Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
Chương 7
VII. Ðại Phẩm
(VI) (66) Vị Tỷ Kheo Phải Kính Trọng Ai?
1. Rồi Tôn giả Sàriputta, trong khi sống một mình, Thiền tịnh, tâm tư suy nghĩ như sau khởi lên: "Vị Tỷ-kheo cung kính tôn trọng, sống nương tựa ai để có thể từ bỏ bất thiện, tu tập thiện?" Rồi Tôn giả Sàriputta suy nghĩ như sau: "Tỷ-kheo cung kính tôn trọng, sống nương tựa Ðạo Sư để có thể từ bỏ bất thiện, tu tập thiện. Tỷ-kheo cung kính tôn trọng, sống nương tựa Pháp... chúng Tăng... Học pháp... Ðịnh... không phóng dật... Tỷ-kheo cung kính, tôn trọng, sống nương tựa tiếp đón thân tình để có thể từ bỏ bất thiện, tu tập thiện". Rồi Tôn giả Sàriputta lại suy nghĩ như sau: "Những pháp này trong ta đã được thanh tịnh trong sáng. Vậy ta hãy đi đến Thế Tôn và báo cho Thế Tôn rõ những pháp này, như vậy các pháp này sẽ được thanh tịnh trong ta và được xem là trong sạch hơn nữa. Ví như một người tìm được một đồng tiền vàng lớn, thanh tịnh trong sáng. Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta hãy đi đến người thợ vàng và đưa xem đồng tiền vàng này. Ðồng tiền vàng này được ta đưa cho người thợ vàng như vậy sẽ được thanh tịnh và trong sáng hơn nữa". Cũng vậy, các pháp này ở nơi ta được thanh tịnh, trong sáng. Ta hãy đi đến Thế Tôn và báo cho Thế Tôn rõ những pháp này. Như vậy các pháp này sẽ được thanh tịnh trong ta và được xem là trong sạch hơn nữa". Rồi Tôn giả Sàriputta, vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sàriputta bạch Thế Tôn:
2. - Ở đây, bạch Thế Tôn, trong khi con sống một mình Thiền tịnh, tâm tư suy nghĩ như sau khởi lên nơi con: "Tỷ-kheo cung kính tôn trọng, sống nương tựa ai để có thể từ bỏ bất thiện, tu tập thiện?" Rồi bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Tỷ-kheo cung kính tôn trọng, sống nương tựa Ðạo Sư để có thể từ bỏ bất thiện, tu tập thiện. Tỷ-kheo cung kính tôn trọng, sống nương tựa Pháp... chúng Tăng... Học pháp... Ðịnh... không phóng dật... tiếp đón thân tình để có thể từ bỏ bất thiện, tu tập thiện".. Rồi bạch Thế Tôn, con lại suy nghĩ như sau: "Những pháp này trong ta đã được thanh tịnh trong sáng. Vậy ta hãy đi đến Thế Tôn và báo cho Thế Tôn rõ những pháp này, như vậy các pháp này sẽ được thanh tịnh trong ta và được xem là trong sạch hơn nữa. Ví như một người tìm được một đồng tiền vàng lớn, thanh tịnh trong sáng. Người ấy suy nghĩ như sau: "Ta hãy đi đến người thợ vàng và đưa xem đồng tiền vàng này. Ðồng tiền vàng này được ta đưa cho người thợ vàng như vậy sẽ được thanh tịnh và trong sáng hơn nữa". Cũng vậy, các pháp này ở nơi ta được thanh tịnh, trong sáng. Ta hãy đi đến Thế Tôn và báo cho Thế Tôn rõ những pháp này. Như vậy các pháp này sẽ được thanh tịnh trong ta và được xem là trong sạch hơn nữa".
- Lành thay, lành thay, này Sàriputta! Này Sàriputta, Tỷ-kheo cung kính tôn trọng, sống nương tựa Ðạo Sư, có thể từ bỏ bất thiện, tu tập thiện. Này Sàriputta, Tỷ-kheo cung kính, tôn trọng, sống nương tựa Pháp... chúng Tăng... Học pháp... Ðịnh... không phóng dật...Này Sariputta, Tỷ-kheo cung kính, tôn trọng, sống nương tựa tiếp đón thân tình để có thể từ bỏ bất thiện, tu tập thiện.
