Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
Chương 7
IX. Phẩm Các Kinh Không Nhiếp
(I) (1) Sự Phá Hoại
1.- Do phá hoại bảy pháp, này các Tỷ-kheo, thành vị Tỷ-kheo. Thế nào là bảy?
2. Phá hoại kiến có thân, phá hoại nghi, phá hoại giới cấm thủ, phá hoại tham, phá hoại sân, phá hoại si, phá hoại mạn.
Do phá hoại bảy pháp này, này các Tỷ-kheo, thành vị Tỷ-kheo.
(II-VIII) (2-8) Các Pháp Khác
1. Này các Tỷ-kheo, do đoạn diệt bảy pháp, thành vị Sa-môn ... do vất bỏ bảy pháp, thành vị Bà-la-môn ... Do tiêu diệt bảy pháp, thành vị an lành ... Do gột sạch bảy pháp, thành vị đã gột sạch ... Do biết rõ bảy pháp, thành bậc có trí ... Do phá hoại kẻ thù bảy pháp, thành vị Thánh ... Do chặn đứng bảy pháp, thành vị A-la-hán. Thế nào là bảy?
2. Chận đứng kiến có thân, chặn đứng nghi, chặn đứng giới cấm thủ, chặn đứng tham, chặn đứng sân, chặn đứng si, chặn đứng mạn.
Do chặn đứng bảy pháp này, này các Tỷ-kheo, thành vị A-la-hán.
(II-VIII) (2-8) Các Pháp Khác
1. Này các Tỷ-kheo, do đoạn diệt bảy pháp, thành vị Sa-môn ... do vất bỏ bảy pháp, thành vị Bà-la-môn ... Do tiêu diệt bảy pháp, thành vị an lành ... Do gột sạch bảy pháp, thành vị đã gột sạch ... Do biết rõ bảy pháp, thành bậc có trí ... Do phá hoại kẻ thù bảy pháp, thành vị Thánh ... Do chặn đứng bảy pháp, thành vị A-la-hán. Thế nào là bảy?
2. Chận đứng kiến có thân, chặn đứng nghi, chặn đứng giới cấm thủ, chặn đứng tham, chặn đứng sân, chặn đứng si, chặn đứng mạn.
Do chặn đứng bảy pháp này, này các Tỷ-kheo, thành vị A-la-hán.
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp
Thảo luận 1. Nếu không có niềm hãnh diện "đây là ta, là của ta, là tự ngã của ta" thì chúng ta còn gì hạnh phúc? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 2. Tại sao hành giả tu tập cần "chia chẻ" sự hiện hữu với thành tố sắc, thọ, tưởng, hành, thức? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 3. Tại sao thấy được sanh diệt của sắc, thọ, tưởng, hành, thức là bước đầu thắp sáng tuệ giác? - TT Tuệ Quyền
III Trắc Nghiệm
A. Ai khen mình có khuôn mặt đẹp cảm thấy sung sướng vì "mặt đẹp đó là TA" /
B. Bực bội vì ai đó nói mình có gia thế tầm thường /
C. Luôn luôn muốn người khác vỗ về lòng tự ái của mình /
D. Làm cái gì mình thích
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án câu 1 : .A.
Trắc nghiệm 2. Nhận thức nào sau đây là một thứ thân kiến (Sakkàyaditthi) "chấp thủ ta là thọ uẩn"?
A. Hãnh diện mình là người học cao hiểu rộng /
B. Luôn luôn theo đuổi những gì làm mình vui vì mình vui tức là mình đáng tự hào /
C. Ưa thích âm nhạc /
D. Sở hữu nhà cao cửa rộng là thành công
TT Giác Đẳng cho đáp án câu 2 là B
Trắc nghiệm 3. Nhận thức nào sau đây là một thứ thân kiến (Sakkàyaditthi) "chấp thủ tưởng uẩn là ta"?
A. Tự hào về nền giáo dục được hấp thụ /
B. Tự hào về nền văn hoá mình trưởng thành /
C. Tự hào về quá khứ "vang bóng một thời"/
D. Cả ba điều trên
TT Tuệ Quyền cho đáp án câu 3 :. D .
No comments:
Post a Comment