Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập như sau:

5. "Ta sẽ sống chinh phục lợi dưỡng được khởi lên ... không lợi dưỡng được khởi lên ... danh vọng được khởi lên ... không danh vọng được khởi lên ... cung kính được khởi lên ... không cung kính được khởi lên ... ác dục được khởi lên ... ác bằng hữu được khởi lên". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.


II Thảo Luận: Chư Tăng điều hợp



 III Trắc Nghiệm

Sunday, November 26, 2017

Bài học. Chủ Nhật ngày 26-11-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  TT Tuệ Siêu

Chương 8

I. Phẩm Từ


(V) (5) Tùy Chuyển Thế Giới (1)

1. - Tám pháp thế gian này, này các Tỷ-kheo, tùy chuyển thế giới. Thế giới tùy chuyển theo tám pháp thế gian này. Thế nào là tám?

2. Lợi dưỡng và không lợi dưỡng, danh vọng và không danh vọng, tán thán và chỉ trích, lạc và khổ.

Tám pháp thế gian này, này các Tỷ-kheo, tùy chuyển thế giới. Thế giới tùy chuyển theo tám pháp thế gian này.

Lợi dưỡng, không lợi dưỡng, 
Danh vọng, không danh vọng
Tán thán và chỉ trích
An lạc và đau khổ
Những pháp này vô thường
Không thường hằng biến diệt
Biết chúng giữ chánh niệm
Bậc trí quán biến diệt
Pháp khả ái, không động
Không khả ái, không sân
Các pháp thuận hay nghịch
Ðược tiêu tan không còn
Sau khi biết con đường
Không trần cấu, không sầu
Chơn chánh biết sanh hữu
Ði đến bờ bên kia.

(VI) (6) Tùy Chuyẻn Thế Giới (2)

1.- Tám thế gian pháp này, này các Tỷ-kheo, tùy chuyển thế giới. Thế giới tùy chuyển theo tám pháp thế gian này. Thế nào là tám?

2. Lợi dưỡng và không lợi dưỡng, danh vọng và không danh vọng, tán thán và chỉ trích, an lạc và đau khổ.

Tám pháp thế gian này, này các Tỷ-kheo, tùy chuyển thế giới. Thế giới tùy chuyển theo tám pháp thế gian này.

3. Với kẻ phàm phu không nghe pháp, này các Tỷ-kheo, sanh ra lợi dưỡng, không lợi dưỡng, danh vọng, không danh vọng, tán thán, chỉ trích, an lạc, đau khổ. Với vị Thánh đệ tử nghe pháp, cũng sanh ra lợi dưỡng, không lợi dưỡng, danh vọng, không danh vọng, tán thán, chỉ trích, an lạc, đau khổ.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có đặc thù gì, thù thắng gì, có sai khác gì giữa vị Thánh có nghe pháp và kẻ phàm phu không có nghe pháp?

- Bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm chỉ đạo, lấy Thế Tôn làm chỗ nương tựa. Lành thay, bạch Thế Tôn, xin Thế Tôn giảng cho ý nghĩa của lời nói này. Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

- Vậy này các Tỷ-kheo, hãy lắng nghe và suy niệm kỹ, Ta sẽ nói.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

4. - Với kẻ phàm phu không nghe pháp, này các Tỷ-kheo, khởi lên lợi dưỡng. Vị ấy không có suy tư: "Lợi dưỡng này khởi lên nơi ta, lợi dưỡng ấy vô thường, khổ, biến hoại". Vị ấy không như thật rõ biết ... khởi lên không lợi dưỡng ... khởi lên danh vọng ... khởi lên không danh vọng ... khởi lên tán thán ... khởi lên chỉ trích ... khởi lên an lạc ... khởi lên khổ đau. Vị ấy không có suy tư: "Khổ này khởi lên nơi ta, khổ ấy là vô thường khổ, biến hoại". Vị ấy không như thật rõ biết, rằng lợi dưỡng xâm nhập tâm của người ấy và an trú, không lợi dưỡng xâm nhập tâm của người ấy và an trú, danh vọng xâm nhập tâm của người ấy và an trú, không danh vọng xâm nhập tâm của người ấy và an trú, tán thán xâm nhập tâm của người ấy và an trú, chỉ trích xâm nhập tâm của người ấy và an trú, an lạc xâm nhập tâm của người ấy và an trú, đau khổ xâm nhập tâm của người ấy và an trú". Người ấy thuận ứng với lợi dưỡng được khởi lên và nghịch ứng với không lợi dưỡng; thuận ứng với danh vọng được khởi lên và nghịch ứng với không danh vọng; thuận ứng với tán thán được khởi lên và nghịch ứng với chỉ trích; thuận ứng với an lạc được khởi lên và nghịch ứng với đau khổ; Người ấy đầy đủ thuận ứng, nghịch ứng như vậy, không có giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng, người ấy không thoát khỏi khổ.

