Sunday, February 22, 2015

Bài học. Thứ Hai ngày 23-2-2015

KINH PHẬT TỰ THUYẾT - UDÀNA

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

CHƯƠNG 6 - PHẨM PHẨM SANH RA ÐÃ MÙ  
HT Minh Châu dịch Việt

(II) (Ud 64) 2. KINH ĐẠO SĨ TÓC BỆN

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi, tại Ðông Viên, lâu đài mẹ của Migàra. Lúc bấy giờ Thế Tôn vào buổi chiều, từ độc cư thiền tịnh đứng dậy và đến ngồi tại một ngôi nhà nhỏ phía cửa ngoài.

Rồi vua Pasenadi nước Kosala đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Lúc bấy giờ bảy vị bện tóc, bảy vị Ni-kiền Tử, bảy vị lõa thể, bảy vị mặc một y và bảy vị du sĩ, với nách đầy lông, với móng tay dài, mang các dụng cụ khất sĩ, đã đi ngang qua Thế Tôn không xa bao nhiêu.

Rồi vua Pasenadi nước Kosala, từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp y một bên vai, quỳ xuống trên đầu gối tay mặt, chấp tay hướng về bảy vị bện tóc, bảy vị Ni-kiền Tử, bảy vị lõa thể, bảy vị mặc một y và bảy vị du sĩ ấy, nói lên ba lần tên của mình: "Thưa chư Tôn giả, con là vua Pasenadi nước Kosala!".

Rồi vua Pasenadi nước Kosala, khi bảy vị bện tóc, bảy vị Ni-kiền Tử, bảy vị Ni-kiền Tử, bảy vị lõa thể, bảy vị mặc một y, và bảy vị du sĩ ấy đã đi ngang qua không bao lâu, liền đi đến Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, vua Pasenadi nước Kosala bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, có phải những Tôn giả ấy là những vị A-la-hán trên đời này, hay là những vị đang đi trên con đường hướng đến đạo quả A-la-hán?

- Thưa Ðại vương, khi Ðại vương còn là cư sĩ trong khi còn sống với gia đình, thọ hưởng dục lạc, bị vợ con trói buộc, quen dùng các loại chiên đàn ở xứ Kàsi, trang sức với vòng hoa, hương thơm, dầu sáp, thọ hưởng vàng và bạc thời Ðại vương thật khó biết được các vị ấy là bậc A-la-hán hay là bậc đang đi con đường hướng đến A-la-hán quả. Thưa Ðại vương, chính phải cộng trú mới biết được giới đức của một người và như vậy phải trong một thời gian dài không thể ít ngày được, phải có tác ý không phải không có tác ý; phải có trí tuệ không phải với ác tuệ. Thưa Ðại vương, chính phải có liên hệ mới biết được sự thanh liêm của một người, phải trong một thời gian dài không thể ít ngày được, phải có tác ý, không phải không có tác ý, phải có trí tuệ không phải với ác tuệ. Thưa Ðại vương, chính trong thời gian bất hạnh biết được sự trung kiên của một người, phải trong một thời gian dài không thể ít ngày được; phải có tác ý, không phải không tác ý; phải có trí tuệ, không phải với ác tuệ. Thưa Ðại vương, chính phải đàm luận biết được trí tuệ của một người, và như vậy phải trong một thời gian dài không thể ít ngày được; phải có tác ý, không phải không tác ý, phải có trí tuệ, không phải với ác tuệ.

- Thật là hy hữu, bạch Thế Tôn! Thật là kỳ diệu, bạch Thế Tôn, khi Thế Tôn đã khéo nói như sau: "Thưa Ðại vương, khi Ðại vương còn là cư sĩ... không phải với ác tuệ". Bạch Thế Tôn, có những trinh thám này của con những người trinh sát sau khi đi trinh sát mặt nước, chúng đến con. Trước hết họ báo cáo rồi con mới đúc kết. Bạch Thế Tôn, ở đây những người ấy sau khi tẩy sạch bụi và nhớp, sau khi tắm rửa và xoa dầu, sau khi chải sạch râu tóc, mặc áo vải trắng, chúng được hầu hạ săn sóc và cho thọ hưởng năm dục công đức.