Khi được nói vậy, Tôn giả Sàriputta bạch Thế Tôn:
3. - Bạch Thế Tôn, lời nói vắn tắt này của Thế Tôn, con hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như sau: Bạch Thế Tôn, chắc chắn Tỷ-kheo nào không cung kính Ðạo Sư, sẽ cung kính Pháp, sự kiện này không xảy ra. Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo nào không cung kính Ðạo Sư, vị ấy cũng không cung kính Pháp. Bạch Thế Tôn, chắc chắn Tỷ-kheo nào không cung kính Ðạo Sư, không cung kính Pháp sẽ cung kính chúng Tăng, sự kiện này không xảy ra. Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo nào không cung kính Ðạo Sư, không cung kính Pháp, vị ấy cũng không cung kính chúng Tăng. Bạch Thế Tôn, chắc chắn Tỷ-kheo nào không cung kính Ðạo Sư, không cung kính Pháp, không cung kính chúng Tăng, sẽ cung kính Học pháp, sự kiện này không xảy ra. Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo nào không cung kính Ðạo Sư, không cung kính Pháp, không cung kính chúng Tăng, vị ấy cũng không cung kính học pháp. Bạch Thế Tôn, chắc chắn Tỷ-kheo nào không cung kính Ðạo Sư, không cung kính Pháp, không cung kính chúng Tăng, không cung kính Học pháp, sẽ cung kính Thiền định. Sự kiện này không xảy ra. Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo nào không cung kính Ðạo Sư, không cung kính Pháp, không cung kính chúng Tăng, không cung kính Học pháp, vị ấy cũng không cung kính Thiền định. Bạch Thế Tôn, chắc chắn Tỷ-kheo nào không cung kính Ðạo Sư, không cung kính Pháp, không cung kính chúng Tăng, không cung kính Học pháp, không cung kính Thiền định, sẽ cung kính không phóng dật, sự kiện này không xảy ra. Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo nào không cung kính Ðạo Sư, không cung kính Pháp, không cung kính chúng Tăng, không cung kính Học pháp, không cung kính Thiền định, vị ấy cũng không cung kính không phóng dật. Bạch Thế Tôn, chắc chắn Tỷ-kheo nào không cung kính Ðạo Sư, không cung kính Pháp, không cung kính chúng Tăng, không cung kính Học pháp, không cung kính Thiền định, không cung kính không phóng dật, sẽ cung kính tiếp đón thân tình, sự kiện này không xảy ra. Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo nào không cung kính Ðạo Sư, không cung kính Pháp, không cung kính chúng Tăng, không cung kính Học pháp, không cung kính Thiền định, không cung kính không phóng dật, vị ấy cũng không cung kính tiếp đón thân tình.
Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo nào cung kính Ðạo Sư, sẽ không cung kính Pháp, sự kiện này không xảy ra. Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo nào cung kính Ðạo Sư, vị ấy cũng cung kính Pháp. Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo nào cung kính Ðạo Sư, cung kính Pháp sẽ không cung kính chúng Tăng, sự kiện này không xảy ra. Bạch Thế Tôn, vị Tỷ-kheo nào cung kính Ðạo Sư, cung kính Pháp, vị ấy cũng cung kính chúng Tăng. Bạch Thế Tôn, chắc chắn vị Tỷ-kheo nào cung kính Ðạo Sư, cung kính Pháp, cung kính chúng Tăng, sẽ không cung kính Học pháp, sự kiện này không xảy ra. Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo nào cung kính Ðạo Sư, cung kính Pháp, cung kính chúng Tăng, vị ấy cũng cung kính học pháp. Bạch Thế Tôn, chắc chắn Tỷ-kheo nào cung kính Ðạo Sư, cung kính Pháp, cung kính chúng Tăng, cung kính Học pháp, sẽ không cung kính Thiền định, sự kiện này không xảy ra. Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo nào cung kính Ðạo Sư, cung kính Pháp, cung kính chúng Tăng, cung kính Học pháp, vị ấy cũng cung kính Thiền định. Bạch Thế Tôn, chắc chắn Tỷ-kheo nào cung kính Ðạo Sư, cung kính Pháp, cung kính chúng Tăng, cung kính Học pháp, cung kính Thiền định, sẽ không cung kính không phóng dật, sự kiện này không xảy ra. Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo nào cung kính Ðạo Sư, cung kính Pháp, cung kính chúng Tăng, cung kính Học pháp, cung kính Thiền định, vị ấy cũng cung kính không phóng dật. Bạch Thế Tôn, chắc chắn Tỷ-kheo nào cung kính Ðạo Sư, cung kính Pháp, cung kính chúng Tăng, cung kính Học pháp, cung kính Thiền định, cung kính không phóng dật, sẽ không cung kính tiếp đón thân tình, sự kiện này không xảy ra. Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo nào cung kính Ðạo Sư, cung kính Pháp, cung kính chúng Tăng, cung kính Học pháp, cung kính Thiền định, cung kính không phóng dật, vị ấy cũng cung kính tiếp đón thân tình. Bạch Thế Tôn, với lời vắn tắt này của Thế Tôn, con hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.