5. Với vị Thánh đệ tử có nghe pháp, này các Tỷ-kheo, khởi lên lợi dưỡng. Vị ấy có suy tư: "Lợi dưỡng này khởi lên nơi ta, lợi dưỡng ấy vô thường, đau khổ, biến hoại". Vị ấy như thật rõ biết ... khởi lên không lợi dưỡng ... khởi lên danh vọng ... khởi lên không danh vọng ... khởi lên tán thán ... khởi lên chỉ trích ... khởi lên an lạc ... khởi lên khổ đau. Vị ấy có suy tư: "Ðau khổ này khởi lên nơi ta, đau khổ ấy là vô thường, khổ đau, biến hoại". Vị ấy như thật rõ biết, rằng lợi dưỡng này không xâm nhập tâm của vị ấy và an trú, không lợi dưỡng ...., danh vọng....., không danh vọng .... tán thán... chỉ trích... an lạc... đau khổ không xâm nhập tâm của vị ấy và an trú. Vị ấy không thuận ứng với lợi dưỡng được khởi lên, không nghịch ứng với không lợi dưỡng; không thuận ứng với danh vọng được khởi lên, không nghịch ứng với không danh vọng; không thuận ứng với tán thán được khởi lên, không nghịch ứng với chỉ trích; không thuận ứng với an lạc được khởi lên, không nghịch ứng với đau khổ; Vị ấy do đoạn tận thuận ứng, nghịch ứng như vậy, nên giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng, vị ấy thoát khỏi khổ.

Ðây là đặc thù, này các Tỷ-kheo, đây là thù thắng, đây là sai biệt giữa vị Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp.

Lợi dưỡng, không lợi dưỡng, 
Danh vọng, không danh vọng
Tán thán và chỉ trích
An lạc và đau khổ
Những pháp này vô thường
Không thường hằng biến diệt
Biết chúng giữ chánh niệm
Bậc trí quán biến diệt
Pháp khả ái, không động
Không khả ái, không sân
Các pháp thuận hay nghịch
Ðược tiêu tan không còn
Sau khi biết con đường
Không trần cấu, không sầu
Chơn chánh biết sanh hữu

Ði đến bờ bên kia.


II Thảo Luận: Chư Tăng điều hợp

Thảo luận 1. Chia sẻ về nhân đời trước cho quả đời này  - TT Pháp Đăng

Thảo luận 2. Trong cuộc sống đôi khi chúng ta có thể từ bỏ danh vọng. Nhưng thí dụ, đi chùa hùn phước cúng dường có ghi tên thí chủ, nhưng vì lầm lẫn không được nêu danh tên mình thì khó chịu vì nghĩ mình bị bỏ quên. Phải tu tập như thế nào để trong những trường hợp đó tâm mình không bị chi phối? - TT Pháp Tân

Thảo luận 3. Trong đời sống tu tập mình nên như thế nào trong các món vật dụng mình thọ dụng không nặng về lợi lộc, suy nghĩ ở mức độ như thế nào mình có thể thọ dụng? - ĐĐ Nguyên Thông

Thảo luận 4.Một người tu tập mình nên thế nào trước lời khen chê? - TT Tuệ Quyền

Thảo luận 5. Có một người làm phiền mình gây khổ đau cho mình bây giờ người đó xin lỗi sám hối nhưng không thật lòng thì là một người tu phải như thế nào? - TT Pháp Đăng



 III Trắc Nghiệm

Saturday, November 25, 2017

Bài học. Thứ Bảy ngày 25-11-2017

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư:  TT Pháp Tân

Chương 8

I. Phẩm Từ


(III) (3) Các Pháp Không Ðược Ái Mộ (1)

1. - Thành tựu tám pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không được các đồng Phạm hạnh ái mộ, thích ý, kính trọng và bắt chước. Thế nào là tám?

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tán thán những người không được ái mộ, chỉ trích những người được ái mộ, ưa lợi dưỡng, ưa được cung kính, không có lòng xấu hổ, không có sợ hãi, ác dục và có tà kiến.

Thành tựu tám pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không được các đồng Phạm hạnh ái mộ, thích ý, kính trọng và bắt chước.

3. Thành tựu tám pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo được các đồng Phạm hạnh ái mộ, thích ý, kính trọng và bắt chước. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tám?

4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không tán thán những người không được ái mộ, không chỉ trích những người được ái mộ, không ưa lợi dưỡng, không ưa được cung kính, có lòng xấu hổ, có sợ hãi, ít dục và có chánh kiến.

Thành tựu tám pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo được các đồng Phạm hạnh ái mộ, thích ý, kính trọng và bắt chước.


II Thảo Luận: TT Tuệ Siêu điều hợp

Thảo luận 1. Khi chúng ta nói về một vị Tỳ Kheo thành tựu 8 pháp không được các bạn đồng phạm hạnh tán thán ngưỡng mộ, ngược lại thành tựu 8 pháp khiến được các bạn đồng phạm hạnh ngưỡng mộ tán thán. Phải chăng có những pháp này cũng đồng nghĩa với giới hạnh của vị đó? ĐĐ Nguyên Thông


Thảo luận 2. Giải thích cụm từ "một vị tỳ kheo không tán thán và ưa được tán thán" . Vấn đề không tán thán và ưa được tán thán khác nhau như thế nào và đương cử trường hợp vị Tỳ Kheo không tán thán và ưa được tán thán? TT Tuệ Quyền

Thảo luận 3. Tại sao vị Tỳ Kheo làm việc không hợp thời hay nói không hợp thời không được các vị đồng phạm hạnh tán thán? - TT Pháp Tân



 III Trắc Nghiệm