Saturday, February 28, 2015

Bài học. Chủ Nhật ngày 29-2-2015

KINH PHẬT TỰ THUYẾT - UDÀNA

Giảng Sư: TT Giác Đẳng và TT Tuệ Siêu

CHƯƠNG 6 - PHẨM PHẨM SANH RA ÐÃ MÙ  
HT Minh Châu dịch Việt

(IX) (Ud 72) 9.   Kinh Đến Gần Rồi Vượt Qua  

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn của ông Anàathapindika. Lúc bấy giờ, Thế Tôn đang ngồi giữa trời, trong đêm tối mù mịt, với những cây đèn dầu đang chói sáng. Lúc bấy giờ, nhiều loại côn trùng có cánh tiếp tục rơi vào trong những đèn dầu ấy và gặp phải tai nạn, gặp phải hoại diệt, gặp phải tai nạn hoại diệt. Thế Tôn thấy nhiều loại côn trùng có cánh tiếp tục rơi vào...

Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy nói lên lời cảm hứng:

9. Họ chạy gấp vượt qua,
Nhưng bỏ mất lối cây,
Họ làm cho tăng trưởng,
Các trói buộc mới mẻ,
Như các loại côn trùng,
Rơi vào trong ánh sáng,
Có người sống dựa vào
Ðiều được thấy được nghe.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
1. TT Tuệ Quyền thảo luận câu hỏi số 1
2. ĐĐ Pháp Tín thảo luận câu hỏi số 2
3. TT Tuệ Quyền thảo luận câu hỏi số 3
4. TT Tuệ Siêu thảo luận câu hỏi số 4


 III. Đố Vui
Câu 1 :Chúng sanh tự dấn bước vào đau khổ trầm luân là do nhân nào? 
 a. Vô minh 
b. Ái dục 
 c. Cả hai vô minh và ái 
d. do xui xẻo thôi

TT Tuệ Quyền  : đáp án Câu số 1 Là  C.

Câu hỏi 2. Khi tự mình lao vào nghiệt ngã, chúng sanh chịu những bất hạnh nào dưới đây: 
a. Đánh mất điều đáng thành tựu
 b. Rơi vào khổ ải 
 c.Không có tuệ nhãn
 d. cả ba câu trên

ĐĐ Pháp Tín : đáp án Câu số 2 Là D 

Câu hỏi 3. Tại sao chúng ta thường khi  biết khổ mà không sợ khổ?
 a. Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ 
 b. Không biết cái gì tốt hơn nên cứ cam chịu 
 c. Do phiền não từ bao kiếp quá khứ 
 d. Cả ba câu trên đều đúng

TT Tuệ Quyền  : đáp án Câu số 3 Là  D

Câu hỏi 4. Sự hướng cầu nào giúp hành giả không biến thành con thiêu thân lao vào ánh lửa? 
a. Với pháp dục thay vì tham dục
 b. Buông xã thay vì dính mắc 
 c. Cả hai câu trên đều đúng
d. Hai cau a va b deu sai

TT Tuệ Siêu : đáp án Câu số 4 Là  B .





Friday, February 27, 2015

Bài học. Thứ Bảy ngày 28-2-2015

KINH PHẬT TỰ THUYẾT - UDÀNA

Giảng Sư: TT Pháp Tân

CHƯƠNG 6 - PHẨM PHẨM SANH RA ÐÃ MÙ  
HT Minh Châu dịch Việt

(VIII) (Ud 71) 8.   Kinh Người Kỹ Nữ 

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Vương Xá, tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Lúc bấy giờ, ở Vương xá, có hai nhóm say đắm một ngưòi kỹ nữ, tâm bị ám ảnh, họ cạnh tranh, đấu tranh nhau. Họ đi đến đánh nhau bằng nắm tay, đánh nhau bằng cục đất, đánh nhau bằng gậy gộc, đánh nhau bằng kiếm. Họ đi đến chết, đi đến đau khổ gần như chết. Rồi nhiều Tỷ-kheo, vào buổi sáng đắp y, cầm bát, đi vào Vương Xá để khất thực. Khất thực ở Vương Xá xong, sau buổi ăn, khi đi khất thực trở về, các Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn, sau khi đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, ở Vương Xá có hai nhóm say đắm một người kỷ nữ... họ đi đến chết, đi đến đâu khổ gần như chết.

