Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
Chương 7
IX. Phẩm Các Kinh Không Nhiếp
[III]
(I) (1) Thắng Tri Tham (1)
1.- Này các Tỷ-kheo, để thắng tri tham, bảy pháp cần phải tu tập. Thế nào là bảy?
2. Niệm giác chi, trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, khinh an giác chi, định giác chi, xả giác chi. Này các Tỷ-kheo, để thắng tri tham, bảy pháp này cần phải tu tập.
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp
III Trắc Nghiệm
A. Khi nói về "chi phần" có nghĩa là phải có cả bảy pháp kết hợp /
B. Khi nói về giác ngộ ở đây là tuệ giác là sự nhận chân bản chất các pháp/
C. Khi nói về ba mươi bảy pháp bồ đề phần có nghĩa là đây là một phần trong những pháp tu tập quan trọng đối với tất cả đệ tử Phật /
D. Cả ba điều trên đều đúng
TT Pháp Tân cho đáp án câu 1 là D
Trắc nghiệm 2. Điều nào sau đây được xem là yếu lý khi nói về chánh niệm?
A. Chánh niệm là khả năng ghi nhận những gì xẩy hơn là phản ứng /
B. Chánh niệm đưa sự chú ý và hiện tại hơn là tưởng tượng thêu dệt ở tương lai /
C. Chánh niệm ghi nhận tất cả chứ không lựa chọn cái mình thích hay không thích /
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Đăng cho đáp án câu 2 là D
Trắc nghiệm 3. Câu nào sau đây đúng với ý nghĩa của chữ "trạch pháp"?
A. Biết lựa chọn cái mình thích /
B. Tinh tế phân biệt /
C. Am tường các pháp được giảng trong tam tạng/
D. Ba câu trên đều sai
TT Giác Đẳng cho đáp án câu 3 là B
Trắc nghiệm 4. Câu nào sau đây đồng nghĩa với "do có trạch pháp giác chi nên cần giác chi sanh khởi"?
A. Do tinh tế phân biệt nên thấy được nhu cầu cấp thiết/
B. Do có tàm quý nên tinh tấn /
C. Do ý thức được nguy hiểm của trần cảnh nên không giãi đãi /
D. Cả ba câu trên
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án câu 4 là D
Trắc nghiệm 5. Khi hành giả có khinh an giác chi có những lợi lạc nào sau đây?
A. Bớt nhu cầu /
B. Bớt định đặt những điều kiện để an lạc /
C. Có được thứ hạnh phúc không vay mượn ngoại cảnh /
D. Cả ba điều trên
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án câu 5 là D
No comments:
Post a Comment