Rồi Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên bài kệ này:

2. Phải siêng năng cố gắng,
Tại bất cứ chỗ nào,
Chớ trở thành là người
Thuộc vào con người khác,
Chớ có sống ỷ lại,
Nương tựa vào ngưòi khác,
Chớ sống nghề buôn bán,
Ðem pháp để kiếm lời.


II. Thảo Luận:   TT Giác Đẳng điều hợp.
1. TT Tuệ Quyền thảo luận câu hỏi số 1
2. ĐĐ Pháp Tín thảo luận câu hỏi số 2
3. TT Pháp Đăng thảo luận câu hỏi số 3
4. TT Tuệ Siêu thảo luận câu hỏi số 4
5. TT Tuệ Quyền thảo luận câu hỏi số 5
6. TT Pháp Đăng thảo luận câu hỏi số 6
7. TT Giác Đẳng thảo luận câu hỏi số 7



 III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Tại sao chúng ta thường hời hợt trong cách nhận định về người khác? 
a. Vì thiếu khả năng chuyên môn để đánh giá 
 b. Không đủ thời gian để lượng định
 c. Không thu thập đủ dữ kiện để kết luận
 d. Cả ba câu trên

TT Tu Quyn cho đáp án câu  1 là D

Câu hỏi 2. Trong Trung Bộ Kinh có Phật ngôn: Chỉ khi nào vị tỳ kheo thiếu thốn những nhu yếu mà vẫn kiên tâm tu tập thì Như Lai mới gọi là vị có giới hạnh và chánh trí. Ý nghĩa nào dưới đây tương ưng với lời dạy đó: 
a. Đi tu mà chưa trải qua ách nạn thì chưa gọi là tu
 b. Phải thân cận lâu ngày trãi qua nhiều hoàn cảnh mới biết được thực chất giới đức của một người 
 c. Tu thì phải khổ mới đúng là tu  
 d. Không nên tin tưởng vào những người tu hành trừ khi thấy họ đã trãi qua nhiều thử thách

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án câu 2 là B

 Câu hỏi 3. Tại sao có liên hệ mới biết sự thanh liêm thật sự một người? 
a. Không qua lại thì khó biết một người ưa vụ lợi 
 b. Có những tham ô mà người ngoại cuộc khó biết 
 c. Lấy lửa thử vàng, lấy vàng thử lòng người 
 d. Cả ba câu trên đều đúng

TT PháĐăng cho đáp án câu số 3 là

Câu hỏi 4. Câu "trong hoạn nạn mới biết ai là người kiên trung" cho chúng ta những điểm hợp lý sau đây: 
a. Phần đông "phù thịnh không phù suy 
 b. Người người thật sự trung kiên thường ít phô trương
 c. Hai câu trên đều đúng 
 d. Hai câu trên đều sai 

TT Tu Siêu cho đáp án câu 4 là C

Câu hỏi 5. Tại sao đàm luận biểu lộ trí tuệ của người thông minh?
 a. Có đàm luận mới có mổ xẻ 
 b. Có đàm luận mới có tỷ giảo 
 c. Có đàm luận mới nhìn vấn đề khách quan hơn 
 d. cả ba câu trên đều đúng

TT Tu Quyn cho đáp án câu 5 là D

Câu hỏi số 6. Câu nào dưới đây đồng nghĩa với hiện tượng 'tu giả hiệu":
 a. Buôn thần bán thánh 
 b. Treo đầu heo bán thịt chó  
c. Chiếc áo không làm nên thầy tu  
 d. Câu a và b đúng

TT PháĐăng cho đáp án câu 6 là D

câu hỏi 7. Chi tiết nào dưới dây đúng về vua Pasenadi (Ba tư nặc)?
a. Trị vì vương quốc Kosala (Kiều Tát La)
 b. Sẽ là một trong 10 vị Phật toàn giác đương lai
 c. Có kinh đô là thành Thất La Phiệt
 d. Cả ba câu trên đều đúng

TT GiáĐẳng cho đáp án câu số  là D


No comments:

Post a Comment