Rồi Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng:

8. Phàm cái gì đạt được,
Cái gì cần phải đạt,
Cả hai vướng bụi trần,
Với kẻ bị bệnh hoạn,
Học tập chưa thuần thục,
Kẻ tinh chuyên học tập,
Sống giữ gìn giới cấm,
Tinh chuyên chú Phạm hạnh,
Ðây là một cực đoan,
Ðây là một chủ thuyết,
Trong dục không lỗi lầm,
Là cực đoan thứ hai,
Cả hai cực đoan này,
Làm mộ phần tăng trưởng,
Chính do các tà kiến,
Làm tăng trưởng mộ phần.
Những ai không thắng tri,
Cả hai cực đoan này,
Có kẻ bị chìm đắm,
Có kẻ chạy quá mau,
Những ai thắng tri chúng,
Không có suy tư vậy,
Không có tự quá mạn,
Họ không có luân chuyển,
Ðể được tuyên bố lên.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
1. TT Tuệ Quyền giảng về "con đường trung đạo"
2. ĐĐ Pháp Tín thảo luận câu hỏi số 1
3. TT Giác Đẳng và TT Pháp Đăng thảo luận câu số 2
4. TT Tuệ Quyền thảo luân thảo luận câu số 3
5. TT Pháp Đăng thảo luận câu số 4
6. TT Pháp Đăng thảo luận câu số 5



 III. Đố Vui
Câu hỏi 1.  Điều nào dưới đây nói lên những đặc điểm của "trung đạo"? 
a. Vừa phải 
 b. Không cực đoan
  c. Nỗ lực đúng mức 
 d. Cả ba câu trên đều đúng


ĐĐ Pháp Tín cho đáp án câu hỏi số 1 là D

Câu hỏi 2. Điều nào dưới đây không nói lên những đặc điểm của "trung đạo"?
 a. Đứng giữa tất cả quan điểm
 b. Dung hợp tất cả quan điểm 
 c. Đứng ngoài tất cả quan điểm 
 d. cả ba câu trên đều đúng

TT GiáĐẳng cho đáán câu hi s 2 là D

Câu hỏi 3. Tại sao lợi dưỡng và khổ hạnh đối lập với "trung đạo" 
a. Vì hai pháp đó dẫn dến cực đoan 
 b. Vì hai pháp đó không mang lại kết quả lợi lạc 
 c. Vì hai pháp đó không dẫn đến tuệ giác 
 d. Cả ba câu trên đều đúng

TT Tuệ Quyền cho đáp án câu số 3 là D

Câu hỏi 4. Những điều nào dưới đây đúng với ý nghĩa trung đạo theo lời Phật dạy: 
a. Bát chánh đạo là trung đạo 
 b. Có khả năng dẫn đến diệt khổ 
 c. không hưởng thụ dục lạc cũng không đày đoạ thể xác 
 d. Cả ba câu trên đều đúng


TT PháĐăng cho đáán câu s 4 là D

Câu hỏi 5. Câu nào dưới đây không đúng với cách thực hành trung đạo?
 a. Không cố gắng quá 
 b. Chánh niệm với cả pháp thiện và pháp bất thiện
  c. Nhận thức rõ vô thường, khổ, vô ngã trong mọi trường hợp 
 d. quân bình năm pháp tín, tấn, niệm, định, huệ

TT Pháp Đăng cho đáp án câu số 5 là A

Câu số 6. Câu nào dưới đây liên hệ tới ý nghĩa Trung đạo? 
a. Người làm xiếc đi trên dây cần giữ quân bình 
b. Thân xác tuy giả hợp nhưng khéo sử dụng thì mang lại lợi ích lớn
c. Hành trình đường dài không nên mang quá nhiều hay quá ít hành trang
 d. cả 3 câu trên đêu đúng

TT Pháp Đăng cho đáp án câu số 6 là D





Thursday, February 26, 2015

Bài học. Thứ Sáu ngày 27-2-2015

KINH PHẬT TỰ THUYẾT - UDÀNA

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín

CHƯƠNG 6 - PHẨM PHẨM SANH RA ÐÃ MÙ  
HT Minh Châu dịch Việt

(VII) (Ud 71) 7.   Kinh Subhūti  

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn của ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Tôn Giả Subhùti ngồi không xa Thế Tôn bao nhiêu, ngồi kiết-già lưng thẳng, nhập định không tầm. Thế Tôn thấy Tôn giả Subhùti ngồi không xa bao nhiêu, ngồi kiết-già lưng thẳng, nhập định không tầm. Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy nỗi lên lời cảm hứng:

