Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
Chương 7
VII. Ðại Phẩm
(I) (61) Xấu Hổ
1. - Khi tàm quý không có, này các Tỷ-kheo, với người thiếu tàm quý, chế ngự các căn đi đến hủy diệt. Khi chế ngự các căn không có, với người thiếu chế ngự các căn, giới đi đến hủy diệt. Khi giới không có, với người thiếu giới, chánh định đi đến hủy diệt. Khi chánh định không có, với người không có chánh định, tri kiến như thật đi đến hủy diệt. Khi tri kiến như thật không có, với người thiếu tri kiến như thật, nhàm chán ly tham đi đến hủy diệt. Khi nhàm chán ly tham không có, với người thiếu nhàm chán ly tham, giải thoát tri kiến đi đến hủy diệt. Ví như, này các Tỷ-kheo, một cây không có cành và lá, các mầm non của cây cấy không đi đến thành mãn; vỏ trong, giác cây, lõi cây không đi đến thành mãn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi tàm quý không có, với người không có tàm quý, chế ngự các căn đi đến hủy diệt... giải thoát tri kiến đi đến hủy diệt.
2. Khi tàm quý có mặt, này các Tỷ-kheo, với người đầy đủ tàm quý, chế ngự các căn đi đến đầy đủ. Khi chế ngự các căn có mặt, với người đầy đủ chế ngự các căn, giới đi đến đầy đủ. Khi giới có mặt, với người đầy đủ giới, chánh định đi đến đầy đủ. Khi chánh định có mặt, với người đầy đủ chánh định, tri kiến như thật đi đến đầy đủ. Khi tri kiến như thật có mặt, với người đầy đủ tri kiến như thật, nhàm chán, ly tham đi đến đầy đủ. Khi nhàm chán, ly tham có mặt, với người đầy đủ nhàm chán, ly tham, giải thoát tri kiến đi đến đầy đủ. Ví như, này các Tỷ-kheo, một cây có cành và lá, các mầm non của cây ấy đi đến thành mãn; vỏ trong, giác cây, lõi cây đi đến thành mãn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi tàm quý có mặt, với người đầy đủ tàm quý ... giải thoát tri kiến đi đến đầy đủ.
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp
Thảo luận 2. Tại sao chúng ta biết cuộc sống vốn vô thường nhưng vẫn không chấp nhận được khi đối diện với những mất mát? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 3. Hành trình tu tập trong bài kinh nầy khởi sự với tàm quý dẫn đến cứu cánh giác ngộ giải thoát. Có phân đoạn nào hành giả đạt đến cảnh giới tự tại vô ngại "thõng tay vào chợ"? - TT Pháp Tân
Thảo luận 4. Tại sao Đức Phật khai thị tôn giả Mahakassapa với lời dạy về tàm quý, Đức Phật khai thị tôn giả Moggallana về nhận thức chân chánh đối với quan hệ tăng tục, Đức Phật khai thị tôn giả Bàhiya với sự tri kiến chân thực của thiền quán mà không cùng khai thị các vị tôn giả giống nhau? - TT Tuệ Siêu
III Trắc Nghiệm
A. Thiện ác là điều răn tôn giáo /
B. Thiện ác là quan niệm đi với văn hoá mỗi dân tộc /
C. Thiện ác là những hiện tượng tự nhiên tạo nên quả vui hay khổ /
D. Thiện ác là những phạm trù định đặt bởi luật pháp hiện hành
TT Pháp Đăng cho đáp án câu 1 là C
Trắc nghiệm 2. Giai thoại nào sau đây có ghi trong kinh điển?
A. Đức Phật khai thị tôn giả Mahakassapa với lời dạy về tàm quý /
B. Đức Phật khai thị tôn giả Moggallana về nhận thức chân chánh đối với quan hệ tăng tục /
C. Đức Phật khai thị tôn giả Bàhiya với sự tri kiến chân thực của thiền quán /
D. Cả ba giai thoại trên đều có trong kinh điển
TT Tuệ Siêu cho đáp án câu 2 là D
No comments:
Post a Comment