Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Tuệ Quyền
Chương 7
VIII. Phẩm Về Luật
(IX) (79) Thông Ðiệp
1. Rồi Tôn giả Upàli đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Upàli bạch Thế Tôn:
- Lành thay, bạch Thế Tôn! Thế Tôn hãy thuyết pháp cho con một cách vắn tắt, sau khi nghe Thế Tôn thuyết pháp, con sẽ sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
2. - Này Upàli, những pháp nào Thầy biết: "Những pháp này không được đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn", thời này Upàli, Thầy cần phải nhất hướng thọ trì là: "Ðây không phải Pháp, đây không phải Luật, đây không phải lời dạy Thế Tôn". Và này Upàli, những pháp nào Thầy biết: "Những pháp này đưa đến nhất hướng, nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn", thời này Upàli, Thầy cần phải nhất hướng thọ trì là: "Ðây là Pháp, đây là Luật, đây là lời dạy Thế Tôn".
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp
Thảo luận 2. Phải chăng để "đạt đến bờ kia" trước hết phải "nhàm chán, ly tham, xả ly bờ nầy"? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 3. Đoạn sau đây trích từ Kinh Vô Ngã Tướng: Này các Tỳ kheo, bậc thinh văn được nghe và thấy như thế rồi, liền sanh tâm nhàm chán đối với sắc, đối với thọ, đối với tưởng, đối với hành, đối với thức. Do nhàm chán vị ấy ly tham. Do ly tham, tâm được giải thoát. Khi tâm được giải thoát vị ấy chứng đắc tuệ giải thoát và biết rõ sự sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm và không còn tái sanh nữa. Như vậy phải chăng những trạng thái nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn mang trình tự thứ lớp? ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 4. Sự khẳng định Pháp của Phật là "pháp nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn" có ý nghĩa gì đối với người tu tập? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo Luận 5. Đôi khi trong sự giao tiếp giữa những người đồng hành có người ghét mình thì trên tinh thần tu tập mình nên xử lý như thế nào để không bị giao động? - ĐĐ Nguyên Thông
III Trắc Nghiệm
A. Không vướng mắc /
B. An tịnh bớt phiền não /
C. Trí tuệ khách quan với các pháp /
D. Cả ba điều trên
TT Tuệ Quyền cho đáp án câu 1: D
Trắc nghiệm 2. Tại Mã Lai người ta có cách đặt bẩy bắt khỉ bằng cách lấy một trái dừa khoát lỗ nhỏ cho vào đó bắp rang thơm. Bầy khỉ thấy những trái dừa thọt tay vào nắm những hạt bắp. Bấy giờ người ta chạy ra rượt đuổi bầy khỉ. Vì nắm những hạt bắp nên không thể rút tay ra khỏi những trái dừa nên những con khỉ bị bắt. Ý nghĩa nào sau đây có thể rút ra từ bài học nầy?
A. Chúng ta bị rơi vào cạm bẫy của ma vương vì không đủ khả năng buông bỏ /
B. Nếu chúng ta khôn ngoan thì có thể hưởng thụ mà không mắc bẫy /
C. Có được miếng ăn phải đánh đổi nhiều đôi khi cả sinh mạng /
D. Cuộc sống không vui như chúng ta tưởng
TT Tuệ Siêu cho đáp án câu 2: .A.
No comments:
Post a Comment