7. Với ai, tầm quét sạch,
Nội tâm khéo cắt đứt,
Không còn chút dư tàn
Vượt qua ái nhiễm ấy,
Ðạt được tưởng vô sắc,
Vượt khỏi bốn ách nạn,
Không đi đến thọ sanh.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
1. ĐĐ Pháp Tín thảo luận câu hỏi 1
2. TT Giác Đẳng thảo luận câu hỏi 2
3. TT Pháp Đăng thảo luận câu hỏi 3
4. TT Tuệ Quyền thảo luận câu hỏi 4
5. ĐĐ Pháp Tín thảo luận câu hỏi 5
6. TT Pháp Đăng thảo luận câu hỏi 6
7. TT Giác Đẳng đúc kết bài học


 III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Thuật ngữ "tầm - vitakka" trong Phật học mang ý nghĩa nào dưới đây:
 a. Sự hướng tâm 
 b. Sự suy tư 
 c. hai câu trên đều sai 
 d. hai câu trên đều đúng

ĐĐ Pháp Tín : đáp án số 1 Là  D

Câu hỏi 2.  Tầm (Vitakka) là thiện pháp hay bất thiện pháp?
 a. Thuộc thiện pháp vì đối trị hôn trầm thuỳ miên.
 b. Bất thiện pháp vì khiến tâm luôn truy cầu 
 c. Không thuộc thiện hay bất thiện 
 d. Có thể là thiện, có thể là bất thiện

TT Giác Đẳng : đáp án số 2 Là  D

Câu hỏi 3. Với phần đông thì để không suy nghĩ  điều bất thiện thì nên làm điều nào dưới đây:
 a. không suy nghĩ gì hêt. 
 b. Lấy độc trị độc. Nghĩ tưởng cái gì mình thích thú sẽ giúp tâm không nghĩ chuyện viễn vông. 
 c. Tu tập định tâm với một đề mục thích hợp 
 d. Cố gắng luôn luôn nhớ nghĩ những điều hoan hỷ

TT Pháp Đăng : đáp án số 3 Là  C .

Câu hỏi 4. Trong kinh ghi lại nhiều giai thoại mà trong đó Đức Phật khen ngợi những vị tỳ kheo nào?
 a. Năng nổ làm việc 
 b. Thường an trú trong chánh niệm
 c.. Sống với sự tự chế 
 d. câu b va c đúng

TT Tuệ Quyền  : đáp án số 4 Là  D.

Câu hỏi 5. Điều nào đưới đây được xem là "khuynh hướng có ảnh hưởng lớn" đối với cuộc sống hằng ngày?
 a. Ưa bàn chuyện thị phi
  b. Thích đề cao cá nhân
  c. Có một thú vui đặc biệt ưa thích như đá gà, bài bạc... 
 d. Cả ba câu trên đều đúng

ĐĐ Pháp Tín : đáp án số 5 Là  D 

Câu hỏi 6. Người nào dưới đây được xem là "thật sự biết thương mình" theo Phật Pháp? 
a. Thường tu tập chánh niệm 
 b. Tích tập tài sản phòng khi tối lửa tắt đèn.
 c. tạo dựng được quan hệ tốt để có người giúp đỡ lúc hữu sự 
 d. Tạo cuộc sống ổn định