4. - Lành thay, lành thay, này Sàriputta! Lành thay, này Sàriputta, với lời nói vắn tắt này của Ta, Thầy đã hiểu một cách rộng rãi như vậy. Này Sàriputta, thật vậy, Tỷ-kheo nào không cung kính Ðạo Sư, sẽ cung kính Pháp, sự kiện này không xảy ra. Này Sàriputta, Tỷ-kheo nào không cung kính bậc Ðạo Sư, vị ấy cũng không cung kính Pháp... Này Sàriputta, vị Tỷ-kheo nào không cung kính Ðạo Sư... không cung kính Pháp... không cung kính chúng Tăng... không cung kính Học pháp... không cung kính Thiền định... . không cung kính không phóng dật, sẽ cung kính tiếp đón thân tình, sự kiện này không xảy ra. Này Sàriputta, Tỷ-kheo nào không cung kính Ðạo Sư, không cung kính Pháp, không cung kính chúng Tăng, không cung kính Học pháp, không cung kính Thiền định, không cung kính, không cung kính không phóng dật, vị ấy cũng không cung kính tiếp đón thân tình.
Này Sàriputta, chắc chắn Tỷ-kheo nào cung kính Ðạo sư, sẽ không cung kính Pháp, sự kiện này không xảy ra. Này Sàriputta, Tỷ-kheo nào cung kính Ðạo Sư, vị ấy cũng cung kính Pháp... Này Sàriputta, vị Tỷ-kheo nào cung kính Ðạo Sư... cung kính Pháp... cung kính chúng Tăng... cung kính Học pháp... cung kính Thiền định... cung kính không phóng dật, sẽ không cung kính tiếp đón thân tình, sự kiện này không xảy ra. Này Sàriputta, Tỷ-kheo nào cung kính Ðạo Sư, cung kính Pháp, cung kính chúng Tăng, cung kính Học pháp, cung kính Thiền định, cung kính không phóng dật, vị ấy cũng cung kính tiếp đón thân tình. Này Sàriputta, lời nói vắn tắt này của Ta, ý nghĩa cần phải được thấy một cách rộng rãi như vậy.
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp
Thảo luận 2. Phải chăng bài kinh nầy cho thấy sự liên hệ tất nhiên khi một người quý kính một pháp thì không thể không cung kính những điều khác? (Nói cách khác người tu Phật chân chánh không thể chỉ đề cao một pháp mà bài xích những hành trì khác?) - TT Pháp Tân
III Trắc Nghiệm
A. Ảnh hưởng dây chuyền. Một người quý kính Phật với tâm chân thành sẽ quý kính Pháp, quý kính Tăng ... /
B. Một người quý kính Tam Bảo chân thành sẽ quý kính những thiện pháp của bản thân /
C. Một người có tu thật sự sẽ quý kính những bạn đồng tu hay khách viếng
/ D. Cả ba câu trên đều đúng
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án câu 1 : .D.
Trắc nghiệm 2. Điều nào sau đây được tìm thấy trong Tam Tạng kinh điển?
A. Dù Đức Phật là bậc Đạo sư cao cả nhưng Ngài luôn luôn "chịu khó" tiếp chư tỳ kheo từ xa về diện kiến với những thăm hỏi ân cần /
B. Những bậc đã hoàn toàn giác ngộ như tôn giả Sàriputta vẫn quý kính những thiện pháp /
C. Bảy pháp quý kính trong bài kinh nầy được xem là nền tảng của thanh quy tại các ngôi chùa truyền thống /
D. Cả ba câu trên
TT Pháp Đăng cho đáp án câu 2 :.D .
No comments:
Post a Comment