TT Pháp Đăng: đáp án số 6 là A



Wednesday, February 25, 2015

Bài học. Thứ Năm ngày 26-2-2015

KINH PHẬT TỰ THUYẾT - UDÀNA

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu và TT Giác Đẳng

CHƯƠNG 6 - PHẨM PHẨM SANH RA ÐÃ MÙ  
HT Minh Châu dịch Việt

(V) (Ud 69) 5.   Kinh Ngoại Đạo - Thứ Nhì 

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, nhiều ngoại đạo sai khác, các Sa-môn, Bà-la-môn, các di sĩ trú ở Sàvatthi. Họ có quan điểm khác nhau. Họ có kham nhẫn khác nhau. Họ có sở thích khác nhau. Họ y cứ nương tựa vào quan điểm khác nhau. Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Tự ngã và thế giới là thường còn, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Sa-môn, Bà-la-môn... "Tự ngã và thế giới là vô thường"... "Tự ngã và thế giới là thường còn và vô thường"... "Tự ngã và thế giới là không thường còn và không vô thường... " "Tự ngã và thế giới do tự mình tạo ra"... "Tự ngã và thế giới do người khác tạo ra"... "Tự ngã và thế giới do tự mình và người khác tạo ra"... "Tự ngã và thế giới do không tự mình tạo ra, không do người khác tạo ra, do vô nhân sanh, tự nhiên"... "Lạc khổ, tự ngã và thế giới là thường còn"... "Lạc khổ, tự ngã và thế giới là vô thường"... "Lạc khổ, tự ngã và thế giới là thường còn và vô thường"... "Lạc khổ, tự ngã và thế giới là không thường còn và không vô thường"... Có một số Sa-môn, Bà-la-môn có luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Lạc khổ, tự ngã và thế giới là không tự mình tạo ra, không người khác tạo ra do vô nhân sanh". Họ sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau, bằng binh khí miệng lưỡi: "Như thế này là pháp. Như thế này không phải là pháp. Như thế này không phải pháp, như thế này là pháp".

Rồi nhiều Tỷ-kheo vào buổi sáng đắp y, cầm y bát vào Vương Xá để khất thực. Khất thực ở Vương Xá xong, sau buổi ăn, đi khất thực trở về, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

- Ở đây, bạch Thế Tôn, có nhiều ngoại đạo sai khác, các Sa-môn, Bà-la-môn, các du sĩ, trú ở Sàvatthi... họ sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi: "Như thế này là pháp. Như thế này không phải pháp. Như thế này không phải pháp, như thế này là pháp".

- Này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo là những người mù, không có mắt, không biết mục đích, không biết không phải mục đích, không biết pháp, không biết phi pháp. Do họ không biết mục đích, do họ không biết không phải mục đích, do không biết pháp, do không biết phi pháp, họ sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đã thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi: "Như thế này là pháp. Như thế này không phải pháp. Như thế này không phải pháp. Như thế này là pháp".

Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng:

5. Có một số Sa-môn,
Cùng với Bà-la-môn,
Họ chấp trước giành giật,
Trong các luận thuyết này,
Họ bị chìm đắm xuống,
Khi đang còn giữa dòng,
Họ không đạt đến được,
Ðất cứng trên bờ kia.

(VI) (Ud 70) 6.   Kinh Ngoại Đạo - Thứ Ba 

(Giống như kinh VI, 5, tức là kinh trước, với đoạn kết luận khác nhau như sau:)

Rồi Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

6. Có người ở đời này,
Chấp người làm là ta,
Trói buộc với tư tưởng,
Người làm là người khác,
Họ không biết sự này,
Họ thấy là mũi tên,
Ai nhìn mũi tên này,
Với thận trọng cần thiết,
Người ấy không còn chấp,
"Người làm chính là ta",
Người ấy cũng không chấp,
"Người làm là người khác",
Loài người ở đời này,
Bị kiêu nạn khiếp phục,
Bị cột bởi kiêu mạn,
Bị trói bởi kiêu mạn,
Trong các loài chủ thuyết,
Họ cạnh tranh, luận tranh,
Họ không thể vượt qua,

Luân chuyển trong sanh tử.



II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
1. TT Pháp Đăng chia sẻ thêm về bài học




 III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Những hý luận gọi là phù phiếm theo Phật giáo bởi vì? 
a. Không đúng với sự thật 
 b. không dẫn đến giác ngộ giải thoát  
 c. Không có giá trị thực tế 
 d. Không hợp với cái nhìn của số đông


TT Pháp Đăng : đáp án số 1 Là  B 

 Câu đố 2. Nguy hiểm lớn nhất của hý luận là:
 a. Làm tăng kiêu mạn 
  b. Mất thì giờ 
 c. Dễ làm mất lòng người khác 
d. Vui ít mà phiền nhiều


TT Tuệ Siêu : đáp án số 2 Là  A

Câu số 3. Những hý luận trong "10 câu hỏi cổ điển" có hiện hữu trong sinh hoạt tu học của người Phật tử hôm nay chăng?
 a. Không có. Chỉ có Ba la môn giáo mới đặt nặng chuyện đó 
 b. Vẫn có. Người Phật tử cũng như bao chúng sanh khác rất dễ rơi vào hý luận. 
 c. Tuỳ tông phái
 d. Những câu hỏi đó không tồn tại trong thế giới hôm nay


TT Tuệ Siêu : đáp án số 3 Là  B




Tuesday, February 24, 2015

Bài học. Thứ Tư ngày 25-2-2015

KINH PHẬT TỰ THUYẾT - UDÀNA

Giảng Sư: TT Pháp Đăng

CHƯƠNG 6 - PHẨM PHẨM SANH RA ÐÃ MÙ  
HT Minh Châu dịch Việt

(IV) (Ud 66) 4.   Kinh Ngoại Đạo - Thứ Nhất

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ một số đông các ngoại đạo sai khác. Các Sa-môn, Bà-la-môn, các du sĩ ngoại đạo đều vào Sàvatthi để khất thực. Họ có quan điểm khác nhau, có kham nhẫn khác nhau, có sở thích khác nhau, y cứ nương tựa vào quan điểm khác nhau. Một số Sa-môn, Bà-la-môn, luận thuyết như sau: "Thế giới là thường còn, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Thế giới là vô thường, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Thế giới là có biên tế, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, có quan điểm như sau: "Thế giới là vô biên, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Sanh mạng và thân thể là một, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Sanh mạng và thân thể là khác, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Như Lai có tồn tại sau khi chết, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Bà-la-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Như Lai không có tồn tại sau khi chết, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Bà-la-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Một số Bà-la-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: "Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng". Họ sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi: "Như thế này là pháp. Như thế này là pháp. Như thế này không phải pháp. Như thế này không phải pháp".

Rồi nhiều Tỷ-kheo vào buổi sáng đắp y, cầm bát đi vào Sàvatthi, để khất thực, Khất thực ở Sàvatthi xong sau buổi ăn, khi đi khất thực trở về, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

- Ở đây, bạch Thế Tôn, một số đông ngoại đạo sai khác, các Sa-môn, Bà-la-môn, các du sĩ ngoại đạo đều vào Sàvatthi để khất thực..."... như thế này không phải pháp, như thế này là pháp".

- Này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo là những người mù, không có mắt, không biết mục đích, không biết phải mục đích, không biết pháp, không biết phi pháp. Do họ không biết mục đích, do họ không biết không phải mục đích, do không biết pháp, do không biết phi pháp, họ sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh... như thế này là pháp. Này các Tỷ-kheo, thưở xưa tại thành Sàvatthi này, có một ông vua. Này các Tỷ-kheo, ông vua ấy bảo một người: "Này người kia, phàm có bao nhiêu những người sanh ra đã mù ở Sàvatthi hãy nhóm lại một chỗ tất cả " - "Thưa vâng, Ðại vương". Này các Tỷ-kheo, người ấy vâng đáp ông vua ấy, phàm có bao nhiêu những người sanh ra đã mù ở Sàvatthi, người ấy giữ lại tất cả, rồi đi đến ông vua ấy, sau khi đến thưa với vị vua: "Thưa Ðại vương, phàm có bao nhiêu những người sanh ra đã mù ở Sàvatthi đã được tụ tập lại".

- Này khanh, hãy đưa ra một con voi cho những người mù.

Thưa vâng, Ðại vương. Này các Tỷ-kheo, người ấy vâng đáp ông vua ấy, đưa ra một con voi cho những người mù: "Này các người mù, đây là con voi". Với một số người mù, ông ta đưa cái đầu và nói: "Này các người mù, đây là con voi". Ðối với một số người mù, ông ta đưa cái lỗ tai con voi và nói: "Này các người mù, đây là con voi". Ðối với một số người mù, ông ta đưa các ngà con voi và nói: "Này các người mù, đây là con voi". Ðối với một số người mù, ông ta đưa cái vòi con voi và nói: "Này các người mù, đây là con voi". Ðối với một số người mù, ông ta đưa cái thân con voi và nói: "Này các người mù, đây là con voi". Ðối với một số người mù, ông ta đưa cái chân... Ðối với một số người mù, ông ta đưa cái lưng... Ðối với một số người mù, ông ta đưa cái đuôi... Ðối với một số người mù, ông ta đưa cái lông đuôi và nói: "Này các người mù, đây là con voi". Này các Tỷ-kheo, rồi người ấy sau khi đưa con voi cho các người mù, đi đến ông vua ấy, sau khi đến tâu với vua: "Thưa Ðại vương, con voi đã được các người mù thấy, nay Ðại vương hãy làm những gì Ðại vương nghĩ là hợp thời! " Rồi này các Tỷ-kheo, ông vua đi đến các người mù ấy, sau khi đến nói với họ: "Này các người mù, các ông đã thấy con voi chưa? " - "Thưa Ðại vương, chúng tôi đã thấy con voi". - Này các người mù, hãy nói con voi là như thế nào? " Này các Tỷ-kheo, những ai thấy đầu con voi, họ nói như sau: "Thưa Ðại vương, con voi là như thế này, như cái ghè! " Này các Tỷ-kheo, những ai được thấy cái tai con voi, họ nói như sau: "Thưa Ðại vương, con voi là như thế này, như cái rổ sàng gạo. " Này các Tỷ-kheo, những ai được thấy cái ngà con voi, họ nói như sau: "Thưa Ðại vương, con voi là như thế này, như cái lưỡi cày. " Những ai... được thấy cái vòi..."... như cái cày". Những ai... được thấy cái thân..."... như cái kho chứa. " Những ai... được thấy cái chân..."... như cái cột. " Những ai... được thấy cái lưng..."... như cái cối. " Những ai... được thấy cái đuôi, họ nói như sau: "Thưa Ðại vương, con voi là như thế này, như cái chày". Những ai được thấy cái nhóm lông đuôi, chúng nói như sau: "Thưa Ðại vương, con voi là như thế này, như cái chổi " - "Con voi các ông nói như vậy không phải là con voi. Con voi không phải như vậy. Con voi không phải vậy. Như thế này là con voi". Cho đến khi họ đánh lộn nhau bằng tay. Rồi này các Tỷ-kheo, ông vua ấy hoan hỷ. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo là những người mù, không có mắt... như vậy là pháp.

Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng:

4. Có một số Sa-môn,
Cùng với Bà-la-môn,
Họ chấp trước, giành giật,
Trong các luận thuyết này,
Họ tranh luận tranh chấp,
Họ nhìn chỉ một phía.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
1. Câu chuyện người mù rờ voi là từ Phật giáo?. Phải chăng những câu chuyện ngụ ngôn mang nguồn minh triết mà nhân gian có được là xuất phát từ Phật Giáo? - TT Tuệ Siêu
2. TT Pháp Đăng thảo luận câu hỏi số 1
3. TT Tuệ Siêu thảo luận câu hỏi số  2
4. TT Tuệ Siêu thảo luận câu hỏi số 3




 III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Ngụ ngôn người mù rờ voi không mang ý nghĩa nào dưới đây? 
a. Trông gà hoá cuốc  
 b. hoạ hổ hoạ bì nan họa cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm 
 c. Xem mặt mà bắt hình dong, con lợn có béo thì lòng mới ngon 
 d. Cả ba câu trên


TT Pháp Đăng cho đáp án câu 1 là D

Câu hỏi 2. Sự hiểu biết phiến diện so với sự thiếu hiểu biết có dẫn tới điều nào dưới đây?
 a. Sự hiểu biết phiến diện khiến người ta cả tin hơn vì "mắt thấy tai nghe" 
 b. Sự hiểu biết phiến diện thường đi chung với ngã chấp vì "chính tôi được chứng kiến như vậy" 
 c. Sự hiểu biết phiến diện khiến người ta dễ dàng khẳng định "chính đây mới là sự thật" 

 d. Cả ba câu trên

TT Tuệ Siêu cho đáp án câu số 2 là D

Câu hỏi 3. Tại sao cái nhìn của chư Phật toàn giác không ai có thể sánh được?
 a. Vì các  Ngài tự mình giác ngộ
 b. Vì các Ngài là Phật 
 c. Vì không ai có thể so sánh với chư Phật toàn giác về túc mạng minh, sanh tử minh và lậu tận minh 
 d. Cả ba câu trên đều đúng

TT Tuệ Siêu cho đáp án câu số 3 là D
TT Giác Đẳng chọn câu số 3 là C